Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021- Trường THCS Trần Cao Vân

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 72748

    Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?

    • A.27,64 gam
    • B.43,90 gam
    • C.34,56 gam
    • D.56,34 gam
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 72751

     Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là

    • A.270
    • B.229,5
    • C.243,0
    • D.256,5
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 72753

    Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha thành 500ml dung dịch saccarozơ 1M?

    • A.85,5 gam
    • B.171 gam
    • C.342 gam
    • D.684 gam
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 72755

    Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?

    • A.6,75 gam
    • B.13,5 gam
    • C.7,65 gam
    • D.6,65 gam
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 72761

    Tính chất vật lí của xenlulozơ là gì?

    • A.Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.
    • B.Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.
    • C.Chất rắn, không màu, tan trong nước.
    • D.Chất rắn màu trắng, không tan trong nước.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 72763

    Chọn câu nói đúng?

    • A.Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
    • B.Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
    • C.Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
    • D.Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 72766

    Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

    • A.[C6H7O2(OH)3]n.
    • B.[C6H8O2(OH)3]n.
    • C.[C6H7O3(OH)3]n.
    • D.[C6H5O2(OH)3]n.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 72772

    Phương trình hóa học sau thể hiện quá trình nào sau đây?

    6nCO+  5nH2O (clorophin, as)→ (C6H10O5)n + 6nO2

    • A.quá trình hô hấp.
    • B.quá trình quang hợp.
    • C.quá trình khử.
    • D.quá trình oxi hoá.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 72778

    Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử nào?

    • A.Dung dịch brom.
    • B.Dung dịch iot.
    • C.Dung dịch phenolphtalein.
    • D.Dung dịch Ca(OH)2.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 72783

    Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng nào?

    • A.với axit H2SO4.
    • B.với kiềm.
    • C.với dd iot.
    • D.thuỷ phân.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 72787

    Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

    • A.Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.
    • B.Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
    • C.Hoà tan từng chất vào nước nóng và thử với dung dịch iot.
    • D.Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 72791

    Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

    • A.Tinh bột
    • B.Chất béo
    • C.Protein
    • D.Etyl axetat
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 72794

    Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về điểm nào?

    • A.Công thức phân tử
    • B.Tính tan trong nước lạnh
    • C.Phản ứng thuỷ phân
    • D.Cấu trúc phân tử
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 72796

    Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:

    • A.Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai
    • B.Đều là polime thiên nhiê
    • C.Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ
    • D.B,C đều đúng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 72798

    Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozơ, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

    • A.Dung dịch iot.
    • B. Dung dịch axit.
    • C.Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3.
    • D.Phản ứng với Na.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 72800

    Chọn câu đúng trong các câu sau:

    • A.Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước
    • B.Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước
    • C.Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng
    • D.Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 72801

    Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

    • A.261,43 gam.
    • B.200,8 gam.
    • C.188,89 gam.
    • D.192,5 gam.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 72802

    Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?

    • A.1382716 lít.
    • B.1382600 lít.
    • C.1402666 lít.
    • D.1382766 lít.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 72803

    Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

    • A.360 gam
    • B.270 gam
    • C.285 gam
    • D.300 gam
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 72804

    Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là

    • A.Este và nước.
    • B.Hỗn hợp amino axit.
    • C.Chất bay hơi có mùi khét.
    • D.Các axit béo.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 72805

    Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố nào?

    • A.Cacbon, hiđro.
    • B.Cacbon, oxi.
    • C.Cacbon, hiđro, oxi.
    • D.Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 72806

    Protein được tạo từ chất nào?

    • A.Các amino axit.
    • B.Các axit amin.
    • C.Các axit hữu cơ.
    • D. Các axit axetic.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 72807

    Chọn nhận xét đúng?

    • A.Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
    • B.Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên.
    • C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.
    • D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit axetic tạo nên.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 72809

    Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

    • A.sự oxi hóa.
    • B.sự khử.
    • C.sự cháy.
    • D.sự đông tụ
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 72811

    Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

    • A.sự oxi hóa.
    • B.sự khử.
    • C.sự cháy.
    • D. sự đông tụ
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 72812

    Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng gì?

    • A.Kết tủa.
    • B. Đông tụ.
    • C.Sủi bọt khí.
    • D. Không có hiện tượng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 72813

    Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

    • A.gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.
    • B.đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
    • C.dùng quỳ tím.
    • D.dùng phản ứng thủy phân.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 72814

    Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

    • A.tinh bột.
    • B.saccarozơ.
    • C.glucozơ.
    • D. protein.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 72815

    Trùng hợp 22,4 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

    • A.2,24 gam
    • B. 4,48 gam
    • C.2,80 gam
    • D.3,36 gam
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 72816

    Khái niệm đúng về polime là gì?

    • A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn.
    • B.Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn.
    • C.Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng.
    • D.Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?