Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021 Trường THPT Lạc Hồng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 195722

    Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua nội dung nào?

    • A.Đàm phán.
    • B.Thỏa thuận.
    • C.Hồ sơ lao động.
    • D.Hợp đồng lao động.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 195723

    Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với những người lao động có điều kiện gì?

    • A.Có bằng tốt nghiệp đại học.
    • B.Có thâm niên công tác trong nghề.
    • C.Có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
    • D.Có hiểu biết và lòng yêu nghề.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 195724

    Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

    • A.Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
    • B.Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
    • C.Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
    • D.Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 195725

    Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

    • A.Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.
    • B.Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.
    • C.Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
    • D.Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 195726

    Khi biết con mình là chị Y có tình cảm yêu đương với anh B, mẹ chị Y đã kịch liệt phản đối vì gia đình anh B theo tôn giáo còn gia đình chị Y thì không, sợ sau này chị Y sẽ khổ. Hành vi của mẹ chị Y đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các đơn vị nào?

    • A.Gia đình.
    • B.Tôn giáo.
    • C.Dân tộc.
    • D.Công dân.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 195727

    Ông A đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh, đi khám mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?

    • A.Mời thầy bói về nhà yểm bùa.
    • B.Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh.
    • C.Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật.
    • D.Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 195728

    Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?

    • A.Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.
    • B.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
    • C.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
    • D.Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 195729

    Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng chặn đường đánh đập và đe dọa chị M. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?

    • A.Ông X, anh K và anh H.
    • B.Ông X và anh K.
    • C.Ông X và anh H.
    • D.Anh K và anh H.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 195730

    Cho rằng đàn bò nhà anh S vào phá nát ruộng lúa nhà mình, bà B đã chửi rủa khiến anh S tức giận dùng gậy đánh bà B phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.Bất khả xâm phạm về thân thể.
    • B.Tự do ngôn luận.
    • C.Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
    • D.Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 195731

    Nghi ngờ A lấy điện thoại của M nên Y đã tung tin về việc A là người thiếu trung thực lên mạng xã hội. Ngày hôm sau, A nhờ B và C chặn đánh Y và M để trả thù khiến M bị thương. H thấy vậy can ngăn A nhưng bị A chửi rủa, cho rằng bênh vực Y, M là không đúng. Trong tình huống này, ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

    • A.M và Y.
    • B.B, C và Y.
    • C.A, B, C và M.
    • D.A và Y.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 195732

    Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Do anh M chống đối quyết liệt nên anh B đã đẩy mạnh khiến anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T là bố anh M đã thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B, nhốt và bỏ đói trong kho chưa đồ suốt hai ngày khiến cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

    • A.Anh M và anh B.
    • B.Ông T, anh M và anh B.
    • C.Anh M và anh T.
    • D.Anh B, ông T và anh K.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 195733

    Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng bên cạnh. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.Bất khả xâm phạm về thân thể.
    • B.Được bảo mật thông tin liên ngành.
    • C.Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
    • D.Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 195734

    Trên đường đi học, X bị hai thanh niên trêu ghẹo. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

    • A.Chửi và đánh lại những thanh niên đó.
    • B.Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi.
    • C.Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho.
    • D.Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 195735

    Bác đưa thư đến gửi bưu phẩm cho chị A nhưng chị đi vắng, B là em gái ở nhà nhận thay. B định mở ra xem bên trong có gì. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

    • A.Không quan tâm vì đây không phải việc của mình.
    • B.Khuyên B nên dừng lại vì làm như vậy là vi phạm pháp luật.
    • C.Im lặng, vì B là người của chị A nên không sao.
    • D.Cùng B kiểm tra xem bên trong có gì.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 195736

    Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau. Trong lúc T đi hỏi lớp, M đã tìm cách lấy được thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
    • B.Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản.
    • C.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
    • D.Quyền bí mật riêng tư của mỗi cá nhân.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 195737

    P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.Quyền bí mật riêng tư của công dân.
    • B.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
    • C.Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
    • D.Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 195738

    Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm, bà T đã chửi bới và cùng con gái xông vào nhà em C để lục soát. Bố mẹ em C cản không được đã tức giận đánh bà T và con gái bà khiến cả hai bị thương tích nhẹ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

    • A.Em C và bố mẹ C.
    • B.Bố mẹ C.
    • C.Bà T và con gái.
    • D.Bà T, con gái bà T và em C.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 195739

    Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện trong quan hệ nào dưới đây?

    • A.Cung – cầu.
    • B.Cạnh tranh.
    • C.Kinh tế.
    • D.Sản xuất.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 195740

    Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

    • A.Nộp thuế.
    • B.Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
    • C.Tự chủ đăng kí kinh doanh.
    • D.Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 195741

    Theo quy định về quyền tự do kinh doanh, mỗi công dân đều được phép .........

    • A.Thành lập doanh nghiệp tư nhân.
    • B.Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
    • C.Thay đổi mặt hàng kinh doanh tùy thích.
    • D.Tự chủ đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 195742

    Nội dung nào dưới đây biểu hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

    • A.Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
    • B.Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.
    • C.Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
    • D.Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 195743

    Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là gì?

    • A.Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
    • B.Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
    • C.Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
    • D.Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 195744

    Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước, công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là gì?

    • A.Văn hóa
    • B.Pháp luật
    • C.Tiền tệ
    • D.Đạo đức
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 195745

    Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào nội dung gì?

    • A.Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
    • B.Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
    • C.Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp
    • D.Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 195746

    Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

    • A.Tỉ giá ngoại tệ
    • B.Thuế
    • C.Lãi suất ngân hàng
    • D.Tín dụng
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 195747

    Anh X là người ít nói, chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con nhưng mỗi lần uống rượu say anh lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Trong trường hợp này, anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?

    • A.Gia đình.
    • B.Nhân thân.
    • C.Tình cảm.
    • D.Tài sản.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 195748

    Mỗi lần con ốm, hai vợ chồng anh Y luôn thay nhau thức đêm để chăm con. Vợ chồng anh Y đã thể hiện bình đẳng trong quan hệ gì?

    • A.Với con.
    • B.Tài sản.
    • C.Tình cảm.
    • D.Nhân thân.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 195749

    Do ham mê cờ bạc, anh Z đã mang sổ đỏ của gia đình đi cầm để lấy tiền cá độ bóng đá mà vợ anh Z không hề hay biết. Anh Z đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?

    • A.Kinh tế.
    • B.Nhân thân.
    • C.Tài sản.
    • D.Tiền bạc.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 195750

    Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái?

    • A.Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.
    • B.Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.
    • C.Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.
    • D.Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 195751

    Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhà chồng nhưng chị G không đồng ý. Bố mẹ anh D là ông bà S rất không hài lòng, muốn G nghỉ việc ở nhà để chăm lo cho gia đình. Hơn thế nữa, anh D lại tự ý bán chiếc xe máy riêng của chị G vốn đã có từ trước khi kết hôn khiến chị G vô cùng chán nản. Thương con gái bị gia đình nhà chồng đối xử tệ bạc, bố mẹ chị G đã đến chửi rủa anh D, nhờ chị Y đăng bài nói xấu để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Trong tình huống này, ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

    • A.Anh D, chị G.
    • B.Anh D và chị Y.
    • C.Ông bà S.
    • D.Anh D.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?