Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT Phạm Ngũ Lão

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 19951

    Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động ............

    • A.Có động cơ và không ngừng sáng tạo
    • B.Có mục đích và không ngừng sáng tạo
    • C.Có kế hoạch và không ngừng sáng tạo
    • D.Có tổ chức và không ngừng sáng tạo
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 19952

    Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là gì?

    • A.Lao động
    • B.Thực tiễn
    • C.Cải tạo
    • D.Nhận thức
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 19953

    Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 19954

    Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?

    • A.Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình
    • B.Làm cho mọi người gần gũi nhau
    • C.Nền tảng đạo đức gia đình
    • D.Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 19955

    Nghĩa vụ là gì?

    • A.Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân này đối với cá nhân khác trong xã hội
    • B.Nghĩa vụ là trách nhiệm của cộng đồng đối với yêu cầu lợi ích chung của xã hội
    • C.Nghĩa vụ là bổn  phận của cá nhân đối với cộng đồng của xã hội
    • D.Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 19956

    Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

    “Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển  toàn diện là . . . . .  . . . cao cả của chủ nghĩa xã hội”.

    • A.nguyên tắc
    • B.điều kiện
    • C.lý do
    • D.mục tiêu
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 19957

    Các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng nhất?

    • A.Con người thay đổi lịch sử với sự trợ giúp của các vị thần.
    • B.Các vị thần đã quyết định sự biến đổi của lịch sử.
    • C.Chỉ có cá nhân kiệt xuất mới làm nên lịch sử.
    • D.Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động theo các quy luật khách quan.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 19958

    Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực ..........

    • A.Sống thiện
    • B.Sống tự lập
    • C.Sống tự do
    • D.Sống tự tin
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 19959

    Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

    • A.Lá lành đùm lá rách
    • B.Ăn cháo đá bát
    • C.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
    • D.Một miếng khi đói bằng gói khi no
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 19960

    Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

    • A.Lá lành đùm lá rách
    • B.Học thầy không tày học bạn
    • C.Có chí thì nên
    • D.Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 19961

    Theo quan điểm triết học Mac – Lenin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người?

    • A.Chọn lọc tự nhiên
    • B.Cuộc sống quần cư thành bầy đàn
    • C.Phát triển khoa học
    • D.Lao động
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 19962

    Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người?

    • A.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần
    • B.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật
    • C.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất
    • D.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 19963

    Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

    • A.Vịnh Hạ Long
    • B.Truyện Kiều của Nguyễn Du
    • C.Phương tiện đi lại
    • D.Nhã nhạc cung đình Huế
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 19964

    Lịch sử loài người được hình thành khi nào?

    • A.Con người tạo ra tiền tệ
    • B.Con người biết sáng tạo ra các giá trị tinh thần
    • C.Chúa tạo ra Adam và Eva
    • D.Con người biết chế tạo ra công cụ lao động
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 19965

    Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội?

    • A.Nhu cầu khám phá tự nhiên
    • B.Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn
    • C.Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp
    • D.Nhu cầu lao động
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 19966

    Chủ thể nào sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần?

    • A.Thần linh
    • B.Các nhà khoa học
    • C.Do tự nhiên ban cho
    • D.Con người
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 19967

    Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được ...........

    • A.Quan tâm
    • B.Chăm sóc
    • C.Tôn trọng
    • D.Yêu thương
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 19968

    Con người tạ ra các giá trị tinh thần dựa trên cơ sở nào?

    • A.Sự mách bảo của thần linh
    • B.Bản năng sinh tồn của con người
    • C.Các quy luật tự nhiên
    • D.Đời sống sinh hoạt hằng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh…
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 19969

    Các cuộc cách mạng có vai trò nào dưới đây?

    • A.Thay thế phương thức sản xuất
    • B.Xóa bỏ áp bức, bóc lột
    • C.Thiết lập giai cấp thống trị
    • D.Thay đổi cuộc sống
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 19970

    Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là gì?

    • A.Chiến tranh biên giới
    • B.Cải tạo xã hội
    • C.Thay đổi chế độ xã hội
    • D.Các cuộc cách mạng xã hội
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 19971

    Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng(………) trong văn bản dưới đây:

    • A.hội nhập nhanh chóng
    • B.phát triển thuận lợi
    • C.nhanh chóng phát triển
    • D.phát triển bền vững
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 19972

    Chọn câu trả lời đầy đủ nhất: Các chức năng cơ bản của gia đình là gì?

    • A.Duy trì nòi giống, kinh tế, nuôi dưỡng và giáo dục con cái
    • B.Duy trì nòi giống, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng con cái
    • C.Chăm lo nuôi dạy con nên người
    • D.Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình,nuôi dạy và giáo dục con cái
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 19974

    Vợ chồng bình đẳng với nhau, nghĩa là gì?

    • A.Vợ và chồng bình đẳng theo pháp luật
    • B. Vợ và chồng làm việc và hưởng thụ như nhau
    • C.Vợ và chồng có nghĩa vụ giống nhau trong gia đình
    • D.Vợ và chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 19976

    Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây:

    “Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân……cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.”

    • A.nhắc nhở mình
    • B.điều chỉnh suy nghĩ của mình
    • C.suy xét hành vi của mình
    • D.điều chỉnh hành vi của mình
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 19978

    Xây dựng giờ học tốt, đó là biểu hiện của nội dung nào sau đây?

    • A.Hạnh phúc.
    • B.Sự hợp tác.
    • C.Sống nhân nghĩa.
    • D.Pháp luật
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 19980

    “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, là câu nói của ai?

    • A.Hồ Chí Minh.
    • B.Phạm Văn Đồng.
    • C.Trường Chinh.
    • D.Lê Duẩn.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 19982

    Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm nào?

    • A.Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.
    • B.Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.
    • C.Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.
    • D.Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 19984

    Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là gì?

    • A.con người được tự do làm theo ý mình
    • B.con người được phát triển tự do
    • C.con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do
    • D.con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và được tự do phát triển toàn diện cá nhân.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 19986

    Chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng(…………) trong văn bản dưới đây :

    “Đạo đức giúp cá nhân  năng lực và ý thức ………, tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc , đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại “

    • A.sống tự giác, sống gương mẫu
    • B.tự hoàn thiện mình
    • C.sống thiện, sống tự chủ
    • D.sống thiện, sống có ích
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 19988

    Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống?

    • A.Các quy định mang tính bắt buộc của nhà nước
    • B.Các quy ước, thoả thuận đã có
    • C.Các nề nếp, thói quen  xác định
    • D.Các quy tắc, chuẩn mực xác định

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?