Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 32222
Tại sao trong không khí lại có độ ẩm?
- A.Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.
- B.Do không khí chứa nhiều mây.
- C. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
- D.Do mưa rơi xuyên qua không khí.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 32223
Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình ( TB) năm là bao nhiêu?
- A.Từ 201 - 500 mm.
- B.Từ 501- l.000mm.
- C.Từ 1.001 - 2.000 mm.
- D.Trên 2.000 mm.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 32225
Tính chất của các mùa trong năm thể hiện rất rõ ở đới khí hậu nào?
- A.Hàn đới.
- B.Nhiệt đới.
- C.Cận nhiệt đới.
- D.Ôn đới.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 32227
Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng có tên gọi là gì?
- A.Tín phong.
- B.gió Tây ôn đới.
- C.gió phơn tây nam.
- D.gió Đông cực.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 32229
Một ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 25oC, lúc 13 giờ được 29oC và lúc 21 giờ được 27oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A.25oC.
- B.26oC.
- C.27oC.
- D.28oC.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 32232
Nhiệt độ không khí thay đổi theo điều kiện nào?
- A.Theo độ cao.
- B.Gần biển hoặc xa biển.
- C.Theo vĩ độ.
- D.Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 32233
Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm như thế nào?
- A.tập trung phần lớn ô dôn.
- B.không khí rất đặc.
- C.nằm trên tầng đối lưu.
- D.không khí cực loãng.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 32235
Trong tầng đối lưu trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi bao nhiêu?
- A.0,3°C.
- B.0,4°C.
- C.0,5°C.
- D.0,6°C.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 32237
Loại khoáng sản kim loại màu gồm những kim loại nào?
- A.đồng, chì, kẽm.
- B. crôm, titan, mangan.
- C. than đá, sắt, đồng.
- D.apatit, đồng, vàng.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 32239
Trong lớp vỏ của Trái Đất thì các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ
- A.lớn và rất phân tán.
- B. nhỏ và rất phân tán.
- C.nhỏ và khá tập trung.
- D. lớn và khá tập trung.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 32241
Dụng cụ nào dùng để tính lượng mưa rơi ở một địa phương và đo độ ẩm của không khí ?
- A.Nhiệt kế và khí áp kế
- B.Áp kế và vũ kế
- C.Ẩm kế và vũ kế
- D.Vũ kế và khí áp kế
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 32243
Trên bề mặt Trái Đất phân thành bao nhiêu loại khí áp?
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 32245
Ta phải đặt nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu khi đo nhiệt độ không khí?
- A.cách mặt đất 3m
- B.cách mặt đất 4m
- C.cách mặt đất 5m
- D.cách mặt đất 2m.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 32247
Đỉnh núi phan-xi-pang Việt Nam cao 3143m nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 30°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là:
- A.11,1°C
- B.11,5°C
- C.12°C
- D.12,2°C
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 32249
Các tầng khí quyển sắp xếp lần lượt từ trên xuống là:
- A.đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu
- B. tầng cao của khí quyển bình lưu, đối lưu
- C.tầng cao của khí quyển đối lưu, bình lưu
- D.bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 32251
Dựa vào yếu tố nào mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm?
- A.tính chất và công dụng
- B.công dụng và màu sắc
- C.tính chất và màu sắc
- D.tính chất và đặc tính
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 32254
Ở nước ta mở than tập trung chủ yếu ở:
- A.Quảng Ninh
- B.Quảng Nam
- C.Quảng Bình
- D.Quảng Trị
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 32257
Những nơi tập trung khoáng sản gọi là:
- A.vùng khoáng sản
- B.mỏ khoáng sản
- C.miền khoáng sản
- D.điểm khoáng sản
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 32260
Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:
- A.từ 80km trở lên
- B.không khí cực loãng.
- C.không có quan hệ với đời sống con người
- D.Có quan hệ mật thiết với đời sống con người
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 32262
Mặt Trời là nguồn cung cấp chính:
- A.nhiệt và bức xạ nhiệt cho Trái Đất
- B.nhiệt và mưa nhiệt cho Trái Đất
- C.nhiệt và ánh sáng nhiệt cho Trái Đất
- D. nhiệt và ẩm nhiệt cho Trái Đất
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 32264
Ở miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:
- A.Gió mùa đông Bắc
- B.Gió mùa tây Nam
- C.Gió biển – đất
- D. Gió núi và gió thung lũng
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 32266
Trái đất chúng ta có dạng hình gì?
- A.Hình tròn
- B.Hình vuông
- C.Hình cầu
- D.Hình bầu dục
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 32268
Kinh tuyến Tây là:
- A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
- B.Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
- C.Nằm phía dưới xích đạo.
- D.Nằm phía trên xích đạo.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 32270
Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:
- A.Kinh tuyến Đông.
- B.Kinh tuyến Tây.
- C.Kinh tuyến 180o.
- D.Kinh tuyến gốc.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 32272
Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?
- A.181
- B.182
- C.180
- D. 179
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 32275
Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
- A.360
- B. 361
- C.180
- D.181
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 32276
Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
- A.Vị trí thứ 3
- B.Vị trí thứ 5
- C.Vị trí thứ 9
- D.Vị trí thứ 7
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 32278
Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là:
- A.Sông Thái Bình, sông Đà
- B.Sông Cả, sông Đà Nẵng
- C.Sông Cửu Long, sông Hồng
- D.Sông Mã, sông Đồng Nai
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 32280
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
- A.Từ 300 – 400m
- B.Từ 400- 500m
- C.Từ 200 – 300m
- D.Trên 500m
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 32283
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết đồng bằng nào dưới đây được gọi là đồng bằng bào mòn?
- A.Đồng bằng A-ma-dôn
- B.Đồng bằng sông Cửu Long
- C.Đồng bằng châu Âu
- D.Đồng bằng Hoàng Hà