Câu hỏi Trắc nghiệm (19 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 31060
Vật không phải là vật sống là:
- A. Cây chuối
- B.Con dao
- C.Con gà
- D.Cây đào
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 31061
Thực vật khác động vật ở đặc điểm là:
- A.Có khả năng sinh sản
- B.Lớn lên
- C.Tự tổng hợp được chất hữu cơ
- D.Có sự trao đổi chất với môi trường
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 31064
Tế bào có hình dạng nhất định là nhờ:
- A.Vách tế bào
- B.Nhân
- C.Màng sinh chất
- D.Lục lạp
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 31067
Ở thực vật, loại mô giúp cây lớn lên là:
- A.Mô mềm
- B.Mô phân sinh
- C. Mô nâng đỡ
- D.Mô bì
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 31070
Loại rễ biến đổi thành giác mút có ở:
- A.Cây trầu không
- B.Cây tầm gửi
- C.Cây bần
- D.Cây khoai mì
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 31073
Ở thực vật, có 2 loại rễ chính là:
- A.Rễ cọc và rễ chùm
- B.Rễ cái và rễ con
- C.Rễ cọc và rễ con
- D.Rễ chùm và rễ phụ
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 31076
Cây có rễ chùm là:
- A.Cây mận
- B. Cây mít
- C.Cây bắp
- D.Cây me
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 31079
Ở rễ, miền có chức năng giúp rễ dài ra là:
- A.Miền trưởng thành
- B.Miền sinh trưởng
- C.Miền hút
- D.Miền chóp rễ
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 31082
Nhóm thân leo bao gồm:
- A.Thân quấn, thân bò
- B.Thân cỏ, thân cuốn
- C.Thân cuốn, thân quấn
- D.Thân cỏ, thân gỗ
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 31085
Trong các loại thân cây, loại thân chậm dài nhất là:
- A.Thân gỗ
- B.Thân leo
- C.Thân cỏ
- D.Thân bò
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 31088
Cành mang hoa hoặc hoa trên cây được phát triển từ:
- A.Thân chính
- B.Chồi ngọn
- C. Chồi nách
- D.Gốc rễ
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 31091
Loại thân biến dạng để chứa chất dự trữ cho cây là:
- A.Thân mọng nước
- B.Thân củ
- C. Thân rễ
- D.Thân củ và thân rễ
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 31094
Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì:
- A.Có mạch vận chuyển các chất
- B.Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng
- C.Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
- D.Có ruột chứa chất dự trữ
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 31097
Rễ thở thường gặp ở những cây:
- A.Mọc ở vùng đồi núi
- B.Trồng trong chậu
- C.Mọc trên đất
- D.Ở nơi bị ngập nước
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 31100
Khi trồng các loại cây rau, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích:
- A.Làm tăng chồi non trên cây
- B.Làm tăng số hoa trên cây
- C.Làm giảm chồi lá trên cây
- D.Làm giảm số hoa trên cây
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 31102
Để có tác dụng tốt, việc bấm ngọn ở cây trồng nên thực hiện vào lúc:
- A.Sau khi thu hoạch
- B.Sau khi cây ra hoa
- C.Trước khi cây ra hoa
- D.Khi cây bắt đầu lớn
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 31104
Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 31120
Hãy trình bày thí nghiệm chứng tỏ mạch gỗ trong thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 31123
Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.