Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 7 năm học 2019-2020 trường THCS Ngô Quyền

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 40110

    Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:

    Gương ………có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song 

    • A.cầu lõm     
    • B. nào cũng đều
    • C.cầu lồi   
    • D.phẳng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 40111

    Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng 

    • A. song song     
    • B.phân kì
    • C.hội tụ     
    • D.bất kì
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 40112

    Phát biểu nào dưới đây là đúng? 

    • A.ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo 
    • B.ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo
    • C.ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được 
    • D.ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 40113

    Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ mọt góc 88o. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu? 

    • A.44o  
    • B.46o
    • C.88o     
    • D.2o
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 40114

    Chọn câu trả lời đầy đủ nhất

    Gương cầu lõm có thể tạo ra: 

    • A.ảnh ảo, lớn hơn vật 
    • B.ảnh thật
    • C.ảnh ảo lớn hơn vật khi đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương 
    • D.ảnh hứng được trên màn chắn
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 40115

    Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu? 

    • A.Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt 
    • B.ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương
    • C.ở trước gương 
    • D.ở trước gương và nhìn vào vật
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 40116

    Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là: 

    • A.Gương phẳng 
    • B.Gương cầu lồi
    • C.Gương cầu lõm   
    • D.Tất cả đều đúng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 40117

    Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

    Gương cầu lồi có mặ phản xạ là mặt…………. 

    • A.Ngoài của một phần mặt cầu 
    • B.Trông của một phần mặt cầu
    • C.Cong 
    • D.Lồi
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 40118

    Đối với gương phẳng, vùng quan sát được 

    • A.Không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt 
    • B.Không phụ thuộc vào vị trí đặt gương
    • C.Phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương 
    • D.Phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 40119

    Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng? 

    • A.Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng 
    • B.Ta không thế thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.
    • C.Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương 
    • D.Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 40120

    Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45o thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: 

    • A.30o    
    • B.45o
    • C.60o      
    • D. 90o
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 40121

    Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 30o. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: 

    • A.30o    
    • B.45o
    • C.60o     
    • D.15o
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 40122

    Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:

    Gương soi thường dùng có mặt gương là :

    • A.Mặt phẳng     
    • B.Nhẵn bóng
    • C.Mặt tạo ra ảnh 
    • D.Một mặt phẳng, nhẵn bóng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 40123

    Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là 

    • A.Vùng tối 
    • B.Vùng nửa tối
    • C.Cả vùng tối lẫn vùng nửa tối 
    • D.Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 40124

    Bóng tối là: 

    • A.Chỗ không có ánh sáng chiếu tới. 
    • B.Một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
    • C.Vùng tối sau vật cản. 
    • D.Phần có màu đen trên màn.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 40125

    Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là chùm tia: 

    • A.Song song    
    • B.Hội tụ
    • C.Phân kì    
    • D.Không song song, hội tụ hay phân kì
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 40126

    Phát biểu nào dưới đây sai? 

    • A.Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ 
    • B.Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ
    • C.Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng 
    • D.Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 40127

    Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? 

    • A.Mặt Trời      
    • B.Mặt Trăng
    • C.Ngọn nến đang cháy     
    • D.Cục than gỗ đang nóng đỏ
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 40128

    Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?

    Chọn câu trả lời sai 

    • A.vật phát ra ánh sáng 
    • B.vật phải được chiếu sáng
    • C. vật không phá sáng mà cũng không được chiếu sáng 
    • D.vật phải đủ lớn và không cách mắt quá xa
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 40129

    Ảnh của một ngọn nến (đặt sát gương cầu lõm) nhìn thấy trong một gương cầu lõm treo thẳng đứng là ảnh gì, có đặc điểm như hế nào? 

    • A.ảnh ảo, lớn hơn vật 
    • B.ảnh thật, ngược chiều vật
    • C.ảnh ảo, nhỏ hơn vật 
    • D. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 40130

    Gương có tác dụng biến đổi một chùm tia tới hội tụ thành chùm tia phản xạ song song gương gì? 

    • A.Gương phẳng      
    • B.Gương cầu lồi
    • C.Gương cầu lõm     
    • D. Cả ba loại gương
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 40131

    Chọn câu trả lời sai

    Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích các hiện tượng 

    • A.sự tạo thành vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối 
    • B.sự tạo thành bóng tối và bóng nửa tối
    • C.nhật thực và nguyệt thực 
    • D.sự tạo thành cầu vồng
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 40132

    Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’? 

    • A.ảnh A’ cao hơn ảnh B’ 
    • B.ảnh B’ cao hơn ảnh A’
    • C.hai ảnh cao bằng nhau 
    • D.không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 40133

    Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ôtô, xe máy vì: 

    • A.ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật 
    • B.gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe
    • C.vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lổi .
    • D.gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 40134

    Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai? 

    • A.ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn .
    • B.ảnh trong gương là không trực tiếp sờ nắn được
    • C.ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chắn 
    • D.có thể dùng máy ảnh để chụp hình viên phấn ở trong gương
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 40135

     Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là 

    • A.ảnh ảo, hứng được trên màn chắn 
    • B.ảnh ảo mắt không thấy được
    • C.ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn 
    • D. một vật sáng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 40136

    Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì vùng quan sát: 

    • A.Mở rộng ra 
    • B.Thu hẹp lại
    • C.Không đổi 
    • D.Mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 40137

    Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? 

    • A.5m 
    • B.1,25m
    • C.2,5m 
    • D.1,6m
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 40138

    Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 60o. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu? 

    • A.90o    
    • B.60o
    • C.45o    
    • D.30o
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 40139

    Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 30o thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: 

    • A.30o      
    • B.60o
    • C.90o   
    • D.120o

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?