Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Đào Duy Anh

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 88776

    Câu phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức từ.
    • B.Các đường sức điện trường không cắt nhau.
    • C.Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
    • D.Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 88778

    Hai điện tích q1 < 0 và q2 > 0 với \(\left| {{q_2}} \right| > \left| {q{}_1} \right|\)  lần lượt đạt tại A và B như hình vẽ (I là trung điểm của AB).

    Điểm M có độ lớn điện trường tổng hợp do hai điện tích này gây ra bằng 0 nằm trên

    • A.AI.               
    • B. IB.           
    • C.By.       
    • D. Ax.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 88780

    Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này

    • A.cùng dương.         
    • B.cùng âm.
    • C.cùng độ lớn và cùng dấu.            
    • D.cùng độ lớn và trái dấu.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 88782

    Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = qEd. Trong đó d là

    • A.Chiều dài MN.
    • B.Chiều dài đường đi của điện tích.
    • C.Đường kính của quả cầu tích điện.
    • D.Hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 88783

    Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện tường đều A = qEd thì d là gì? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắc đúng.

    • A.d là chiều dài của đường đi.
    • B. d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.
    • C. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.
    • D.d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 88785

    Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

    • A.Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
    • B.Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
    • C.Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
    • D.Cả ba hiện tường nhiễm điện nêu trên.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 88787

    Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra?

    • A.Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.
    • B.Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.
    • C.Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
    • D.Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 88789

    Đưa một thanh kim loại trung hòa về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

    • A.có hai nửa điện tích trái dấu.    
    • B.tích điện dương.
    • C.tích điện âm.      
    • D.trung hòa về điện.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 88791

    Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (xem hình vẽ).

    Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào đây?

    • A.Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.
    • B.Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.
    • C.Hai quả cầu không nhiễm điện.
    • D.Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 88793

    Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. ta thấy nhanh nhựa hút cả hai vật M và N. tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra?

    • A.M và N nhiễm điện cùng dấu.
    • B.M và N nhiễm điện trái dấu.
    • C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.
    • D.Cả M và N đều không nhiễm điện.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 88795

    Tua giấy nhiễm điện q và tua giấy khác nhiễm điện q’ . Một thước nhựa K hút cả q lẫn q’. Hỏi K nhiễm điện thế nào?

    • A.K nhiễm điện dương.
    • B.K nhiễm điện âm.
    • C.K không nhiễm điện.
    • D.Không thể xảy ra hiện tượng này.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 88797

    Hãy giải thích tại sao các xe xitec chở dầu người ta phải lắp một chiếc xích sắt chạm xuống đất? Khi xe chạy vỏ thùng nhiễm điện, có thể làm nảy sinh tia lửa điện và bốc cháy. Vì vậy, người ta phải làm một chiếc xích sắt nối vỏ thùng với đất.

    • A.Điện tích xuất hiện sẽ theo sợi dây xích truyền xuống đất.
    • B.Điện tích xuất hiện sẽ phóng tia lửa điện theo sợi dây xích truyền xuống đất.
    • C.Điện tích xuất hiện sẽ đốt nóng thùng và nhiệt theo sợi dây xích truyền xuống đất.
    • D.Sợi dây xích đưa điện tích từ dưới đất lên làm cho thùng không nhiễm điện.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 88799

    Treo một sợi tóc trước màn hình của một máy thu hình (tivi) chưa hoạt động. Khi bật tivi thì thành thủy tinh ở màn hình

    • A.Nhiễm điện nên nó hút sợi dây tóc.
    • B.Nhiễm điện cùng dấu với sợi dây tóc nên nó đẩy sợi dây tóc.
    • C.Không nhiễm điện nhưng sợi dây tóc nhiễm điện âm nên sợi dây tóc duỗi thẳng.
    • D.Không nhiễm điện nhưng sợi dây tóc nhiễm điện dương nên sợi dây tóc duỗi thẳng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 88801

    Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm E = F/q thì F và q là gì?

    • A.F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
    • B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
    • C.F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.
    • D.F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 88802

    Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm?

    • A.Điện tích Q.               
    • B.Điện tích thử q.
    • C.Khoảng cách r từ Q đến q.                  
    • D.Hằng số điện môi của môi trường.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 88804

    Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?

    • A.Niutơn.    
    • B.Culông.                  
    • C. vôn nhân mét. 
    • D. vôn trên mét.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 88806

    Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một điện tích điểm vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?

    • A.Hình 1. 
    • B.Hình 2.            
    • C.Hình 3.     
    • D.Hình 4.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 88808

    Những đường sức điện nào vẽ ở hình dưới là đường sức của điện trường đều?

    • A.Hình 1.    
    • B.Hình 2.         
    • C.Hình 3.            
    • D.không hình nào.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 88810

    Hình ảnh đường sức điện nào ở hình vẽ ứng với các đường sức của một điện tích điểm âm?

    • A. Hình 1.         
    • B.Hình 2.              
    • C.Hình 3.         
    • D.không hình nào.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 88812

    Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng.

    • A.A là điện tích dương, B là điện tích âm.
    • B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.
    • C.Cả A và B là điện tích dương.
    • D.Cả A và B là điện tích âm.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 88814

    Ba điện tích điểm \({q_1} = + {2.10^{ - 8}}C\) nằm tại điểm A, \({q_2} = + {4.10^{ - 8}}C\)  nằm tại điểm B và \({q_3} = - 0,684.10{}^{ - 8}C\) nằm tại điểm C. Hệ thống nằm cân bằng trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C lần lượt là EA, EB và EC. Chọn phương án đúng.

    • A.\({E_A} > {E_B} = {E_C}.\)
    • B.\({E_A} > {E_B} > {E_C}.\)
    • C. \({E_A} < {E_B} = {E_C}.\)     
    • D.\({E_A} = {E_B} = {E_C}.\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 88816

    Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích.

    Các điện tích đó là

    • A.Hai điện tích dương.
    • B.Hai điện tích âm.
    • C.Một điện tích dương, một điện tích âm.
    • D.Không thể có các đường sức có dạng như thế.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 88817

    Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt.

    • A.Các điện tích cùng độ lớn.
    • B.Các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.
    • C.Các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.
    • D.Các điện tích cùng dấu.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 88819

    Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm \( + 4.10{}^{ - 9}C\)  gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong chân không.

    • A.144 kV/m.               
    • B.14,4 kV/m.   
    • C.288 kV/m
    • D.28,8 kV/m.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 88821

    Một điện tích điểm \(Q = - {2.10^{ - 7}}C,\) đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi \(\varepsilon = 2.\) Véc tơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm B với AB = 7,5 cm có

    • A.Phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn \(2,{5.10^5}\) V/m.
    • B.Phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn  \(1,{6.10^5}\)V/m.
    • C.Phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn  \(2,{5.10^5}\)V/m.
    • D.Phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn \(1,{6.10^5}\) V/m.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 88823

    Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một posielectron \(\left( { + e = 1,6.10{}^{ - 19}C} \right)\) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?

    • A. \(3,{2.10^{ - 21}}N,\) hướng thẳng đứng từ trên xuống.
    • B. \(3,{2.10^{ - 21}}N,\) hướng thẳng đứng từ dưới lên.
    • C. \(3,{2.10^{ - 17}}N,\) hướng thẳng đứng từ trên xuống.
    • D. \(3,{2.10^{ - 17}}N,\) hướng thẳng đứng từ dưới lên.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 88825

    Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m = 0,1 g, được treo ở đầu một sợi dây chỉ mảnh, trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường \(E = {10^3}V/m.\)  Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng một góc 14o . Tính độ lớn điện tích của quả cầu. Lấy  \(g = 10m/{s^2}.\)

    • A.0,176 µC        
    • B.0,276 µC            
    • C.0,249  µC  
    • D.0,272µC
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 88827

    Một vật hình cầu, có khối lượng riêng của dầu là \({D_1} = 8\left( {kg/{m^3}} \right),\) có bán kính R = cm, tích điện q, nằm lơ lửng trong không khí trong đó có một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn E = 500 V/m. Khối lượng riêng của không khí là \({D_2} = 1,2\left( {kg/{m^3}} \right).\) Gia tốc trọng trường là \(g = 9,8\left( {m/{s^2}} \right).\) Chọn phương án đúng.

    • A.q = -0,652µC         
    • B.q = -0,558µC
    • C.q = +0,652 µC   
    • D. q = +0,558µC
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 88829

    Một electron chuyển động với vận tốc ban đầu \({2.10^6}m/s\)  dọc theo một đường sức điện của một điện trường đều được một quãng đường 1 cm thì dừng lại. Điện tích của electron là \( - 1,{6.10^{ - 19}}C,\) khối lượng của electron là  \(9,{1.10^{ - 31}}\)kg. Xác định độ lớn cường độ điện trường.

    • A.1137,5 V/m.        
    • B.144 V/m.   
    • C.284 V/m.     
    • D. 1175 V/m.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 88831

    Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và E. Nếu EA = 900 V/m, EM = 100 V/m và M là trung điểm của AB thì EB gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.160 V/m.        
    • B.450 V/m.      
    • C.120 V/m.         
    • D.50 V/m.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 88833

    Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM, EB. Nếu EA = 96100 V/m, EB = 5625 V/m và MA = 2MB thì EM gần nhất với giá trị nào sau đây?

     

    • A.10072 V/m.      
    • B.22000 V/m.   
    • C.11200 V/m.        
    • D.10500 V/m.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 88835

    Trong không gian có ba điểm OAB sao cho \(OA \bot OB\) và M là trung điểm cuae AB. Tại điểm O đặt điện tích Q. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM, và EB. Nếu EA = 10000 V/m, EB = 8000 V/m thì EM bằng

    • A.14400 V/m.        
    • B.22000 V/m.   
    • C.11200 V/m.     
    • D.17778 V/m.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 88837

    Một điện tích điểm Q đặt tại đỉnh O của tam giác đều OMN. Độ lớn cường độ điện trường của Q gây ra tại M và N đều bằng 750 V/m. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ M đến N. Hỏi số chỉ lớn nhất của thiết bị trong quá trình chuyển động là bao nhiêu?

    • A.800 V/m.         
    • B.1000 V/m.        
    • C.720 V/m.          
    • D.900 V/m.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 88839

    Tại O đặt một điện tích điểm Q. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ từ A đến C theo một đường thẳng số chỉ của nó tăng từ E đến 25E/9 rồi lại giảm xuống E. Khoảng cách AO bằng:

    • A.\(AC/\sqrt 2 .\)
    • B.\(AC/\sqrt3\)
    • C.0,625AC.  
    • D.AC/1,2.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 88841

    Ba điểm thẳng hàng theo thứ tự O, A, B và một điểm N sao cho tam giác MAB vuông cân tại A. Một điện tích điểm Q đặt tại O thì độ lớn cường độ điện trường do nó gây ra tại A và B lần lượt là 25600 V/m và 5625 V/m. Độ lớn cường độ điện trường do Q gây ra tại M gần giá trị nào nhất sau đây?

    • A.11206 V/m.           
    • B.11500 V/m.       
    • C.15625 V/m.            
    • D.11200 V/m.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 88843

    Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 8g, mang một điện tích q = +90 nC được treo vào một sợi dây chỉ nhẹ cách điện có chiều dài l Đầu kia của sợi chỉ được buộc vào điểm cao nhất của một vòng dây tròn bán kính R = 10 cm, tích điện Q = +90 nC (điện tích phân bố ddeuf trên vòng dây) đặt cố định trong mặt phẳng thẳng đứng trong không khí. Biết m nằm cân bằng trên trục của vòng dây và vuông góc với mặt phẳng vòng dấy. Lấy \(g = 10m/{s^2}.\) Tính l.

    • A.9 cm.         
    • B.7,5 cm.        
    • C.4,5 cm.        
    • D.8 cm.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 88845

    Một thanh kim loại mảnh AB có chiều dài L = 10 cm, tích điện q = +2 nC, đặt trong không khí. Biết điện tích phân bố đều theo chiều dài của thanh. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng AB kéo dài về phía A và cách A một đoạn a = 5 cm. Độ lớn cường độ điện trường do thanh gây ra tại điểm M là

    • A.1000 V/m.         
    • B.2400 V/m.      
    • C.1800 V/m. 
    • D.1200 V/m.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 88847

    Trong không khí, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AC = 2,2AB. Nếu đặt tại A một điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại B là E. Nếu đặt tại B một điện tích điểm 1,8Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A và C lần lượt là EB và EC. Giá trị của (EA + EC) là

    • A.4,65E.            
    • B.3,05E.       
    • C.2,8E.           
    • D. 2,6E.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 88849

    Tại điểm O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là E. Trên tia vuông góc với OA tại điểm A có điểm B cách A một khoảng 8 cm. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5 cm và góc MOB có giá trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại M là 1,92E thì điện tích điểm tại O phải tăng thêm.

    • A.2Q.              
    • B.3Q.            
    • C. 6Q.      
    • D.5Q.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 88851

    Một thanh kim loại AB có chiều dài 2L, điện tích q > 0, đặt trong không khí. Biết điện tích phân bố đều theo chiều dài của thanh. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng đi qua trung điểm O của AB và vuông góc với thanh sao cho MO = a. Độ lớn cường độ điện trường do thanh gây ra  tại điểm M là

    • A.\(\frac{{2kq}}{{a\left( {L + a} \right)}}.\)
    • B.\(\frac{{kq}}{{a\sqrt {{L^2} + {a^2}} }}.\)
    • C.  \(\frac{{kq}}{{a\sqrt {{L^2} + 4{a^2}} }}.\)    
    • D.\(\frac{{kq}}{{a\left( {L + a} \right)}}.\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?