Đề thi giữa HK1 môn Toán Đại 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Hiền

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 1102

    Cho mệnh đề chứa biến P: “x+1 < 4”. Tìm x để được mệnh đề đúng. 

    • A.x = 2
    • B.x = 3
    • C.x = 4
    • D.x = 5
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 1105

    Mệnh đề nào sau đây là sai?

    • A.30 chia hết cho 6   
    • B.9 + 1 =10
    • C.2 < 4
    • D.12+13=56
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 1108

    Phủ định của mệnh đề P: “9 chia hết cho 3” là mệnh đề nào sau đây?

    • A. 3 chia hết 9
    • B.9 không chia hết cho 3
    • C.9 là bội số của 3
    • D.3 không chia hết cho 9
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 1111

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

    • A.Để tứ giác là một hình vuông, điều kiện cần và đủ là nó có bốn cạnh bằng nhau
    • B.Để tổng hai số tự nhiên chia hết cho 7, điều kiện cần và đủ là mỗi số đó chia hết cho 7
    • C.Để cả 2 số a và b đều dương, điều kiện cần là ab > 0
    • D.Để một số nguyên chia hết cho 3, điều kiện đủ là nó chia hết cho 9
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 1114

    Cho mệnh đề “Nếu tứ giác là một hình thoi thì  tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho?

    • A.Điều kiện đủ để tứ giác là hình thoi là tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn
    • B.Điều kiện đủ để tứ giác nội tiếp được một đường tròn là tứ giác đó là hình thoi
    • C. Điều kiện đủ để tứ giác là hình thang cân là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau
    • D.Cả A, B đều đúng
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 1116

    Cho mệnh đề “Nếu tứ giác là một hình thoi thì  tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho?

    • A.Điều kiện đủ để tứ giác là hình thoi là tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn
    • B.Điều kiện đủ để tứ giác nội tiếp được một đường tròn là tứ giác đó là hình thoi
    • C. Điều kiện đủ để tứ giác là hình thang cân là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau
    • D.Cả A, B đều đúng
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 1119

    Tập S={qQ|25q49q2=0} có bao nhiêu phần tử?

    • A.4
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 1123

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

    • A.{1}[1;52]
    • B.2(2;6)
    • C.1[1;52]
    • D.4[3;5]
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 1126

    Cho A là tập hợp gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 14, B là tập hợp gồm các số nguyên tố nhỏ hơn 10. Vậy AB là tập hợp nào dưới đây?

    • A.{2; 3; 5; 7}
    • B.{5; 7}
    • C.{1; 3; 5; 7}
    • D.{3; 5; 7}
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 1128

    Cho A là tập hợp gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10, B là tập hợp gồm các số nguyên tố nhỏ hơn 5. Vậy AB là tập nào dưới đây?

    • A.{2; 3; 5; 7}
    • B.{5; 7}
    • C.{1; 3; 5; 7}
    • D.{2}
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 1131

    Mỗi học sinh của lớp 10A1 đều biết chơi đá cầu hoặc cầu lông, biết rằng có 25 em biết chơi đá cầu, 30 em biết chơi cầu lông, 15 em biết chơi cả hai . Hỏi lớp 10A1 có bao nhiêu em?

    • A.10
    • B.40
    • C.15
    • D.25
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 1134

    Cho tập hợp A = {0;1;2;3;4} và B = {0;2;4;6;8}. Hỏi tập hợp (A∖B) ∪ (B∖A) có bao nhiêu phần tử?

    • A.7
    • B.4
    • C.10
    • D.3
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 1137

    Cho tập hợp A. Tìm mệnh đề SAI trong các mệnh đề sau ?

    • A.A ∩ ∅ = ∅.
    • B.∅ ⊂ A
    • C.A ∈ {A}
    • D.A ∈ {A}
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 1140

    Cho tập hợp A = {x ∈ R| 2 ≤ x < 5}. Xác định phần bù của tập hợp A trong R.

    • A.[5; +∞)
    • B.(−∞; 2) ∪ [5; +∞)
    • C.(−∞; 2)
    • D.(−∞; 2] ∪ (5; +∞)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 1142

    Trong các tập sau đây, tập nào là tập con của tập nào

    A = {1; 2; 3}

    B = {n ∈ N |n < 4}

    C = (0; +∞)

    D = {x ∈ R ∣2x 2 − 7x + 3 = 0}

    • A.A ⊂ B
    • B.C ⊂ A
    • C.C ⊂ D
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 1145

    Kết quả của phép toán: (−4; 2] ∩ [0; 4) bằng bao nhiêu?

    • A.[0; 2]
    • B.(-4; 4)
    • C.[2; 4)
    • D.[-4; 4)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 1148

    Tìm m để (1; m] ∩ (2; +∞) ≠ ∅

    • A.m < 2
    • B.m > 2
    • C.m ≤ 2
    • D.m ≥ 2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 1151

    Viết tập A gồm các phần tử x thỏa mãn điều kiện {x3x+10x<0 dưới dạng tập số

    • A.A = [0; 1)
    • B.A = [-1; 0)
    • C.A = [-1; 1)
    • D.A = [1; 0)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 1154

    Cho các tập hợp A = (−∞; m) và B = [3m − 1; 3m + 3]. Tìm m để CRA ∩ B ≠ ∅

    • A.m > -1,5 
    • B.m ≤ -1,5
    • C.m ≥ -1,5
    • D.m < -1,5
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 1157

    Hàm số nào dưới đây đồng biến trên tập R?

    • A.y = −2 + 3x
    • B.y=2x
    • C.y=x+3
    • D.y = -x +2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 1160

    Cho hàm số y = f(x) xác định trên các đoạn [-7 ; 7], đồ thị của nó là các đoạn thẳng được biểu diễn bởi hình bên. Khẳng định nào sau đây sai?

    • A.Hàm số nghịch biến trên khoảng (-7 ; 7)
    • B.Hàm số đại giá trị nhỏ nhất  trên khoảng (−7; 7) là -4
    • C.Hàm số là hàm hằng trên đoạn [-7; -3]
    • D.f(x)=43x,x[3;3]
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 1162

    Cho hàm số f(x) = |-5x|. Khẳng định nào sau đây sai?

    • A.f(2) = 10
    • B.f(-1) = 5
    • C.f(-2) = 10
    • D.f(15)=1
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 1163

    Cho hàm số y = f (x) = |x + 2018| + |x − 2018|. Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

    • A.Đồ thị hàm số y = f(x) nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
    • B.Hàm số y = f(x) là hàm số chẵn
    • C.Đồ thị hàm số y = f(x) nhận  trục tung làm trục đối xứng
    • D.Có tập xác định là R
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 1164

    Cho hàm số y = f(x) = 4 -3x. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A. Hàm số đồng biến trên (;43)
    • B.Hàm số nghịch biến trên (43;+)
    • C.Hàm số nghịch biến trên R
    • D. Hàm số đồng biến trên (34;+)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 1165

    Cho hàm số y = 2mx − m − 1 (d). Tìm m để đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 2).

    • A.m < 3
    • B.m = - 3
    • C.m = 3
    • D.Không tồn tại
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 1166

    Cho hàm số y = f(x) có TXĐ là [-3; 3] và có đồ thị như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt
    • B.Hàm số đồng biến trên khoảng (-3; 1) và (1; 4)
    • C.Hàm số nghịch biến trên khoảng (-2; 1)
    • D.Hàm số đồng biến trên khoảng (-3; -1) và (1; 3)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 1167

    Hình vẽ sau đây là đồ thị của hàm số nào?

    • A.y = x - 2
    • B.y = -x - 2
    • C.y = -2x - 2
    • D.y = 2x - 2
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 1168

    Tọa độ đỉnh của parabol (P) : y = −x 2 + 2x − 3 bằng bao nhiêu?

    • A.(1; -2)
    • B.(-2; 3)
    • C.(-1; 2)
    • D.(2; -3)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 1169

    Bảng biến thiên sau là của hàm số nào?

    • A.y = x 2 + 2x − 1
    • B.y = x 2 − 2x + 2
    • C.y = 2x 2 − 4x + 4
    • D. y = −3x 2 + 6x − 1
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 1170

    Cho hàm số y = ax 2 + bx + c có đồ thị như hình dưới đây. Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A.a > 0, b = 0, c > 0
    • B.a > 0, b < 0, c > 0
    • C.a > 0, b > 0, c > 0 
    • D.a < 0, b > 0, c > 0

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?