Đề thi giữa HK1 môn Toán 12 năm 2020 trường THPT Lý Tự Trọng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 113779

    Gọi M, N là giao điểm của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + 1}}{{x - 2}}\) và đường thẳng d: y = x + 2. Hoành độ trung điểm I của đoạn MN là bao nhiêu?

    • A.\( - \dfrac{5 }{2}\)
    • B.\( -\dfrac {1 }{ 2}\)
    • C.1
    • D.\(\dfrac{1 }{ 2}\).
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 113780

    Tâm đối xứng của đồ thị hàm số nào sau đây cách gốc tọa độ một khoảng lớn nhất?

    • A.\(y = \dfrac{{2x - 1}}{ {x + 3}}\)      
    • B.\(y =\dfrac {{1 - x} }{ {1 + x}}\)
    • C.\(y = 2{x^3} - 3{x^2} - 2\)     
    • D.\(y =  - {x^3} + 3x - 2\).
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 113781

    Cho hàm số \(f(x) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\). Mệnh đề nào sau đây sai?

    • A.Đồ thị hàm số luôn có điểm đối xứng.
    • B.Đồ thị hàm số luôn cắt trục hoành
    • C.Hàm số luôn có cực trị.
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) =  + \infty \).
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 113782

    Cho hàm số \(y = \dfrac{{x - 1} }{ {x + 2}}\) có đồ thị (C). Tiếp tuyến của (C) tại giao điểm của (C) với trục hoành có phương trình là:

    • A.y = 3x 
    • B.y = x – 3   
    • C.y = 3x – 3
    • D.\(y = \dfrac{1 }{ 3}(x - 1)\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 113783

    Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

    • A.Hàm số có giá trị cực tiểu bằng 2
    • B.Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và giá trị cực tiểu tại x = 2
    • C.Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 2 và giá trị nhỏ nhất bằng – 2
    • D.Hàm  số có ba điểm cực trị
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 113784

    Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x}}{{x - 2}}\).

    • A.2y – 1= 0
    • B.2x – 1 = 0
    • C.x – 2 = 0
    • D.y – 2 = 0
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 113785

    Cho hàm số \(y = \dfrac{1 }{ 4}{x^4} - 2{x^2} + 3\). Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - 2;0),\,(2; + \infty )\)
    • B.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; - 2),\,(0;2)\)
    • C.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ;0)\)
    • D.Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 2),\,\,(2; + \infty )\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 113786

    Đồ thị sau đây là của hàm số nào?

    • A.\(y = \dfrac{{2x - 3}}{{2x - 2}}\)
    • B.\(y = \dfrac{x}{{x - 1}}\)
    • C.\(y = \dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}\)
    • D.\(y = \dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 113787

    Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \dfrac{{3x - 1}}{ {x - 3}}\) trên đoạn [0 ; 2]

    • A.\( -\dfrac {1 }{ 3}\)
    • B.– 5
    • C.5
    • D.\(\dfrac{1 }{3}\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 113788

    Hàm số \(y =\dfrac {1 }{ 3}{x^3} - 2{x^2} + 3x - 1\) nghịch biến trên khoảng nào trong những khoảng sau đây?

    • A.(1 ; 4)
    • B.(1 ; 3)
    • C.(-3 ; -1)
    • D.(- 1 ; 3)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 113789

    Hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 3x + 5} \). Tính y’(1) được:

    • A.3
    • B.\({1 \over 6}\)
    • C.\({5 \over 6}\)
    • D.\({3 \over 2}\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 113790

    Cho \(m \in N*\),chọn kết luận đúng:

    • A.\({\left( {{5 \over 4}} \right)^m} > {\left( {{6 \over 5}} \right)^m} > 1\) 
    • B.\({\left( {{5 \over 4}} \right)^m} < {\left( {{6 \over 5}} \right)^m} < 1\)
    • C.\({\left( {{5 \over 4}} \right)^m} < 1 < {\left( {{6 \over 5}} \right)^m}\)
    • D.\(1 < {\left( {{5 \over 4}} \right)^m} < {\left( {{6 \over 5}} \right)^m}\).
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 113791

    Cho số nguyên dương \(n \ge 2\), số a được gọi là căn bậc n của số thực b nếu:

    • A.\({b^n} = a\)
    • B.\({a^n} = b\)
    • C.\({a^n} = {b^n}\)
    • D.\({n^a} = b\).
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 113792

    Chọn mệnh đề sai:

    • A.\({\log _a}{a^b} = b\)
    • B.\({\log _a}{a^b} = {a^b}\)
    • C.\({a^{{{\log }_a}b}} = b\)
    • D.\({a^{{{\log }_a}b}} = {\log _a}{a^b}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 113793

    Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào sai?

    • A.\({\log _{0,5}}a > {\log _{0,5}}b\,\,\, \Leftrightarrow \,\,a > b > 0\).
    • B.\(\log x < 0\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,0 < x < 1\).
    • C.\({\log _2}x > 0\,\, \Leftrightarrow \,\,\,x > 1\).
    • D.\({\log _{{1 \over 3}}}a = {\log _{{1 \over 3}}}b\,\,\, \Leftrightarrow \,\,a = b > 0\,\).
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 113794

    Bất phương trình mũ \({1 \over {{3^x} + 5}} \le {1 \over {{3^{x + 1}} - 1}}\) có tập nghiệm là bao nhiêu?

    • A.\( - 1 < x \le 1\).
    • B.\({1 \over 3} < x \le 3\).
    • C.\( - 1 \le x \le 1\).
    • D.\(0 \le x \le 1\).
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 113795

    Rút gọn biểu thức \(P = {{{a^2}b.{{(a{b^{ - 2}})}^{ - 3}}} \over {{{({a^{ - 2}}{b^{ - 1}})}^{ - 2}}}}\)

    • A.\(P = {a^3}{b^9}\)
    • B.\(P = {\left( {{b \over a}} \right)^5}\)
    • C.\(P = {\left( {{b \over a}} \right)^3}\)
    • D.\(P = {\left( {{a \over b}} \right)^5}\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 113797

    Cho hàm số \(y = {x^{{1 \over 4}}}(10 - x)\,,\,\,x > 0\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Hàm số nghịch biến trên (0 ; 2).
    • B.Hàm số nghịch biến trên khoảng \((5; + \infty )\).
    • C.Hàm số đồng biến trên \((2; + \infty )\).
    • D.Hàm số không có điểm cực trị.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 113799

    Rút gọn biểu thức \(p = \log {a \over b} + \log {b \over c} + \log {c \over d} - \log {{ay} \over {dx}}\)

    • A.1
    • B.\(\log {x \over y}\)
    • C.\({{\log y} \over x}\)
    • D.\(\log {{{a^2}y} \over {{d^2}x}}\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 113801

    Cho b > 1, sinx > 0, cosx > 0 và \({\log _b}\sin x = a\) Khi đó \({\log _b}\cos x\) bằng bao nhiêu?

    • A.\(\sqrt {1 - {a^2}} \)
    • B.\({b^{{a^2}}}\).
    • C.\(2{\log _b}(1 - {b^{{a \over 2}}})\)
    • D.\({1 \over 2}{\log _b}(1 - {b^{2a}})\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 113803

    Công thức tính thể tích của khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h

    • A.\(V = \dfrac{1}{2}Bh\)
    • B.\(V = Bh\)
    • C.\(V = \dfrac{1}{3}Bh\)
    • D.\(V = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}Bh\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 113806

    Có bao nhiêu loại khối đa diện đều?

    • A.20
    • B.3
    • C.12
    • D.5
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 113808

    Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a. Tính thể tích V của khối chóp đã cho.

    • A.\(V = \dfrac{{{a^3}}}{6}\)
    • B.\(V = \dfrac{{{a^3}}}{3}\)
    • C.\(V = {a^3}\)
    • D.\(V = \dfrac{{{a^3}}}{9}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 113810

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a. SA vuông góc với đáy; góc tạo bởi SC và (SAB) là 300 . Gọi E, F là trung điểm của BC và SD. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau DE và CF.

    • A.\(\dfrac{{3a\sqrt {13} }}{{13}}\)
    • B.\(\dfrac{{4a\sqrt {13} }}{{13}}\)
    • C.\(\dfrac{{a\sqrt {13} }}{{13}}\)
    • D.\(\dfrac{{2a\sqrt {13} }}{{13}}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 113812

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

    • A.Hình bát diện đều có 8 đình.
    • B.Hình bát diện đều có các mặt là bát giác đều.
    • C.Hình bát diện đều có các mặt là hình vuông.
    • D.Hình bát diện đều là đa diện đều loại {3; 4}.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 113814

    Cho khối chóp có 20 cạnh. Số mặt của khối chóp đó bằng bao nhiêu?

    • A.12
    • B.10
    • C.13
    • D.11
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 113816

    Hình lập phương có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

    • A.8
    • B.7
    • C.9
    • D.6
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 113818

    Thể tích khối bát diện đều có cạnh bằng a

    • A.\(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
    • B.\(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
    • C.\(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
    • D.\(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 113820

    Khối đa diện đều loại {4; 3} có bao nhiêu đỉnh?

    • A.10
    • B.6
    • C.8
    • D.4
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 113822

    Tính thể tích của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a

    • A.\(\dfrac{{\sqrt 2 }}{4}{a^3}\)
    • B.\(\dfrac{{\sqrt 2 }}{3}{a^3}\)
    • C.\(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}{a^3}\)
    • D.\(\dfrac{{\sqrt 3 }}{4}{a^3}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?