Đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2020 trường THPT Lê Quý Đôn

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 81179

    Giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = 3\sin x + 1\) là.

    • A.m = 4
    • B.m = -2 
    • C.m = 3 
    • D. m = 1
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 81180

    Tập xác định của hàm số \(y = f(x) = \dfrac{1}{{\sqrt {1 - sinx} }}\)

    • A.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • B.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • C.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • D.\(\phi \)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 81181

    Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {\sin ^2}x - 4\sin x - 5\) là:

    • A.- 9
    • B.0
    • C.9
    • D.- 8
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 81182

    Đồ thị hàm số nào dưới đây nhận trục tung làm trục đối xứng?

    • A.\(y = \sin x - \cos x\)
    • B.\(y = 2\sin x\)
    • C.\(y = 2\sin \left( { - x} \right)\)
    • D.\(y = - 2\cos x\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 81183

    Nghiệm của phương trình \(2{\sin ^2}x + \sin x\cos x - 3{\cos ^2}x = 0\) là:

    • A.\(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \); \(x = \arctan ( - \dfrac{3}{2}) + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
    • B.\(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
    • C.\(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \);\(x = \arctan ( - 3) + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
    • D.\(x = \arctan ( - \dfrac{3}{2}) + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 81184

    Phương trình lượng giác nào dưới đây có nghiệm là: \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

     

    • A.\(\cos 2x = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
    • B.\(\cot x = \sqrt 3\)
    • C.\(\tan x = \sqrt 3\)
    • D.\(\sin \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = - \dfrac{1}{2}\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 81185

    Giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = \sin x + \cos x\) là.

    • A.M = 2
    • B.\(M = 2\sqrt 2\)
    • C.M = 1
    • D.\(M = \sqrt 2 \)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 81186

    Nghiệm của phương trình \(\sin x = \cos x\) là:

    • A.\(x = \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \)
    • B.\(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \)
    • C.\(x = \dfrac{\pi }{4}\)
    • D.\(x = \dfrac{\pi }{4} + \dfrac{{k\pi }}{2}\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 81187

    Số tam giác xác định bởi các đỉnh của một đa giác đều 10 cạnh là:

    • A.120
    • B.240
    • C.720
    • D.35
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 81188

    Một bình chứa 16 viên bi với 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen, 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất lấy được 1 viên bi trắng, 1 viên bi đen, 1 viên bi đỏ.

    • A.\(\dfrac{1}{{560}}\)
    • B.\(\dfrac{1}{{16}}\)
    • C.\(\dfrac{9}{{40}}\)
    • D.\(\dfrac{{143}}{{240}}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 81189

    Cho tập \(A = \left\{ {0,1,2,3,4,5,6} \right\}.\)Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số và chia hết cho 5.

    • A.660
    • B.432
    • C.679
    • D.523
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 81190

    Trong khai triển \({\left( {3{x^2} - y} \right)^{10}}\) hệ số của số hạng chính giữa là:

    • A.\({3^4}.C_{10}^4\)
    • B.\(- {3^4}.C_{10}^4\)
    • C.\({3^5}.C_{10}^5\)
    • D.\(- {3^5}.C_{10}^5\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 81191

    Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 cuốn sách toán, 6 cuốn sách lý và 8 cuốn sách hóa lên một kệ sách sao cho các cuốn cách cùng một môn học thì xếp cạnh nhau, biết các cuốn sách đôi một khác nhau:

    • A.7.5!.6!.8!
    • B.6.5!.6!.8!
    • C.6.4!.6!.8!
    • D.6.5!.6!.7!
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 81192

    Gieo đồng tiền 2 lần. Xác suất để sau hai lần gieo thì mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần.

    • A.\(\dfrac{1}{4}\)
    • B.\(\dfrac{1}{2}\)
    • C.\(\dfrac{3}{4}\)
    • D.\(\dfrac{1}{3}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 81193

    Gieo một con súc sắc. Xác suất để mặt chấm chẵn xuất hiện là:

    • A.0,2
    • B.0,3
    • C.0,4
    • D.0,5
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 81194

    Có 3 nam và 3 nữ cần xếp ngồi vào một hàng ghế. Hỏi có mấy cách xếp sao cho nam, nữ ngồi xen kẽ:

    • A.72
    • B.74
    • C.76
    • D.78
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 81195

    Cho dãy số có các số hạng đầu là :\( - 2;0;2;4;6;....\)Số hạng tổng quát của dãy số này có dạng?

    • A.\({u_n} = - 2n\)
    • B.\({u_n} = ( - 2)(n + 1)\)
    • C.\({u_n} = ( - 2) + n\)
    • D.\({u_n} = ( - 2) + 2(n - 1)\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 81196

    Cho cấp số cộng \({u_n}\) có \({u_2} + {u_3} = 20,{u_5} + {u_7} = - 29\). Tìm \({u_1},d\)?

    • A.\({u_1} = 20;d = 7\)
    • B.\({u_1} = 20,5\,;d = - 7\)
    • C.\({u_1} = 20,5\,;d = 7\)
    • D.\({u_1} = - 20,5;d = - 7\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 81197

    Cho dãy số \(({u_n})\) xác định bởi  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_1} = 1}\\{{u_n} = 2{u_{n - 1}} + 3,\forall n \ge 2}\end{array}} \right.\) . Viết năm số hạng đầu của dãy?

    • A.1;5;13;28;61
    • B.1;5;13;29;61
    • C.1;5;17;29;61
    • D.1;5;14;29;61
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 81198

    Xét xem dãy số \(({u_n})\) với \({u_n} = 3n - 1\) có phải là cấp số nhân không? Nếu phải hãy xác định công bội.

    • A.q = 3
    • B.q = 2
    • C.q = 4
    • D.\(q = \emptyset \)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 81199

    Cho dãy số \(\left( {{y_n}} \right)\)xác định bởi \({y_1} = {y_2} = 1\)  và \({y_{n + 2}} = {y_{n + 1}} + {y_n},\,\,\forall n \in N*.\) Năm số hạng đầu tiên của dãy số đó là:

    • A.1,1,2,4,7
    • B.2,3,5,8,11
    • C.1,2,3,5,8
    • D.1,1,2,3,5
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 81200

    ho cấp số cộng \(({u_n})\) thỏa mãn: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_2} - {u_3} + {u_5} = 10}\\{{u_4} + {u_6} = 26}\end{array}} \right.\). Xác định công sai ?

    • A.3
    • B.5
    • C.6
    • D.4
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 81201

    Cho dãy số \(({u_n})\) có \({u_1} = \dfrac{1}{4};d = \dfrac{{ - 1}}{4}\). Khẳng định nào sau đây đúng ?

    • A.\({S_5} = \dfrac{5}{4}\)
    • B.\({S_5} = \dfrac{4}{5}\)
    • C.\({S_5} = - \dfrac{5}{4}\)
    • D.\({S_5} = - \dfrac{4}{5}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 81202

    Cho dãy số \(- 1;x;0,64\). Chọn x để dãy số đã cho theo thứ tự lập thành cấp số nhân

    • A. Không có giá trị nào của x
    • B.x = 0,008
    • C.x =  - 0,008
    • D.x = 0,004
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 81203

    Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phép dời hình?

    • A.Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng có độ dài gấp k lần đoạn thẳng ban đầu \(\left( {k \ne 1} \right)\)
    • B.Biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
    • C.Biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến tia thành tia.
    • D.Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng bảo toàn thứ tự của ba điểm đó.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 81204

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d:x - 2y - 5 = 0. Ảnh của đường thẳng d:x - 2y - 5 = 0 qua phép quay tâm O góc \(\frac{\pi }{2}\) có phương trình:

    • A.2x + y - 5 = 0
    • B.2x + y + 3 = 0
    • C.2x + 3y - 6 = 0
    • D.x - 2y + 4 = 0
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 81205

    Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 36\). Khi đó phép vị tự tỉ số k = 3 biến đường tròn \(\left( C \right)\) thành đường tròn \(\left( {C'} \right)\) có bán kính là:

    • A.108
    • B.6
    • C.18
    • D.12
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 81206

    Cho hai đường thẳng song song \({d_1}:2x - y + 6 = 0;\)\({d_2}:2x - y + 4 = 0\).

    Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \left( {a;\,b} \right)\) biến đường thẳng \({d_1}\) thành đường thẳng \({d_2}\). Tính 2a - b

    • A.4
    • B.- 4
    • C.2
    • D.- 2
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 81207

    Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, biết AB = 3; AC = 4. Phép dời hình biến A thành A’, biến H thành H’. Khi đó độ dài đoạn A’H’ bằng:

    • A.8
    • B.4
    • C.\(\frac{{12}}{5}\)
    • D.6
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 81208

    Phép biến hình nào dưới đây không phải là phép dời hình?

    • A.Phép tịnh tiến
    • B.Phép quay
    • C.Phép đồng nhất
    • D.Phép vị tự tỉ số \(k{\rm{ }}\left( {k \ne \pm 1} \right)\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?