Đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2020 trường THPT Đào Duy Từ

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 81209

    Với những giá trị nào của \(x\) thì giá trị của các hàm số tương ứng sau bằng nhau \(y = \tan 3x\) và \(\tan (\dfrac{\pi }{3} - 2x)\)

    • A.\(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{5},\,k \in \mathbb{Z}\)
    • B.\(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\pi ,\,k \in \mathbb{Z}\)
    • C.\(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{2},\,k \in \mathbb{Z}\)
    • D.\(x = \dfrac{\pi }{5} + k\dfrac{\pi }{5},\,k \in \mathbb{Z}\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 81210

    Tìm m để phương trình \(\dfrac{{\cos x + 2\sin x + 3}}{{2\cos x - \sin x + 4}} = m\) có nghiệm.

    • A.\( - 3 \le m \le 2\) 
    • B.\(m > 2\)
    • C.\(m \ge  - 3\)
    • D.\(\dfrac{2}{{11}} \le m \le 2\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 81211

    Tìm nghiệm của phương trình  \(\sin x + \sqrt 3 \cos x = \sqrt 2\).

    • A.\(x =  - \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{5\pi }}{{12}} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)
    • B.\(x =  - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{3\pi }}{4} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)
    • C.\(x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)
    • D.\(x =  - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ,\;x =  - \dfrac{{5\pi }}{4} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 81212

    Chọn mệnh đề đúng

    • A.Hàm số \(y = \sin x\) có chu kỳ \(T = \pi \)
    • B.Hàm số \(y = \cos x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.
    • C.Hàm số \(y = \cos x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.
    • D.Hàm số \(y = \cot x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 81213

    Tìm nghiệm dương bé nhất của phương trình \(2{\sin ^2}x + 5\sin x - 3 = 0\).

    • A.\(x = \dfrac{\pi }{3}.\)
    • B.\(x = \dfrac{\pi }{{12}}.\)
    • C.\(x = \dfrac{\pi }{6}.\)
    • D.\(x = \dfrac{{5\pi }}{6}.\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 81214

    Hàm số nào sau đây có đồ thị không là đường hình sin?

    • A.\(y = \sin x\) 
    • B.\(y = \cos x\)
    • C.\(y = \sin 2x\) 
    • D.\(y = \cot x\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 81215

    Tìm tập xác định của hàm số\(y = f(x) = 2\cot (2x - \dfrac{\pi }{3}) + 1\).

    • A.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\) 
    • B.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • C.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • D.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{5\pi }}{{12}} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 81216

    Tìm nghiệm của phương trình \(\tan (x - \dfrac{\pi }{2}) = \sqrt 3 \)

    • A.\(x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k\pi \).
    • B.\(x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \).
    • C.\(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \).
    • D.\(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \).
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 81217

    Tìm tập nghiệm của phương trình \(\cos 3x =  - 1\).

    • A.\(\left\{ { - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.\) 
    • B.\(\left\{ {\pi  + k2\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
    • C.\(\left\{ {\dfrac{\pi }{3} + \dfrac{{k2\pi }}{3}|k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)   
    • D.\(\left\{ {\dfrac{{k2\pi }}{3}|k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 81218

    Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn.

    • A.\(y = \sin \left| {2016x} \right| + c{\rm{os}}2017x\).    
    • B.\(y = 2016\cos x + 2017\sin x\).
    • C.\(y = \cot 2015x - 2016\sin x\). 
    • D.\(y = \tan 2016x + \cot 2017x\).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 81219

    Cho các chữ số 1, 2, 3, …,9. Từ các số đó có thể lập được bao nhiêu số chẵn gồm 4 chữ số khác nhau và không vượt quá 2011.

    • A.168
    • B.170
    • C.164
    • D.172
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 81220

    Trong khai triển \({\left( {2x - 1} \right)^{10}}\), hệ số của số hạng chứa \({x^8}\) bằng bao nhiêu?

    • A.-11520
    • B.45
    • C.256
    • D.11520
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 81221

    Một liên đoàn bóng đá có 10 đội, mỗi đội phải đá 4 trận với mỗi đội khác, 2 trận sân nhà và 2 trận sân khách. Số trận đấu được sắp xếp là:

    • A.180
    • B.160
    • C.90
    • D.45
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 81222

    Một hộp đựng 4 bi xanh và 6 bi đỏ. Lần lượt rút 2 viên bi. Xác suất để rút được một bi xanh và 1 bi đỏ là:

    • A.\(\dfrac{2}{{15}}\)
    • B.\(\dfrac{6}{{25}}\)
    • C.\(\dfrac{8}{{25}}\)
    • D.\(\dfrac{4}{{15}}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 81223

    Có 3 học sinh nữ và 2 học sinh nam. Ta muốn sắp xếp vào một bàn dài có 5 ghế ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp để 2 học sinh nam ngồi kề nhau:

    • A.48
    • B.42
    • C.58
    • D.28
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 81224

    Đội thanh niên xung kích của một trường phổ thông có 12 học sinh gồm 5 học sinh lớp A, 4 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp C. Cần chọn 4 học sinh đi làm nhiệm vụ sao cho 4 học sinh này không thuộc quá 2 trong 3 lớp trên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như vậy:

    • A.4123
    • B.3452
    • C.225
    • D.446
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 81225

    Rút một lá bài từ bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để được lá 10 hay lá át là

    • A.\(\dfrac{2}{{13}}\) 
    • B.\(\dfrac{1}{{169}}\)
    • C.\(\dfrac{4}{{13}}\)
    • D.\(\dfrac{3}{4}\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 81226

    Có 3 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng và 4 bông hồng đỏ (các bông hoa xem như đôi một khác nhau). Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một bó hoa gồm 7 bông biết các bông hoa được chọn tùy ý

    • A.268
    • B.136
    • C.120
    • D.170
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 81227

    Một đội văn nghệ có 15 người gồm 10 nam và 5 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách lập một nhóm đồng ca gồm 8 người, biết rằng nhóm đó có ít nhất 3 nữ:

    • A.3690
    • B.3120
    • C.3400
    • D.3143
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 81228

    Cho tập \(A = \left\{ {0,1,2,3,4,5,6} \right\}.\) Hỏi có thể lập được bao nhiêu chữ số có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 3.

    • A.114
    • B.144
    • C.146
    • D.148
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 81229

    Trong mặt phẳng Oxy, tìm ảnh của đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\) qua phép quay \({Q_{\left( {O,{{180}^0}} \right)}}\)

     

    • A.\(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 10\)
    • B.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 5\)
    • C.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\)
    • D.\(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 81230

    Trong mp Oxy cho (C): \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\). Phép tịnh tiến theo \(\vec v\left( {3; - 2} \right)\) biến (C) thành đường tròn nào?

    • A.\({\left( {x - 6} \right)^2} + {\left( {y - 9} \right)^2} = 9\)
    • B.\({x^2} + {y^2} = 9\)
    • C.\({\left( {x - 6} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 9\)
    • D.\({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 81231

    Giả sử phép dời hình \(f\) biến tam giác \(ABC\) thành tam giác A’B’C’. Xét các mệnh đề sau:

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.0
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 81232

    Cho \(\Delta ABC\) có trọng tâm G. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA. Phép vị tự nào sau đây biến \(\Delta ABC\) thành \(\Delta NPM\)?

    • A.\({V_{\left( {M,\frac{1}{2}} \right)}}\)
    • B.\({V_{\left( {A, - \frac{1}{2}} \right)}}\)
    • C.\({V_{\left( {G, - \frac{1}{2}} \right)}}\)
    • D.\({V_{\left( {G, - 2} \right)}}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 81233

    Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} = 4\) và đường thẳng \(d:x - y + 2 = 0\). Gọi M là điểm thuộc đường tròn (C) sao cho khoảng cách đến d là lớn nhất. Phép vị tự tâm O tỉ số \(k = \sqrt 2 \) biến điểm M thành điểm \(M'\) có tọa độ là?

    • A.\(\left( { - 2\,;\,2} \right)\)
    • B.\(\left( {2\,;\,2} \right)\)
    • C.\(\left( { - 2\,;\,2} \right)\)
    • D.\(\left( {2\,;\, - 2} \right)\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 81234

    Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Ảnh của tam giác COD qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow {BA} \) là:

    • A.\(\Delta OFE\)
    • B.\(\Delta COB\)
    • C.\(\Delta DOE\)
    • D.\(\Delta ODC\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 81235

    Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho 2 đường tròn (C) và (C’) có phương trình lần lượt là: \({x^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\) và \({x^2} + {y^2} - 2x + 2y = 23\). Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép đồng dạng tỉ số k, khi đó giá trị k là:

    • A.\(\frac{5}{2}\)
    • B.\(\frac{{23}}{4}\)
    • C.\(\frac{4}{{23}}\)
    • D.\(\frac{2}{5}\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 81236

    Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

    • A.Phép tịnh tiến biến một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính.
    • B.Phép tịnh tiến luôn biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó.
    • C.Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
    • D.Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 81237

     Cho lục giác đều ABCDEF như hình vẽ.

    Phép quay tâm O góc \({120^0}\) biến tam giác AOE thành tam giác nào?

    • A.Tam giác EOC.
    • B.Tam giác AOB.
    • C.Tam giác DOC.
    • D.Tam giác DOE.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 81238

    Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phép dời hình?

    • A.Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng có độ dài gấp k lần đoạn thẳng ban đầu \(\left( {k \ne 1} \right)\)
    • B.Biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
    • C.Biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến tia thành tia.
    • D.Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng bảo toàn thứ tự của ba điểm đó.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?