Đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2019 Trường THPT Yên Phong 1

Câu hỏi Trắc nghiệm (24 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 81565

    Số tam giác xác định bởi các đỉnh của một đa giác đều 10 cạnh là

    • A.240
    • B.120
    • C.35
    • D.720
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 81566

    Cho hình chữ nhật MNPQ. Phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow {MN} }}\) biến điểm Q thành điểm nào?

    • A.M
    • B.N
    • C.P
    • D.Q
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 81567

    Tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x}}\) là

    • A.\({\rm{D}} = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)
    • B.\({\rm{D}} = R\backslash \left\{ {k2\pi ,k \in Z} \right\}\)
    • C.\({\rm{D}} = R\backslash \left\{ {0;\pi } \right\}\)
    • D.\({\rm{D}} = R\backslash \left\{ 0 \right\}\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 81568

    Cho hai đường thẳng song song \({d_1}:\,x - y + 7 = 0;\,\,\,{d_2}:\,x - y + 9 = 0\). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \left( {a;\,b} \right)\) biến đường thẳng d1 thành đường thẳng d2. Tính a - b.

    • A.2
    • B.- 2
    • C.- 4
    • D.4
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 81569

    Một lớp có 45 học sinh trong đó có 20 học sinh nữ. Số cách chọn 2 học sinh đủ cả nam và nữ là:

    • A.500
    • B.45
    • C.25
    • D.20
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 81570

    Một hộp đựng 6 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ có kích thước và trọng lượng khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 5 viên bi có đủ hai màu?

    • A.426
    • B.545
    • C.455
    • D.462
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 81571

    Cho tập hợp \(A = \left\{ {0;\,1;\,2;\,3;\,4;\,5;\,6} \right\}\). Hỏi có bao nhiêu số tự nhiên gồm 9 chữ số, trong đó chữ số 1 có mặt 3 lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng một lần?

    • A.53760
    • B.56730
    • C.120960
    • D.107520
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 81572

    Phương trình \({\rm{cos }}x =  - \frac{1}{2}\) có tập nghiệm là

    • A.\(\left\{ { \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \backslash \,k \in Z} \right\}\)
    • B.\(\left\{ {\frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \backslash \,k \in Z} \right\}\)
    • C.\(\left\{ { \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \backslash \,k \in Z} \right\}\)
    • D.\(\left\{ {\frac{\pi }{3} + k2\pi \backslash \,k \in Z} \right\}\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 81573

    Hàm số \(y = \frac{{3 + \sin 2x}}{{\sqrt {m\cos x + 1} }}\) có tập xác định R khi

    • A.m > 0
    • B.0 < m < 1
    • C.- 1 < m < 1
    • D.\(m \ne  - 1\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 81574

    Cho tam giác ABC. Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm cạnh BC, AC, AB ; G là trọng tâm tam giác ABC. Tam giác MNE là ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm G tỉ số k bằng

    • A.2
    • B.- 2
    • C.\( - \frac{1}{2}\)
    • D.\(  \frac{1}{2}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 81575

    Có bao nhiêu số có 4 chữ số được viết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 sao cho số đó chia hết cho 15?

    • A.234
    • B.243
    • C.132
    • D.432
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 81576

    Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;1). Ảnh M' của điểm M qua phép quay tâm O góc quay 900 là điểm có tọa độ nào trong các điểm sau?

    • A.(1;2)
    • B.(- 1;2)
    • C.(1; - 2)
    • D.(- 1; - 2)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 81577

    Giá trị lớn nhất (M), giá trị nhỏ nhất (m) của hàm số \(y = 3\sin x + 4\cos x + 1\) là

    • A.\(M = 6,\,m =  - 2\)
    • B.\(M = 8,\,m =  - 6\)
    • C.\(M = 5,\,m =  - 5\)
    • D.\(M = 6,\,m =  - 4\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 81578

    Số nghiệm của pt \({\sin ^2}x + 2\sin x\cos x + 3{\cos ^2}x = 3\) thuộc khoảng \(\left( { - \pi ;\,\pi } \right)\) là

    • A.4
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 81579

    Cho hai đường thẳng \(d:4x + 2y + 5 = 0\) và \(d':x - 2y - 4 = 0\). Nếu có phép quay biến đường thẳng d thành d' thì số đo của phép quay \(\varphi\) với \({0^{\rm{o}}} \le \varphi  \le {180^{\rm{o}}}\) là

    • A.- 900
    • B.900
    • C.1800
    • D.00
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 81580

    Cho tam giác ABC có diện tích S . Phép vị tự tỉ số k = - 2 biến tam giác ABC thành tam giác A'B'C' có diện tích S'. Khi đó tỉ số \(\frac{S'}{S}\) bằng

    • A.\(\frac{1}{4}\)
    • B.- 4
    • C.\(-\frac{1}{4}\)
    • D.4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 81581

    Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):\,{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 9\). Gọi (C') là ảnh của đường tròn (C) qua việc thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số \(k =  - \frac{1}{3}\) và phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v  = \left( {1;\, - 3} \right)\). Tính bán kính R' của đường tròn (C').

    • A.R' = 27
    • B.R' = 9
    • C.R' = 3
    • D.R' = 1
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 81582

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?

    • A.Phép quay biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó.
    • B.Phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
    • C.Phép vị tự tâm I tỉ số k = - 1 là phép đối xứng tâm.
    • D.Tam giác đều có ba trục đối xứng.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 81583

    Chọn khẳng định sai về tính chẵn, lẻ của hàm số

    • A.Hàm số \(y=\cot x\) là hàm số lẻ
    • B.Hàm số \(y=\sin x\) là hàm số lẻ
    • C.Hàm số \(y=\cos x\) là hàm số chẵn
    • D.Hàm số \(y=\tan x\) là hàm số chẵn
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 81584

    Từ các số tự nhiên 1, 3, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số

    • A.24
    • B.44
    • C.1
    • D.64
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 81585

    Cho \(A = \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\). Từ A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số khác nhau?

    • A.52
    • B.20
    • C.25
    • D.25
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 81586

    Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 bạn nam, 4 bạn nữ vào một ghế dài sao cho các bạn nữ ngồi cạnh nhau?

    • A.2088
    • B.2880
    • C.17280
    • D.17820
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 81587

    Tính tổng T các nghiệm của phương trình \({\cos ^2}x - \sin 2x = \sqrt 2  + {\sin ^2}x\) trên khoảng \(\left( {0;\,2\pi } \right)\) là

    • A.\(\frac{{3\pi }}{4}\)
    • B.\(\frac{{7\pi }}{8}\)
    • C.\(\frac{{21\pi }}{8}\)
    • D.\(\frac{{11\pi }}{4}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 81588

    Giá trị của m để phương trình \(\cos 2x - \left( {2m + 1} \right)\sin x - m - 1 = 0\) có nghiệm trên khoảng \(\left( {0;\,\pi } \right)\) là \(m \in \left[ {a;\,b} \right)\) thì \(a+b\) là

    • A.- 1
    • B.1
    • C.0
    • D.2

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?