Đề thi giữa HK1 môn Sinh học10 năm 2020 Trường THPT Phạm Ngọc Thạch

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 14617

    Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

    • A.Ca, P, Cu, O
    • B.O, H, Fe, K
    • C.C, H, O, N
    • D.O, H, Ni, Fe
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 14620

    Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

    • A.Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào nên tế bào sinh sản nhanh.
    • B.Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước
    • C.Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.
    • D.Nước đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 14623

    Trong tế bào 4 loại phân tử hữu cơ chính là gì?

    • A.Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Glucôzơ.
    • B.Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin.
    • C.Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic 
    • D.Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 14626

    Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau?

    • A.Hiđrô
    • B.Nitơ
    • C.Cacbon
    • D.Ôxi
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 14629

    Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?

    • A.Đường đa, Lipit, axit amin
    • B.Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic
    • C.Fructozơ, Prôtêin và Axitnuclêic
    • D.Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 14632

    Thành phần hóa học của ADN gồm các nguyên tố nào?

    • A.C, H, O, N
    • B.C, H, O
    • C.C, H, O, N, P
    • D. C, H, O, N, S, P
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 14633

    Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

    • A.Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào
    • B.Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định
    • C.Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào
    • D.Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 14636

    Nói Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì sao?

    • A.nhiệt bay hơi cao
    • B.nhiệt dung riêng cao
    • C.lực gắn kết
    • D.tính phân cực
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 14639

    Các nguyên tố nào cần cho hoạt hoá các enzim?

    • A.Các nguyên tố vi lượng (Zn, Mn, Mo...)
    • B.C, H, O, N
    • C.C, H, O
    • D.Các nguyên tố đại lượng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 14641

    Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước có điều kiện gì?

    • A.dễ tách khỏi nhau
    • B.có xu hướng liên kết với nhau.
    • C.rất nhỏ.
    • D.có tính phân cực.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 14643

    Hợp chất nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

    • A.Prôtêin
    • B.Lipit
    • C.Axit nuclêic
    • D.Cacbohiđrat
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 14645

    Loại phân tử hữu cơ nào có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất?

    • A.Protêin.
    • B.Cacbonhidrat.
    • C.Lipit.
    • D.Axit nucleic.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 14647

    Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử nào?

    • A.ADN
    • B.Prôtêin.
    • C.CO2
    • D.Cả A và B đúng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 14649

    Cacbohidrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là đường đơn 6 cacbon nào?

    • A.Glucôzơ, Tinh bột
    • B.Glucôzơ, Xenlulôzơ
    • C.Xenlulôzơ, Lactozơ
    • D.Glucôzơ, Galactôzơ
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 14651

    Thuật ngữ nào sau đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

    • A.Phôtpho lipit
    • B.Mỡ
    • C.Stêrôit
    • D.Lipit
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 14653

    Loại lipit nào dưới đây là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng sinh chất?

    • A.Mỡ
    • B.Carôtenôit
    • C.Stêrôit
    • D.Phôtpholipit
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 14655

    Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

    • A.Chất hữu cơ
    • B.Đạm
    • C.Mỡ
    • D.Đường
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 14656

    Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là gì?

    • A.Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo NST
    • B.Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào
    • C.Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào
    • D.Tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 14658

    Một phân tử mỡ bao có thành phần gồm những gì?

    • A.1 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.
    • B.1 phân tử glixêrôl với 1 axít béo.
    • C.1 phân tử glixêrôl với 2 axít béo.
    • D.3 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 14660

    Mô cơ và mô gan của chúng ta chứa loại đường đa nào?

    • A.Glicogen
    • B.Glucozo
    • C.Tinh bột
    • D.Kitin
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 14662

    Chất nào sau đây không phải là steroit?

    • A.Cholesterol
    • B.Testosterol
    • C.Vitamin
    • D.Sáp
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 14664

    Vì sao prôtêin có tính đa dạng cao nhất?

    (1) Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.

    (2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit.

    (3) Cấu trúc không gian nhiều bậc.

    (4) Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.

    Số phương án đúng là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 14666

    Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?

    • A.Prôtêin.
    • B.ADN.
    • C.mARN.
    • D.tARN.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 14668

    Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

    • A.Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết.
    • B.Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin.
    • C.Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn.
    • D.Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 14670

    Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên prôtêin có cấu trúc bậc mấy?

    • A.Bậc 1
    • B.Bậc 2
    • C.Bậc 3
    • D.Bậc 4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 14672

    Cho các hiện tượng sau:

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 14674

    Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ nuclêôtit loại A là 35% thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là bao nhiêu %?

    • A.20%
    • B.10%
    • C.30%
    • D.15%
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 14676

    Một gen có 1200 cặp nucleotit và số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nucleotit loại Timin và Xitozin chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    (1) Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.

    (2) Mạch 1 của gen có (T + X)/ (A + G) = 19/41.

    (3) Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.

    (4) Mạch 2 của gen có (A + X)/ (T + G) = 5/7.

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 14678

    Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X)= 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ G của phân tử này là bao nhiêu phần trăm?

    • A.25%
    • B.20%
    • C.10%
    • D.40%
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 14679

    Các nguyên tố hóa học nào có trong thành phần hóa học của phân tử ADN?

    • A.C, H, O, N, S.
    • B.C, H, O, N, P.
    • C.C, H, N, P, Mg.
    • D.C, H, O, P, Na.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 14681

    Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc phân tử ADN?

    • A.A liên kết X, G liên kết T.
    • B.A liên kết U, T liên kết A, G liên kết X, X liên kết G.
    • C.A liên kết T, G liên kết X.
    • D.A liên kết U, G liên kết X.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 14683

    Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ A = 1/8. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêotit loại G của phân tử này là bao nhiêu phần trăm?

    • A.25%
    • B.12,5%
    • C.75%
    • D.37,5%
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 14685

    Một mạch của phân tử ADN (gen) xoắn kép có X = 350, G = 550, A= 200, T= 400. Chọn phát biểu đúng khi nói về gen trên?

    • A.75 chu kì xoắn
    • B.tỷ lệ A/G là 2/5
    • C.3600 liên kết hydro
    • D.Chiều dài là 510 nm
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 14687

    tARN có chức năng gì?

    • A.Vận chuyển axit amin tới riboxom
    • B.Truyền đạt thông tin di truyền tới riboxom
    • C.Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
    • D.Tham gia cấu tạo riboxom
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 14689

    Mỗi nuclêôtit có cấu tạo như thế nào?

    • A.Đường pentôzơ và bazơ nitơ
    • B.Đường pentôzơ và nhóm phốt phát.
    • C.Nhóm phốt phát và bazơ nitơ
    • D.Đường pentôzơ, nhóm phốt phát và bazơ nitơ.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 14691

    Hợp chất cacbohirdrat: Đường đơn - đường đôi - đường đa. Trình tự sắp xếp nào theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp?

    1. Glucozo

    2. Đường Ribo

    3. Glicogen- Xenlulozo

    4. Đường saccarozo

    • A.2 =>3 =>4 => 1
    • B.1=> 2 =>3 => 4
    • C.2=> 1 => 4 => 3
    • D.1=> 3 => 4 => 2
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 14693

    Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống?

    • A.Là thành phần cấu trúc nên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào
    • B.Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể
    • C.Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào
    • D.Là hợp chất hữu cơ xây dựng lên cấu trúc tế bào
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 14695

    Trong các loại ARN sau đây, loại nào chỉ có ở tế bào nhân sơ?

    • A.rARN 5,8S.
    • B.rARN 18S.
    • C.rARN 16S.
    • D.rARN 28S.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 14696

    Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định do đâu?

    • A.Số vòng xoắn.
    • B.Chiều xoắn.
    • C.Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit
    • D.Tỉ lệ (A+T):(G+X)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 14697

    Nguyên tố nào là nguyên tố đại lượng?

    • A.Đồng.
    • B.Cacbon.
    • C.Mangan.
    • D.Magie.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?