Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 10 - THPT Phan Đăng Lưu năm học 2016-2017 đề 821

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 15605

    Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là:

    • A.H, O, N  
    • B.C, H, O
    • C.H, C, N
    • D.C, O, N
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 15606

    Khi phân giải 1 phân tử đường saccarozơ có thể thu được:

    • A.Glucozơ và galactozơ 
    • B.Fructozơ và glucozơ
    • C.Mantozơ và glucozơ
    • D.Deoxiribozơ và galactozơ
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 15607

    Màng sinh chất ở tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ:

    • A.Photpholipit và protein
    • B.Axit phosphoric, protein
    • C.Axit ribonucleic, cacbohidrat
    • D.Axit deoxiribonucleic
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 15608

    Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là:

    • A.Axit, Prôtêin và lipit
    • B.Đường, bazơ nitơ và nhóm photphat
    • C.Lipit, đường và Prôtêin
    • D.Đường, axit và Prôtêin
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 15609

    Sinh vật nhân thực gồm những giới nào?

    • A.Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật
    • B.Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động vật
    • C.Giới Nguyên sinh, giới Tảo, giới Thực vật và giới Động vật
    • D.Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 15610

    Hình dạng của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?

    • A.Tế bào chất 
    • B.Vỏ nhầy  
    • C.Màng sinh chất
    • D.Thành tế bào
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 15611

    Chức năng của tARN là:

    • A.Vận chuyển nucleic tới riboxom
    • B.Cùng với protein cấu tạo nên riboxom
    • C.Truyền thông tin từ ADN tới riboxom
    • D.Vận chuyển axit amin tới riboxom
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 15612

    Loại thực vật nào dưới đây có hàm lượng Protein cao?

    • A.Lạc
    • B.Đậu tương
    • C.Mía
    • D.Lúa
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 15613

    Cấu trúc của phân tử protein có thể bị biến tính bởi :

    • A.Liên kết phân cực của các phân tử nước
    • B.Sự có mặt của khí CO2
    • C.Nhiệt độ
    • D.Sự có mặt của khí O2
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 15614

    Vai trò của giới Động vật đối với tự nhiên là:

    • A.Động vật cung cấp nguồn thức ăn cho con người
    • B.Động vật cung cấp nguồn thức ăn, không có động vật thì không có sự sống trên Trái Đất
    • C.Động vật tham gia vào tất cả các khâu của lưới thức ăn, góp phần vào việc duy trì sự cân bằng sinh thái
    • D.Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 15615

    Cụm từ "tế bào nhân sơ" dùng để chỉ:

    • A.Tế bào nhiều nhân
    • B.Tế bào có nhân phân hóa
    • C.Tế bào không có nhân
    • D.Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 15616

    Cho một mạch của phân tử ADN có trình tự 3’ ATT GXX TAT GAT 5’ , trình tự các nucleotit trên mạch còn lại là:

    • A.3’ TAA XGG ATA GTA 5’
    • B.3’ TAA XGG ATA XTA 5’
    • C.5’ TAA XGG ATA XTA 3’
    • D.5’ TAA XGG TTA XTA 3’
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 15618

    Nhóm sinh vật có đặc điểm như: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào,...thuộc giới nào?

    • A.Giới Nguyên Sinh
    • B.Giới Thực Vật
    • C.Giới Khởi sinh
    • D.Giới Động Vật
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 15620

    Chức năng bảo vệ cơ thể là của protein nào ?

    • A.Hemoglobin
    • B.Cazein
    • C.Enzim
    • D.Kháng thể
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 15622

    Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống do:

    • A.Cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
    • B.Chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống
    • C.Có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau
    • D.Chúng có tính phân cực
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 15624

    Những hợp chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là:

    • A.Cacbohidrat, lipit, protein và xenlulozơ
    • B.Cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic
    • C.Cacbohidrat, lipit, axit nucleic và glicogen
    • D.Cacbohidrat, lipit, protein và axit amin
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 15626

    Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống bao gồm:

    • A.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa
    • B.Cấp tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
    • C.Thế giới sống liên tục tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
    • D.Thế giới sống liên tục tiến hóa, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, cấp tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 15628

    Một phân tử ADN có 2700 liên kết hidro, số nucleotit loại Xitozin là 600 Nu, số nucleotit loại Adenin là:

    • A.450Nu
    • B.900Nu 
    • C.1800Nu
    • D.600Nu
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 15630

    Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào?

    • A.Xenlulozơ
    • B.Phospholipit 
    • C.Kitin
    • D.Peptidoglican
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 15631

    Chức năng của riboxom là:

    • A.Nơi tổng hợp protein
    • B.Điều hòa hoạt động tế bào
    • C.Truyền đạt thông tin di truyền
    • D.Nơi chứa thông tin di truyền
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 15632

    Cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là:

    • A.Tế bào
    • B.Hệ sinh thái
    • C.Quần thể
    • D.Cơ thể
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 15633

    Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

    • A.Phát triển và tiến hóa không ngừng
    • B.Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống
    • C.Có khả năng thích nghi với môi trường
    • D.Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 15634

    Điểm giống nhau của protein bậc 1, protein bậc 2 và protein bậc 3 là:

    • A.Chuỗi polipeptit ở dạng mạch thẳng
    • B.Chuỗi polipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu
    • C.Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi polipeptit
    • D.Chuỗi polipeptit xoắn lò xo hay gấp lại
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 15635

    Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:

    • A.Hạn chế sự tấn công của bạch cầu
    • B.Thích hợp với đời sống kí sinh
    • C.Trao đổi chất mạnh, phân chia nhanh
    • D.Dễ phát tán và phân bố rộng
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 15636

    Động vật ngủ đông có lớp mỡ dày có tác dụng:

    • A.Dự trữ năng lượng
    • B.Chống thoát hơi nước
    • C.Cấu tạo nên các hoocmon
    • D.Thay thế thức ăn
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 15637

    Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là:

    • A.Hydro
    • B.Cacbon
    • C.Nito
    • D.Oxy
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 15638

    Một gen có chiều dài là 5100 A0, số nucleotit loại Adenin chiếm 20%. Vậy gen có số liên kết hidro là bao nhiêu?

    • A.3900
    • B.1200
    • C.1500
    • D.3000
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 15639

    Protein có mấy bậc cấu trúc?

    • A.5
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 15640

    Hợp chất nào sau đây không có đơn vị cấu trúc là glucozơ?

    • A.Saccarozơ
    • B.Glicogen
    • C.Phospholipit
    • D.Tinh bột
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 15641

    Lớp màng nhầy vi khuẩn có tác dụng chủ yếu:

    • A.Như những thụ thể tiếp nhận virus
    • B.Bảo vệ vi khuẩn
    • C.Giúp vi khuẩn di chuyển
    • D.Hấp thụ các chất dinh dưỡng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?