Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Ngô Mây

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74922

    Qua quá trình thụ tinh, bộ NST ở hợp tử có đặc điểm gì?

    • A.Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
    • B.Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
    • C.Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
    • D.Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74923

    Quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì?

    • A.Giúp duy trì bộ NST 2n đặc trưng của loài.
    • B.Tạo nên hợp tử có tính di truyền.
    • C.Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
    • D.Cả A, B, C
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74924

    Hiện tượng di truyền là gì?

    • A.hiện tượng các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.
    • B.hiện tượng các tính trạng của cơ thể được sao chép qua các thế hệ.
    • C.hiện tượng bố mẹ truyền đạt vật chất di truyền cho con cái
    • D.hiện tượng bố mẹ sinh ra con cái mang những đặc điểm giống mình
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74925

    Nhờ đâu bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được ổn định qua các thế hệ?

    • A.Do qua giảm phân, bộ NST (2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành bộ NST đơn bội (n) trong giao tử
    • B.Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài
    • C.Do trong giảm phân và thụ tinh không xảy ra quá trình biến đổi NST
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74926

    Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài?

    • A.Nguyên phân.
    • B.Giảm phân.
    • C.Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh.
    • D.Cả A và B.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74927

    Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì?

    • A.Bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử.
    • B.Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).
    • C.Duy trì bộ NST, tạo ra biến dị tổ hợp.
    • D.Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74928

    Con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào?

    • A.Ruồi giấm, thú, người.
    • B.Chim, bướm và một số loài cá.
    • C.Bọ nhậy
    • D.Châu chấu, rệp
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74929

    Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1 là do đâu?

    • A.tinh trùng Y khoẻ hơn tinh trùng X.
    • B.tinh trùng Y khoẻ như tinh trùng X.
    • C.giới đổng giao chỉ cho một loại giao tử.
    • D.tỉ lệ giao tử ở giới dị giao là 1 : 1.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74930

    Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1?

    • A.Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NSTX
    • B.Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
    • C.Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
    • D.Cả B và C
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74931

    Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính trong đời cá thể?

    • A.Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp từ
    • B.Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
    • C.Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
    • D.Cả B và C
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74932

    Nguyên tắc bổ sung được thể hiện

    • A.A liên kết với T, G liên kết với X.
    • B.A liên kết với G, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
    • C.A liên kết U, G liên kết với X.
    • D.A liên kết X, G liên kết với T.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74933

    Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là gì?

    • A.glucôzơ
    • B.axit amin.
    • C.nuclêôtit
    • D.Cả A và B
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74934

    Đặc diểm của ADN là gì?

    • A.có kích thước lớn.
    • B.có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
    • C.thành phần chủ yếu là các nguyên tố : C, H, O, N, P.
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74935

    Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit nào?

    • A.A-T và T-A
    • B.G - X và G - U
    • C.X-G và T-A
    • D.A - T và G - X
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74936

    Thế nào là nguyên tắc bổ sung?

    • A.Là nguyên tấc mà bazơ có kích thước lớn liên kết với một bazo có kích thước bé, cụ thể A liên kết với T và G liên kết với X.
    • B.Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết với X của mạch kia và ngược lại.
    • C.Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với G của mạch kia, T của mạch này liên kết với X của mạch kia.
    • D.Là nguyên tắc mà T liên kết với X, G liên kết với A.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74937

    Gen là gì?

    • A.Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi.
    • B.Gen là một đoạn của NST.
    • C.Gen bao gồm các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị.
    • D.Cả A, B và C.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74938

    Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiên trong cơ chế nào?

    • A.Tự nhân đôi ADN
    • B.Tổng hợp ARN
    • C.Hình thành chuỗi axit amin
    • D.Cả A và B
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74939

    Khi bước vào quá trình nhân đôi hoặc sao mã, nhờ đâu 2 mạch ADN được tách nhau ra?

    • A.liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trong 1 mạch.
    • B.liên kết hiđrô giữa 2 mạch là liên kết yếu.
    • C.xúc tác của enzim.
    • D.Cả B và C
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74940

    Sự tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào?

    • A.Kì trung gian.
    • B.Kì đầu.
    • C.Kì giữa.
    • D.Kì cuối.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74941

    Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là gì?

    • A.các axit amin tự do trong tế bào.
    • B.các nulêôtit tự do trong tế bào.
    • C.các liên kết hiđrô.
    • D.các bazơ nitrơ trong tế bào.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74942

    Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là gì?

    • A.glucôzơ.
    • B.axit amin.
    • C.nuclêôtit.
    • D.Cả A và B
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74943

    Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

    • A.ARN vận chuyển
    • B.ARN thông tin
    • C.ARN ribôxôm
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74944

    Loại ARN nào có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin?

    • A.mARN
    • B.tARN
    • C.rARN
    • D.ARN ti thể
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74945

    Điều nào không đúng khi so sánh điểm khác nhau giữa ADN và ARN?

    • A.Số mạch đơn của một phân tử.
    • B.Kích thước và số lượng đơn phân tham gia.
    • C.Chức năng của mỗi phân tử.
    • D.Loại đơn phân tham gia cấu trúc phân tử.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74946

    Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong tế bào ở đâu?

    • A.Nhân
    • B.Ti thể
    • C.Lạp thể
    • D.Tế bào chất
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74947

    Prôtêin không có chức năng nào sau đây?

    • A.Cấu trúc
    • B.Xúc tác quá trình trao đổi chất
    • C.Điều hoà quá trình trao đổi chất
    • D.Truyền đạt thông tin di truyền
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74948

    Yếu tố nào quy định tính đặc thù của prôtêin?

    • A.số lượng axit amin.
    • B.thành phần các loại axit amin.
    • C.trình tự sắp xếp các loại axit amin.
    • D.cả A, B và C.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74949

    Phân tử prôtêin có tính đa dạng là do đâu?

    • A.số lượng, thành phần axit amin trong phân tử.
    • B.có 20 loại axit amin trong phân tử.
    • C.trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử.
    • D.Cả A và C
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74950

    Vai trò quan trọng của prôtêin là gì?

    • A.Làm chất xúc tác và điêu hoà quá trình trao đổi chất.
    • B.Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể.
    • C.Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể.
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74951

    Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ bậc cấu trúc chủ yếu nào?

    • A.Cấu trúc bậc 1 và bậc 3
    • B.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
    • C.Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
    • D.Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?