Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Thị Định

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 41811

    Nơi kí sinh cùa trùng kiết lị là ở đâu?

    • A.Hồng cầu
    • B.Bạch cầu
    • C.Máu
    • D.Thành ruột
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 41812

    Trong các đại diện sau của ruột khoang, đại diện nào có lối sống di chuyển?

    • A.San hô
    • B.Sứa
    • C.Hải quỳ
    • D.San hô và hải quỳ
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 41813

    Động vật nguyên sinh có lối sống như thế nào?

    • A.Tự dưỡng
    • B.Dị dưỡng
    • C.Kí sinh gây bệnh
    • D.Tất cả đều đúng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 41814

    Bộ phận di chuyển của trùng sốt rét là gì?

    • A.Roi bơi
    • B.Chân giả
    • C.Lông bơi
    • D.Không có bộ phận di chuyển
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 41815

    Hệ thần kinh thủy tức thuộc dạng gì?

    • A.Thần kinh ống
    • B.Thần kinh hạch
    • C.Thần kinh lưới
    • D.Thần kinh chuỗi
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 41816

    Cơ thể trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ đâu?

    • A.Sắc tố ở màng cơ thể
    • B.Màu sắc của các hạt diệp lục
    • C.Sự trong suốt của màng cơ thể
    • D.Màu sắc cùa điểm mắt
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 41817

    Đặc điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp là gì?

    • A.Cơ thể có đối xứng 2 bên
    • B.Đều có ruột khoang
    • C.Sống cố định
    • D.Giun kim
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 41818

    Loại tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ cho ruột khoang là:

    • A.Tế bào thần kinh
    • B.Tế bào gai
    • C.Tế bào hình túi
    • D.Tế bào hình sao
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 41819

    Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất gì?

    • A.Đá vôi
    • B.Kitin
    • C.Cuticun
    • D.Dịch nhờn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 41820

    Ở người giun kim kí sinh trong bộ phận nào của cơ thể người?

    • A.Ruột già 
    • B.Ruột non
    • C.Dạ dày
    • D.Gan
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 41821

    Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở bộ phận nào?

    • A.Gan
    • B.Tuỵ
    • C.Thành ruột
    • D.Câu A và B đúng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 41822

    Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào?

    • A.Cơ thể hình trụ
    • B.Thuôn hai đầu
    • C.Sống kí sinh hay tự do
    • D.Không có đốt
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 41824

    Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào sau đây?

    • A.Có chân giả
    • B.Có diệp lục
    • C.Có thành xenlulôzơ
    • D.Câu B, C đúng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 41826

    Đặc điểm nào sau đây là đúng với sán dây?

    • A.
    • B.Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
    • C.Mắt và lông bơi phát triển
    • D.Cơ thể đơn tính
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 41828

    Trùng kiết lị có kích thước như thế nào?

    • A.Lớn hơn hồng cầu
    • B.Bé hơn hồng cầu
    • C.Bằng tiểu cầu
    • D.Câu B. C đúng
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 41830

    Giun đũa kí sinh ở đâu trong cơ thể người?

    • A.Túi mật
    • B.Ruột non
    • C.Hậu môn
    • D.Tá tràng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 41832

    Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?

    • A.Vì máu mang sắc tố đỏ
    • B.Vì máu chứa hồng cầu
    • C.Vì máu mang sắc tố chứa sắt (Fe)
    • D.Câu A và C đúng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 41835

    Động vật nguyên sinh nào sau đây có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể?

    • A.Trùng roi xanh
    • B.Trùng biến hình
    • C.Trùng giày
    • D. Trùng lỗ
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 41837

    Loài nào sau đây thường bám vào người và động vật để hút máu?

    • A.Rươi 
    • B.Đỉa
    • C.Giun đỏ
    • D.Giun đất
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 41839

    Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây nên hậu quả gì?

    • A.Tắc ruột, tắc ống mật
    • B.Hút chất dinh dưỡng của người
    • C.Sinh ra độc tố
    • D.Cả A, B và C đều đúng
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 41841

    Đặc điểm nào sau đây đúng với trùng sốt rét:

    • A.Có chân giả
    • B.Sống tự do ngoài thiên nhiên
    • C.Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
    • D.Kí sinh ở thành ruột người
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 41843

    Trùng sốt rét kí sinh trong cơ thể người ở đâu?

    • A.Gan
    • B.Tuỵ
    • C.Thành ruột
    • D.Câu A và B đúng
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 41845

    Vì sao đảo san hô là cảnh quan độc đáo của Đại dương?

    • A.Vì chúng có khung xương bất động bằng đá vôi
    • B.Vì chúng có nhiều hình dạng khác nhau và có màu sắc rực rỡ
    • C.Vì chúng có tổ chức cơ thể theo kiểu tập đoàn 
    • D.Vì chúng có nhiều cá thể lien thong với nhau
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 41847

    Vì sao người Nhật Bản gọi sứa là “ thịt thủy tinh”?

    • A.Vì cơ thể sứa trong suốt
    • B.Vì cơ thể sứa hình dù
    • C.Vì sứa di chuyển bằng cách co bóp dù 
    • D.Vì sứa có tầng keo dày
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 41849

    Nêu các đại diện của ngành giun đốt?

    • A.Giun đất, đỉa, giun rễ lúa
    • B.Giun đỏ, giun móc câu
    • C.Rươi, giun đỏ, giun đất 
    • D.Giun móc câu, giun đỏ
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 41851

    Trong các giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật?

    • A.Giun kim
    • B.Giun móc câu
    • C.Giun rễ lúa 
    • D.Giun đũa
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 41853

    Trung roi xanh tự dưỡng được nhờ đặc điểm gì?

    • A.Roi
    • B.Chất diệp lục
    • C.Vi khuẩn 
    • D.Chất hữu cơ
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 41855

    Hiện nay trên thế giới đã phát hiện khoảng bao nhiêu loài động vật? 

    • A.1,5 triệu loài
    • B.2,5 triệu loài
    • C.1,2 triệu loài
    • D.1,8 triệu loài
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 41857

    Qua quan sát trùng giày dưới kính hiển vi các em thấy hình dạng của trùng giày như thế nào? 

    • A.Không đối xứng, có hình khối như chiếc giày
    • B.Có đối xứng, hình khối như chiếc giày
    • C.Không đối xứng, dẹp như chiếc đế giày 
    • D.Có hình lá dài
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 41859

    Qua quan sát trùng giày dưới kính hiển vi em thấy trùng giày di chuyển trong nước như thế nào? 

    • A.Thẳng tiến
    • B.Vừa tiến vừa xoay
    • C.Bơi lội trong nước 
    • D.Theo kiểu sâu đo

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?