Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 41631
Tại sao chân giả của trùng kiết lị ngắn hơn trùng biến hình?
- A.Do trùng kiết lị nuốt hồng cầu
- B.Do trùng kiết lị sống kí sinh nên chân giả tiêu giảm
- C.Do trùng kiết lị có cấu tạo đơn giảm
- D.Do trùng kiết lị sống ngoài thiên nhiên
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 41632
Tại sao nói sán lá gan lưỡng tính?
- A.Vì trên một cơ thể có cơ quan sinh dục đực hoặc cái
- B.Vì trên cùng một cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái
- C.Vì chúng đẻ nhiều trứng
- D.Vì chúng có cơ quan sinh dục phát triển
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 41633
Sán lá máu sống kí sinh ở đâu?
- A.Ở ruột non lợn
- B.Ở gan mật trâu, bò
- C.Ở ruột người
- D.Ở trong máu người
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 41634
Khi nói về động vật Thân mềm, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.có vỏ đá vôi bảo vệ
- B.cơ thể phân đốt
- C.có thân mềm
- D.cơ thể thường đối xứng hai bên
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 41635
Động vật nguyên sinh là những động vật như thế nào?
- A.cơ thể nhỏ bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường
- B.cấu tạo chỉ gồm một tế bào
- C. phân bố ở mọi nơi trên Trái Đất
- D.có khả năng thích nghi cao
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 41636
Hô hấp của giun đất được thực hiện qua bộ phận nào?
- A.da
- B.bằng hệ thống ống khí
- C.phổi
- D.da và mang
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 41637
Đại diện nào sau đây vừa có đặc điểm của thực vật vừa có đặc điểm của động vật?
- A.Trùng roi
- B.Trùng biến hình
- C.Trùng kiết lị
- D.Trùng sốt rét
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 41638
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm giúp sán là gan thích nghi với đời sống kí sinh?
- A.mắt và lông bơi tiêu giảm
- B.các cơ co dãn giúp sán chui rúc trong môi trường kí sinh
- C.giác bám, cơ quan sinh dục, cơ quan tiêu hóa phát triển
- D.có lông bơi giúp sán dễ di chuyển
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 41639
Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “ hóa thạch sống”?
- A.ốc sên
- B.ốc vặn
- C.ốc bươu vàng
- D.ốc anh vũ
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 41640
Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu thực hiện quá trình hô hấp?
- A.da
- B.phổi
- C.hệ thống ống khí
- D.mang
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 41641
Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống tự dưỡng?
- A.trùng kiết lị
- B.trùng biến hình
- C.trùng giày
- D.trùng roi thực vật
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 41642
Trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào?
- A.Roi
- B.Lông bơi
- C.Chân giả
- D.Cả A, B, C đều sai
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 41643
Sán dây và sán bã trầu xâm nhập vào vật chủ chính thức qua con đường nào?
- A.Qua con đường ăn uống
- B.Qua da vào máu
- C.Qua da bàn chân
- D.Qua đường hô hấp
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 41644
Sán lá gan kí sinh ở đâu? Gây tác hại gì?
- A.Ở ruột già người, gây ngứa ngáy khó chịu
- B.Ở rễ lúa, gây “bệnh vàng lụi” ở lúa
- C.Ở tá tràng người, làm người bệnh xanh xao, vàng vọt
- D.Ở gan, mật của trâu bò, làm trâu bò gầy rạc chậm lớn
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 41645
Loài ruột khoang nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ mới di chuyển được?
- A.Thủy tức
- B.Sứa
- C.Hải quì
- D.San hô
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 41646
Loài ruột khoang nào dưới dây có cơ thể hình dù, lỗ miệng ở phía dưới?
- A.Thủy tức
- B.Sứa
- C.Hải quì
- D.San hô
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 41647
Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?
- A.Có kích thước hiển vi
- B.Bộ phận di chuyển tiêu giảm hoặc không có, lấy chất dinh dưỡng của vật chủ
- C.Có cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào
- D.Có bộ phận di chuyển, thức ăn là vi khuẩn, vụn hữu cơ
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 41648
Trùng roi xanh giống thực vật ở điểm nào?
- A.Cơ thể đa bào
- B.Cơ thể đơn bào
- C.Có diệp lục
- D.Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 41649
Trai sông di chuyển bằng bộ phận nào?
- A.cách bơi nhờ cử động của hai mảnh vỏ
- B.cách xoay cơ thể trên bùn
- C.chân lưỡi rìu thò ra ngoài sau khi mở vỏ và chân
- D.phối hợp cử động của hai mảnh vỏ và chân
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 41650
Tuyến bài tiết của tôm nằm ở đâu?
- A.đỉnh của đôi râu thứ nhất
- B.đỉnh của tấm lái
- C.gốc của đôi càng
- D.gốc của đôi râu thứ hai
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 41651
Khi sống trong ruột mối, trùng roi sẽ thực hiện quá trình gì?
- A.gây bệnh đường ruột cho mối
- B.ăn hết chất dinh dưỡng của mối
- C.tiết enzim giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ
- D.tạo mùi cho phân mối
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 41652
Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
- A.quang hợp
- B.bài tiết
- C.trao đổi khí
- D.nhận biết ánh sáng
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 41653
Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào?
- A.Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người
- B.Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới
- C.Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác
- D.Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 41654
Điểm nào sau đây là giống nhau giữa động vật và thực vật?
- A.Cơ thể sổng có cấu tạo từ tế bào
- B.Có khả năng di chuyển
- C. Có khả năng dị dưỡng
- D.Có hệ thần kinh và giác quan
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 41655
Cách dinh dưỡng của trùng biến hình?
- A.Chân giả thứ nhất tiếp cận mồi lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi
- B.Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh
- C.Không bào tiêu hoá, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá
- D.Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 41656
Nêu các triệu chứng kiết lị?
- A.Đau quặn bụng
- B.Đi ngoài nhiều
- C.Phân có lẫn máu và chất nhày
- D.Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 41657
Trùng sốt rét có cẩu tạo như thế nào để thích nghi với lối kí sinh trong máu người?
- A.Kích thước rất nhỏ
- B.Không có bộ phận di chuyển
- C.Không có không bào
- D.Cà A, B và C đều đúng
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 41658
Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?
- A.1, 2, 3, 4
- B.2, 3, 4
- C.1, 2, 3
- D.1, 2, 4
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 41659
Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô là gì?
- A.Sống bơi lội
- B.Sống bám
- C.Sống đơn độc
- D.Cả A và C đúng
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 41660
Loài nào sau đây có hình thức di chuyển theo kiểu co bóp dù?
- A.Thuỷ tức
- B.San hô
- C.Sứa
- D.Tất cả đều đúng