Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 30929
Nhóm cây nào toàn thực vật có hoa?
- A.Cây táo, cây thông, cây lúa, cây vạn niên thanh
- B.Cây cải, cây hồng xiêm, cây đậu, cây dừa
- C.Cây rau bợ, cây chuối, cây xà cừ, cây phượng
- D.Cả a, b và c
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 30930
Cho biết khái niệm về mô?
- A.Mô gồm những tế bào có kích thước, hình dáng giống nhau
- B.Mô gồm những tế bào có kích thước, hình dáng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng như nhau
- C.Mô gồm những tế bào cùng thực hiện những chức năng giống nhau
- D.Mô là đơn vị cấu trúc quyết định hình dạng của cây
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 30931
Loại mô nào giúp cây lớn lên?
- A.Mô phân sinh
- B.Mô mềm
- C.Mô dẫn
- D.Mô bì
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 30932
Cây nào dưới đây có rễ chùm?
- A.Cây mận
- B.Cây bàng
- C.Cây sanh
- D.Cây lúa
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 30933
Thân to ra do đâu?
- A.Phần vỏ
- B.Phần trụ giữa
- C.Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- D.Phần vỏ và phần trụ giữa
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 30934
Sự lớn lên và sự phân chia tế bào có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống thực vật?
- A.Làm cho cơ thể thực vật không lớn lên
- B.Làm cho thực vật bình thường
- C.Làm cho cơ thể thực vật lớn lên
- D.Cơ thể thực vật phong phú hơn
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 30935
Nhóm cây nào dưới đây gồm các loại thân củ?
- A.củ khoai lang, củ gừng, củ tỏi
- B.củ chuối, củ cải, củ mì
- C.củ cà rốt, củ hành, củ khoai tây
- D.củ khoai tây, củ chuối
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 30936
Chồi nách gồm những loài chồi nào?
- A.Chồi hoa và chồi lá
- B.Chồi lá và cành
- C.Chồi ngọn và chồi hoa
- D.Chồi ngọn và chồi lá
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 30937
Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia là:
- A.Tế bào già
- B.Tế bào trưởng thành
- C.Tế bào non
- D.Cả A,B,C đều đúng
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 30938
Trong những nhóm cây sau, nhóm gồm toàn cây lâu năm là:
- A.Cây ngô, cây lúa, cây tỏi, cây mì (sắn)
- B.Cây táo, cây nhãn, cây mít, cây đào
- C.Cây cà chua, cây mít, cây cải, cây ổi
- D.Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 30939
Bấm ngọn những cây lấy quả hạt có lợi gì?
- A.Để tăng năng suất cây trồng
- B.Để cây chịu hạn tốt
- C.Để cây sống lâu
- D.Để cây chống được mầm bệnh
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 30940
Vì sao lông hút có thể coi là một tế bào?
- A.Vì có không bào lớn
- B.Vì nó là 1 tế bào biểu bì kéo dài
- C.Vì có đủ các thành phần của tế bào
- D.Vì có chức năng hút nước và muối khoáng
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 30941
Vì sao miền hút là miền quan trọng nhất?
- A.Có mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng
- B.Có nhiều lông hút để hút nước và muối khoáng hòa tan
- C.Có mạch rây vận chuyển chất hữu cơ
- D.Có ruột chứa chất dự trữ
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 30942
Rễ các cây ngập trong nước có lông hút không?
- A.Tất cả những cây rễ ngập trong nước có lông hút
- B.Một số những cây rễ ngập trong nước không có lông hút
- C.Phần lớn những cây rễ ngập trong nước có lông hút
- D.Phần lớn những cây ngập trong nước không có lông hút
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 30943
Mạch gỗ có chức năng gì?
- A.Vận chuyển nước và muối khoáng
- B.Vận chuyển chất hữu cơ
- C.Vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ
- D.Chứa chất dự trữ
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 30944
Mạch rây có chức năng gì?
- A.Vận chuyển nước và muối khoáng
- B.Vận chuyển chất hữu cơ
- C.Vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ
- D.Chứa chất dự trữ
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 30945
Ruột có chức năng gì?
- A.Vận chuyển nước và muối khoáng
- B.Vận chuyển chất hữu cơ
- C.Vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ
- D.Chứa chất dự trữ
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 30946
Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
- A.Củ nhanh bị hỏng
- B.Để cây không ra hoa được
- C.Giữ chất dinh dưỡng trong củ không bị giảm
- D.Sau khi ra hoa số lượng củ giảm
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 30947
Có 3 tế bào của mô phân sinh ngọn trải qua 4 lần phân chia. Hỏi sau khi phân chia xong có bao nhiêu tế bào mới được tạo thành?
- A.21
- B.48
- C.12
- D.27
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 30948
Những loại rau trồng lấy lá cần nhiều loại muối gì?
- A.muối đạm
- B.muối lân
- C.muối kali
- D.Cả A,B,C
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 30949
Khi tế bào phân chia, bộ phận đầu tiên nhân đôi là gì?
- A.Vách tế bào
- B.Màng sinh chất
- C.Chất tế bào
- D.Nhân
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 30950
Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng gì?
- A.Hình sao
- B.Hình trứng
- C.Hình đa giác
- D.Hình sợi dài
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 30951
Những nhóm đối tượng nào sau đây được xem là sinh vật?
- A.Cây thông, giun đất, bèo tấm, hòn đá
- B.Cây bàng, con sâu,con khỉ, cột đèn
- C.Cây mít, con gà, con rắn,cây bàng
- D.Tất cả các phương án trên
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 30952
Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm thân leo?
- A.Cây bí ngô, cây rau má, cây mướp đắng
- B.Cây mồng tơi, cây mướp, cây đậu Hà lan
- C.Cây mồng tơi, cây mướp ngọt, cây mít, cây bìm bìm
- D.A và B
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 30953
Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm rễ cọc?
- A.Cây mít, cây ổi, cây xoài, cây bàng
- B.Cây lúa, cây dừa, cây hành, cây ớt
- C.Cây lúa, cây bèo tây,cây hành, cây cỏ mần trầu
- D.Cả A, B, C
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 30954
Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm thân cỏ?
- A.Cây ngô, cây hành,cây lúa, cây lay ơn
- B.Cây mồng tơi, cây mướp ngọt, cây đậu Hà lan
- C.Cây mồng tơi, cây mướp ngọt, cây mít, cây bìm bìm
- D.Tất cả các phương án trên
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 30955
Kính hiển vi có 3 bộ phận chính nào?
- A.Giá đỡ, thân kính, gương phản chiếu ánh sáng
- B.Bàn kính, thân kính, ốc điều chỉnh
- C.Chân kính, thân kính, bàn kính
- D.Ống kính, chân kính, bàn kính
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 30957
Ở cây trưởng thành đường kính của thân to ra do đâu?
- A.Tầng sinh trụ xen giữa mạch rây và mạch gỗ làm cho trụ giữa lớn lên
- B.Tầng sinh vỏ nằm trong thịt vỏ làm cho vỏ dày thêm
- C.Chồi ngọn và chồi nách phát triển
- D.Gồm cả A và B
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 30959
Nhóm cây nào sau đây người ta thường tỉa cành:
- A.Bạch đàn, tràm, lim, tre, nhãn
- B.Bạch đàn, tràm, trắc, tre, xà cừ
- C.Xà cừ, huê, chò, phượng, bằng lăng
- D.Huệ, thông, chò, đu đủ, xà cừ
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 30961
Rễ cây hút nước nhờ vào bộ phận nào?
- A.Miền tăng trưởng
- B.Các lông hút ở miền hút
- C.Miền chóp rễ
- D.Miền bần