Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 168539
Phân tích thành phần hoá học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là:
- A.ADN có cấu trúc mạch đơn
- B.ADN có cấu trúc mạch kép
- C.ARN có cấu trúc mạch đơn
- D.ARN có cấu trúc mạch kép
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 168540
Một gen có khối lượng 72.104 đ.v.c và có hiệu số G – A = 380. Mỗi loại nu trong gen đó là
- A.A = T = 790; G = X = 410
- B.A = T = 410; G = X = 790
- C.A = T = 510; G = X = 690
- D.A = T = 310; G = X = 890
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 168541
Mã di truyền có những đặc điểm nào sau đây?
1. Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng
2. Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5/ - 3/
3. Mã di truyền có tính dư thừa
4. Mã di truyền có tính đặc hiệu
5. Mã di truyền có tính phổ biến
6. Mã di truyền có tính độc lập
Phương án đúng là?
- A.1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- B.1, 2, 3, 4, 5, 6
- C.2, 3, 4, 5
- D.2, 3, 4, 5, 6, 7
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 168542
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5' → 3'.
5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
- A.1, 2, 3, 4, 5
- B.2, 4, 5, 6
- C.1, 3, 4, 5, 6
- D.1, 2, 3, 4, 6
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 168543
Theo Menđen, trong phép lai một cặp tính trạng, F1 biểu hiện một tính trạng duy nhất. Tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là
- A.tính trạng ưu việt
- B.tính trạng trội
- C.tính trạng trung gian
- D.tính trạng lặn
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 168544
Theo Menđen, trong phép lai một cặp tính trạng, F1 biểu hiện một tính trạng duy nhất. Tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là
- A.tính trạng thuần
- B.tính trạng trội
- C.tính trạng phân li
- D.tính trạng lặn
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 168545
Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá tình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’UUG3’ trên phân tử mARN.
- A.(2), (3)
- B.(1), (4)
- C.(2), (4)
- D.(l), (3)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 168546
Bộ ba đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
- A.codon
- B.axit amin
- C.anticodon
- D.triplet
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 168547
Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
- A.chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
- B.ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- C.prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
- D.mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 168548
Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
- A.Vùng vận hành (O)
- B.Vùng khởi động (P)
- C.Gen điều hoà (R)
- D.Các gen cấu trúc (Z, Y, A)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 168549
Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanine. Gen A bị đột biến điểm thành alen Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
- A.A = T = 799; G = X = 401
- B.A = T = 800; G = X = 399
- C.A = T = 799; G = X = 400
- D.A = T = 801; G = X = 400
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 168550
Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
- A.thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
- B.thay thế cặp G-X bằng cặp X-G
- C.thay thế cặp A-T bằng cặp T-A
- D.thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 168551
Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{C + X}}\)= 1,5. Gen B bị đôt biến dạng thay thể một cặp G - X bằng một cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
- A.3599
- B.3600
- C.3899
- D.3601
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 168552
Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp sô 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
1. 2n+1-1 và 2n-2-1.
2. 2n+1+1 và 2n-1+1.
3. 2n+1+1 và 2n-1-1.
4. 2n+1-1 và 2n-1+1
5. 2n+2 và 2n-2.
6. 2n+1+1 và 2n-2-1.
7. 2n+1+1 và 2n-2.
8. 2n+2 và 2n-1-1.
Số kết quả có thể đúng là
- A.4
- B.2
- C.1
- D.5
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 168553
Một phân tử mARN trưởng thành có chiều dài 5100A0, phân tử prôtêin tổng hợp từ mARN đó có:
- A.498 axit amin
- B.600 axit amin
- C.950 axit amin
- D.499 axit amin
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 168554
Cho biết các bộ ba đối mã tương ứng với các loại axit amin như sau:
AXX: triptôphan GAA:lơxin UGG: thrêônin. XGG: alanin UUX: lizin.
Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau:
...Lizin-alanin-thrêônin-lơxin-triptôphan...
Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pôlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba ribônuclêotit là:
- A.....UUX-XGG-UGG-GAA-AXX....
- B....AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
- C....UAA-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
- D....AUG-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 168555
Phân tử m ARN thứ nhất dài 2550 Ao và gấp 1,25 lần so với chiều dài phân tử m ARN thứ hai. Quá trình giải mã của 2 phân tử m ARN trên đã cần môi trường cung cấp 1593 axit amin. Số protein được tổng hợp từ cả hai mARN nói trên là:
- A.6
- B.7
- C.8
- D.9
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 168556
Phân tử mARN dài 2312A0 có A= 1/3 U = 1/7 X = 1/9 G. Mã kết thúc trên mARN là UAG. Số lượng từng loại rN A, U, G, X trên mARN lần lượt là:
- A.17, 51, 153, 119
- B.34, 102, 306, 238
- C.68, 204, 612, 472
- D.33, 101, 105 và 238
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 168557
Phân tử mARN dài 2312A0 có A= 1/3 U = 1/7 X = 1/9 G. Mã kết thúc trên mARN là UAG. Khi tổng hợp 1 protein, mỗi tARN đều giải mã 1 lần số ribonucleotit, mỗi loại A, U, G, X môi trường cần cung cấp cho các đối mã của các tARN lần lượt là:
- A.102, 34, 238, 306
- B.101, 33, 237, 306
- C.203, 67, 472, 611
- D.101, 33, 238, 305
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 168558
Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền
- A.tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn
- B.tương tác gen, phân ly độc lập
- C.trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập
- D.qua tế bào chất
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 168559
Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
- A.Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
- B.Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung
- C.Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể
- D.Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 168560
Đậu Hà lan bình thường có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cây đậu có tông số NST trong tế bào bằng 21 được gọi là thể
- A.tam nhiễm
- B.đa bội
- C.tam bội
- D.dị bội
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 168561
Khi nói về cấu trúc của operon, điều khẳng định nào sau đây là chính xác?
- A.Operon là một nhóm gen cấu trúc có chung một trình tự promoter và kết hợp với một gen điều hòa có nhiệm vụ điều hòa phiên mã của cả nhóm gen cấu trúc nói trên cùng lúc
- B.Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau và mã hóa cho các phân tử protein có chức năng gần giống hoặc liên quan đến nhau
- C.Operon là một nhóm gen cấu trúc có cùng một promoter và được phiên mã cùng lúc thành các phân tử mARN khác nhau
- D.Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 168562
Trên một phân tử mARN có trình tự các nu như sau :
5’ ...XXX AAU GGG AUG GGG UUU UUX UUA AAA UGA ... 3’
Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp riboxom lần lượt là:
- A.10 aa và 10 bộ ba đối mã
- B.10 aa và 11 bộ ba đối mã
- C.6 aa và 6 bộ ba đối mã
- D.6 aa và 7 bộ ba đối mã
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 168563
Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:
- A.Gly-Pro-Ser-Arg
- B.Ser-Ala-Gly-Pro
- C.Ser-Arg-Pro-Gly
- D.Pro-Gly-Ser-Ala
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 168564
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
- A.3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’
- B.3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’
- C.3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’
- D.3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 168565
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là:
- A.bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN
- B.nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục
- C.tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN
- D.tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 168566
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là:
- A.336
- B.112
- C.224
- D.448
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 168567
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A+T/G+X = 4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là:
- A.25%
- B.10%
- C.40%
- D.20%
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 168568
Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
- A.5’UAX3’
- B.5’UGA3’
- C.5’AUG3’
- D.5’AGU3’
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 168569
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
- B.Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’ thì mạch bổ sung sẽ được tổng hợp liên tục
- C.Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới
- D.Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 168570
Một gen có chiều dài 510 nm và có 3900 liên kết hydrô, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là:
- A.A = T = 4200; G = X = 1200
- B.A = T = 2100; G = X = 600
- C.A = T = 4200; G = X = 6300
- D.A = T = 6300; G = X = 4200
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 168571
Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là:
- A.A = 450; T = 150; G = 150; X = 750
- B.A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
- C.A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
- D.A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 168572
Một số cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, … thường được hình thành do:
- A.tự đa bội chẵn
- B.dị đa bội
- C.tự đa bội lẻ
- D.lệch bội
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 168573
Một trong những ý nghĩa của quy luật di truyền phân li độc lập là:
- A.Có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau
- B.Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp do hình thành các nhóm gen liên kết mới
- C.Tạo điều kiện cho các nhóm tính trạng tốt luôn đi chung với nhau
- D.Dự đoán được giới tính của vật nuôi ở giai đoạn sớm
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 168574
Xét 2 cặp NST ở ruồi giấm đực mang cặp gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) và \(\frac{{De}}{{dE}}\). Trong giảm phân có hiện tượng không phân ly của cặp De/dE ở lần phân bào thứ 2. Số loại giao tử tối đa có thể hình thành là:
- A.4
- B.6
- C.8
- D.10
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 168575
Phép lai giữa cú mèo màu đỏ và cú mèo màu bạc, khi thì sinh ra toàn cú mèo màu đỏ, khi thì sinh ra 1 cú mèo màu đỏ: 1 cú mèo màu bạc và có khi 2đỏ : 1trắng : 1 bạc. Phép lai giữa 2 cú mèo màu đỏ cũng sinh ra có khi toàn màu đỏ, có khi 3 đỏ :1 bạc hoặc 3 đỏ : 1 trắng. Xác định kiểu di truyền của các tính trạng này?
- A.Tính trạng do nhiều gen quy định
- B.Tính trạng trội không hoàn toàn
- C.Có hiện tượng gen gây chết
- D.Tính trạng đơn gen đa alen
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 168576
Nhóm máu MN ở người được quy định bởi cặp alen đồng hợp trội M, N. Người có nhóm máu M có kiểu gen MM, nhóm máu N có kiểu gen NN, nhóm máu MN có kiểu gen MN. Trong một gia đình bố và mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ có 6 con gồm 3 con có nhóm máu M, 2 con có nhóm máu MN và 1 con có nhóm máu N là bao nhiêu?
- A.1/1024
- B.3/16
- C.33/64
- D.15/256
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 168577
Với một gen quy định một tính trạng, khi lai hoa tím x hoa trắng, F1 có 100% hoa tím, F2 thu được 3 tím : 1 trắng thì trong các cây hoa tím xác suất chọn 1 cây dị hợp là bao nhiêu?
- A.75%
- B.66,7%
- C.50%
- D.33,3%
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 168578
Cho con đực (XY) lông không có đốm lai với con cái lông có đốm thu được F1: 100% con đực lông có đốm : 100% con cái lông không đốm. Từ kết quả của phép lai này cho phép kết luận cặp tính trạng này di truyền theo qui luật:
- A.Trội hoàn toàn
- B.Liên kết giới tính, di truyền chéo
- C.Di truyền theo dòng mẹ
- D.Liên kết giới tính, di truyền thẳng