Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Duy Tân

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 168459

    Thực hiện một phép lai giữa 2 cá thể ruồi giấm thu được kết quả sau:

    Ở giới ♀: 100 hoang dại, 103 cánh xẻ

    Ở giới ♂: 35 hoang dại, 71 đỏ rực, 65 cánh xẻ, 30 đỏ rực, cánh xẻ

    Xác định tần số hoán vị gen?

    • A.Không xác định được vì không biết được tính trạng trội/ lặn
    • B.20%
    • C.32,34%
    • D.16,17%
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 168460

    Thực hiện một phép lai giữa 2 cá thể ruồi giấm thu được kết quả sau:

    Ở giới ♀: 100 hoang dại, 103 cánh xẻ

    Ở giới ♂: 35 hoang dại, 71 đỏ rực, 65 cánh xẻ, 30 đỏ rực, cánh xẻ

    Xác định tần số hoán vị gen?

    • A.Không xác định được vì không biết được tính trạng trội/ lặn
    • B.20%
    • C.32,34%
    • D.16,17%
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 168461

    Các gen a và b liên kết nhau và cách nhau 10 đơn vị bản đồ. Các gen c và d liên kết nhau và cách nhau 5 đơn vị bản đồ trên nhiễm sắc thể khác với nhiễm sắc thể có chứa a và b. Một cá thể đồng hợp tử về các alen trội được lai với cá thể đồng hợp tử về tất cả các gen lặn. Các cá thể F1 được lai phân tích. Lớp kiểu hình nào sẽ có tần số nhỏ nhất?

    • A.AB CDab cdAB cdab CD
    • B.Ab CDaB cdAB Cdab cD
    • C.Ab CdAb cDaB CdaB cD
    • D.Ab cdaB CDAB Cdab cD
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 168462

    P: AaBb x Aabb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 2 lớp kiểu hình phân ly 7:1, quy luật tương tác gen chi phối là:

    • A.át chế kiểu 13 : 3
    • B.cộng gộp kiểu 15 : 1
    • C.bổ trợ kiểu 9 : 7
    • D.át chế kiểu 13 : 3 hoặc 15:1
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 168463

    P: AaBb x aaBb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 3 lớp kiểu hình phân ly 4 : 3 : 1, quy luật tương tác gen chi phối là:

    • A.át chế kiểu 12 : 3 : 1
    • B.át chế kiểu 9 : 4 : 3
    • C.bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1
    • D.hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 4 : 3
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 168464

    F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu sau đây: ABD = 10; ABd = 10; AbD = 190; Abd =190; aBD = 190; aBd = 190; abD = 10; abd = 10  

    Kết luận nào sau đây đúng?

    I. 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

    II. Tần số hóa vị gen là 5%.

    III. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng.

    IV. Tần số hoán vị gen là 2,5%.

    • A.I và IV
    • B.I và II
    • C.II và III
    • D.III và IV
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 168465

    Một cây có kiểu gen Ab/aB tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%, thì con lai mang kiểu gen Ab/aB sinh ra có tỉ lệ:

    • A.4%
    • B.10%
    • C.10,5%
    • D.8%
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 168466

    Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng (P) có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu trắng, F1 thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với một cây có hoa màu trắng, thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng: 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai thu được là 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ, thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào?

    • A.AaBb x aabb hoÆc Aabb x aaBb
    • B.AABb x Aabb
    • C.AaBb x Aabb
    • D.AAbb x Aabb hoÆc AaBb x Aabb
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 168467

    Ở 1 loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a > a1, trong đó A qui định hạt đen, a hạt xám, a1 hạt trắng. Nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng phát sinh ống phấn thì khi cho cá thể Aaa1 tự thụ phấn kết quả phân ly kiểu hình ở Flà:

    • A.10 hạt đen : 7 hạt xám : 1 hạt trắng
    • B.12 hạt đen : 5 hạt xám : 1 hạt trắng
    • C.10 đen : 5 xám : 3 trắng
    • D.12 đen : 3 xám : 3 trắng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 168468

    Các gen a và b nằm trên NST số 20 và cách nhau 20 cM; các gen c và d nằm trên một NST khác và cách nhau 10 cM; trong khi đó các gen e và f nằm trên một NST thứ ba và cách nhau 30 cM. Tiến hành lai một các thể đồng hợp tử về các gen ABCDEF với một cá thể đồng hợp tử về các gen abcdef, sau đó tiến hành lai ngược cá thể F1 với cá thể đồng hợp tử abcdef. Xác suất thu được cá thể có kiểu hình tương ứng với các gen aBCdef và abcDeF lần lượt là:

    • A.0,175 và 0,63
    • B.0,75% và 0,3
    • C.0,175% và 0,3%
    • D.0,75 và 0,63
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 168469

    Có một bệnh thoái hóa xuất hiện ở những người ở độ tuổi từ 35 đến 45. Bệnh gây ra bởi một alen trội. Một cặp vợ chồng có hai con đều đang ở độ tuổi dưới 20. Một trong hai bố hoặc mẹ (dị hợp tử) biểu hiện bệnh, nhưng người còn lại, ở độ tuổi trên 50, thì không. Xác suất để cả hai đứa trẻ đều biểu hiện bệnh khi đến tuổi trưởng thành là bao nhiêu?

    • A.1/16
    • B.3/16
    • C.1/4
    • D.9/16
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 168470

    Ở đậu Hà lan, gen A hạt vàng trội hoàn toàn so với a hạt xanh. Gen B hạt trơn trội hoàn toàn so với b hạt nhăn. Các gen này phân li độc lập. Cho đậu hạt vàng, trơn lai với đậu hạt vàng trơn thu được đời con có tỉ lệ hạt xanh, nhăn bằng 6,25%, kiểu gen của bố mẹ là:

    • A.AaBb x AaBB
    • B.Aabb x AABb
    • C.AaBb x AaBb
    • D.Aabb x AaBb
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 168471

    Cho các cây cà chua quả tròn, vị ngọt (dị hợp tử hai gen) giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ phân li 25% quả tròn, vị chua : 50% quả tròn, vị ngọt : 25% quả bầu, vị ngọt. Kiểu gen của bố mẹ là:

    • A.\(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
    • B.AaBb x AaBb
    • C.\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
    • D.\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{aB}}\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 168472

    Một cá thể có kiểu gen Aa\(\frac{{BD}}{{bd}}\) (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử aBd là:

    • A.20%
    • B.15%
    • C.5%
    • D.10%
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 168473

    Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD- ở đời con là:

    • A.9/32
    • B.3/16
    • C.1/4
    • D.1/8
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 168474

    Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

    • A.Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
    • B.Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế
    • C.ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
    • D.Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 168475

    Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

    • A.A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
    • B.A = 450; T = 150; G= 150; X = 750
    • C.A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
    • D.A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 168476

    Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

    (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

    (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

    (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

    (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

    (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

    (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

    Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

    • A.(3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5)
    • B.(1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5)
    • C.(2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5)
    • D.(5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 168477

    Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:

    • A.gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P)
    • B.vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P)
    • C.gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O)
    • D.gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 168478

    Một gen dài 2448 Aocó A= 15% tổng số nucleotit, phân tử mARN do gen trên tổng hợp có U= 36 ribonucliotit và X = 30 % số ribonucleotit của mạch. Số lượng các loại ribonucleotit A,U, G, X trên mARN lần lượt là:

    • A.216, 288, 36, 180
    • B.180, 36, 288, 216
    • C.216, 36, 288, 180
    • D.180, 288, 36 và 216
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 168479

    Một gen dài 2448 Ao có A= 15% tổng số nucleotit, phân tử mARN do gen trên tổng hợp có U= 36 ribonucliotit và X = 30 % số ribonucleotit của mạch. Tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit A, T, G, X trong mạch khuôn của gen lân lượt là:

    • A.25 %, 5%, 30%, 40%
    • B.5%, 25 %, 30%, 40%
    • C.5%, 25%, 40%, 30%
    • D.25%, 5%, 40%, 30%
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 168480

    Một gen có 20% ađênin và trên mạch gốc có 35% xitôzin. Gen tiến hành phiên mã 4 lần và đã sử dụng mội trường tổng số 4800 ribônuclêôtit tự do. Mỗi phân tử mARN được tạo ra có chứa 320 uraxin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã là:

    • A.rA = 640, rU = 1280, rG = 1680, rX = 1200
    • B.rA = 480, rU = 960, rG = 1260, rX = 900
    • C.rA = 480, rU = 1260, rG = 960, rX = 900
    • D.rA = 640, rU = 1680, rG = 1280, rX = 1200
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 168481

    Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

    • A.điều kiện môi trường sống
    • B.kiểu gen và môi trường
    • C.quá trình phát triển của cơ thể 
    • D.kiểu gen do bố mẹ di truyền
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 168482

    Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

    • A.mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
    • B.mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X
    • C.mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X
    • D.mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 168483

    Hệ quả của dạng đột biết nào sau đây dẫn đến làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể

    • A.Lặp đoạn
    • B.Đảo đoạn
    • C.Mất đoạn
    • D.Cả A và B
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 168484

    Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? 

    • A.Thêm một cặp nuclêôtit
    • B.Mất một cặp nuclêôtit
    • C.Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit
    • D.Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 168485

    Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ \( \frac{A}{G} = \frac{3}{2} \), gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: 

    • A.A = T = 720 ; G = X = 480
    • B.A = T = 419 ; G = X = 721
    • C.A = T = 719 ; G = X = 481 
    • D.A = T = 721 ; G = X = 479
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 168486

    Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến

    • A.thể bốn
    • B.thể lệch bội
    • C.thể tự đa bội 
    • D.thể dị đa bội
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 168487

    Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

    • A.Bệnh ung thư máu
    • B.Hội chứng Tơcnơ
    • C.Hội chứng Đao 
    • D.Hội chứng Claiphentơ
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 168488

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? 

    • A.Mã di truyền có tính thoái hoá
    • B.Mã di truyền là mã bộ ba
    • C.Mã di truyền có tính phổ biến 
    • D.Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 168489

    Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có khối lượng 900.000 đ.v.C chiều dài của gen sẽ là (Tính theo A0)

    • A.5100
    • B.10200
    • C.5096,6
    • D.10196
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 168490

    Một gen dài 10200A0, lượng A = 20%, số liên kết hiđrô có trong gen là:

    • A.7200
    • B.600
    • C.7800
    • D.3600
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 168491

    Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 Alanin, 80 Xistêin, 70 Triptôphan, 48 Lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên làbao nhiêu biết gen đó là gen không phân mảnh: 

    • A.3060 ăngstron
    • B.3570 ăngstron
    • C.4080 ăngstron
    • D.4590 ăngstron
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 168492

    Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại nuclêôtit A: U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Tỷ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong gen đã tổng hợp phân tử ARN nói trên là:

    • A.A = T = 15% và G = X = 35%
    • B.A = T = 35% và G = X = 15%
    • C.A = T = 30% và G = X = 20%
    • D.A = T = 20% và G = X = 30%
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 168493

    Gen dài 2040 Acó hiệu số giữa hai loại nuclêôtit X và A = 15%. Mạch thứ nhất của gen có T = 60 nuclêôtit và G chiếm 35% số nuclêôtit của mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit A, T, G, X trong mạch thứ nhất của gen lần lượt là:

    • A.150, 210, 60 và 180
    • B.150, 60, 180 và 210
    • C.150, 60, 210 và 180
    • D.210, 60, 150 và 180
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 168494

    Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là:

    • A.1AA : 1aa
    • B.1Aa : 1aa
    • C.1AA : 4Aa : 1aa
    • D.4AA : 1Aa : 1a
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 168495

    Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra

    • A.16 loại giao tử
    • B.2 loại giao tử
    • C.4 loại giao tử 
    • D.8 loại giao tử
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 168496

    Đơn phân của prôtêin là gì?

    • A.peptit
    • B.nuclêôtit
    • C.nuclêôxôm
    • D.axit amin
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 168497

    Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là:

    • A.6
    • B.32
    • C.25
    • D.64
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 168498

    Loại tính trạng nào sau đây có mức phản ứng rộng?

    • A.tính trạng số lượng
    • B.tính trạng chất lượng
    • C.tính trạng tương phản
    • D.Cả A và B

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?