Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Thanh Miện

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 96160

    Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?

    • A.Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng đỏ tươi.
    • B.Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ.
    • C.Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.
    • D.Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 96161

    Động vật nào sau đây tiêu hoá nội bào?

    • A.Chim
    • B.Giun đất
    • C.Lợn
    • D.Trùng roi
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 96162

    Vận động bắt mồi của cây gọng vó là ví dụ về hiện tượng cảm ứng gì?

    • A.Hướng nước
    • B.Ứng động sinh trưởng
    • C.Hướng trọng lực
    • D.Ứng động không sinh trưởng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 96163

    Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

    • A.Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
    • B.Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
    • C.Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
    • D.Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 96164

    Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng?

    • A.Số lượng tế bào lông hút nhỏ làm tăng diện tích hấp thu nước và ion khoáng. 
    • B.Sinh trưởng nhanh, phát triển trên bề mặt để lan toả rộng.
    • C.Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút. 
    • D.Số lượng rễ bên nhiều, rễ chính ít phát triển.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 96165

    Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra sản phẩm gì?

    • A.CO2 + ATP + FADH2
    • B.CO2 + ATP + NADH
    • C.CO2 + ATP + NADH +FADH2
    • D.CO2 + NADH +FADH2
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 96166

    Nơi nào diễn ra sự hô hấp ở thực vật?

    • A.Ở rễ
    • B.Ở thân
    • C.Ở lá
    • D.Tất cả các cơ quan của cơ thể
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 96167

    Giai đoạn đường phân diễn ra ở đâu?

    • A.Ty thể
    • B.Tế bào chất
    • C.Lục lạp
    • D.Nhân
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 96168

    Nêu định nghĩa quá trình hô hấp?

    • A.Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
    • B.Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
    • C.Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
    • D.Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 96169

    Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

    • A.Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.
    • B.Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.
    • C.Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.
    • D.Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 96170

    Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là gì?

    • A.lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
    • B.sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
    • C.lực đẩy (áp suất rễ) và lực liên kết của các phân tử nước.
    • D.lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực đẩy của áp suất rễ.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 96171

    Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?

    • A.Chủ động
    • B.Khuếch tán
    • C.Có tiêu dùng năng lượng ATP
    • D.Thẩm thấu
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 96172

    Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là gì?

    • A.Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
    • B.Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
    • C.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
    • D.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 96173

    Nhận định không đúng khi nói về đặc điểm của mạch gỗ là gì?

    • A.mạch gỗ gồm các tế bào chết.
    • B.tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống.
    • C.đầu của tế bào mạch gỗ gắn với đầu của tế bào quản bào thành những ống dài từ rễ đến lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
    • D.thành của mạch gỗ được linhin hóa do đó bền và vững chắc.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 96174

    Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ?

    • A.Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.
    • B.Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
    • C.Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.
    • D.Là động lực của dòng mạch rây.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 96175

    Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

    (I) Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước và hoạt động trao đổi chất của cây

    (II) Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao hơn

    (III) Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.

    (IV) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất.

    (V) Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là nhược trương so với dung dịch đất.

    • A.2
    • B.4
    • C.3
    • D.1
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 96176

    Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm những thành phần nào?

    • A.Qua thân, cành và lá
    • B.Qua khí khổng và qua cutin
    • C.Qua cành và khí khổng của lá
    • D.Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 96177

    Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?

    • A.khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
    • B.khí khổng mở cho khí Ođi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây.
    • C.giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
    • D.tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 96178

    Vì sao cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi?

    I. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.

    II. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.

    III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi.

    IV. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.

    Số phương án đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.0
    • D.1
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 96179

    Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng nào?

    • A.NH4+ và NO3-
    • B.NO2-, NH4+ và NO3- 
    • C.N2, NO2-, NH4+ và NO3-
    • D.NH3, NH4+ và NO3-  
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 96180

    Nhận định nào không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh?

    • A.Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
    • B.Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.
    • C.Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục...
    • D.Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 96181

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?

    (1) Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.

    (2) Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.

    (3).Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng là: cường độ ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

    (4) Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: Lục lạp, ti thể, perôxixôm.

    (5) Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và thải O2 ở ngoài sáng.

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 96182

    Khi tế bào khí khổng trương nước thì xảy ra hiện tượng gì?

    • A.Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng đóng lại.
    • B.Vách dày căng ra làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng đóng lại.
    • C.Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
    • D.Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 96183

    Cho các nhận định sau:

    1. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường có ít tế bào khí khổng để giảm sự thoát hơi nước

    2. Cây trên đồi thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trong vườn

    3. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào lúc chiều tối, ban đêm khí khổng đóng lại.

    4. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc lớn và không được điều tiết.

    Số nhận định không đúng là:

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 96184

    Nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây trồng là gì?

    • A.quá trình cố định nitơ khí quyển.
    • B.phân bón dưới dạng nitơ amon và nitrat.
    • C.quá trình ôxi hoá nitơ không khí do nhiệt độ cao, áp suất cao.
    • D.quá trình phân giải prôtêin của các vi sinh vật đất.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 96185

    Cho các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của nguyên tố nito

    (1) Quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng.

    (2) Ảnh hưởng đến quá trình chống chịu bệnh của cây.

    (3) Khi dư thừa nito sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất khác, làm chậm sự phát triển, kìm hãm sự ra hoa và tạo quả.

    (4) Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

    (5) Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzym, coenzym, axít nucleic, diệp lục, ATP...

    Số phát biểu đúng là:

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 96186

    Sau một thời gian dài trời âm u, nhiệt độ thấp, khi thu hoạch rau người ta kiểm tra thấy hàm lượng NO3- và NH4+ đều cao hơn mức cho phép. Giải thích nào sau đây là đúng?

    (1). Trời âm u, thiếu ánh sáng cây quang hợp kém → tạo NADPH giảm → quá trình chuyển NO3- → NO2- trong cây bị ức chế do thiếu H+ → nồng độ NO3- tăng.

    (2). Nhiệt độ thấp, hô hấp của rễ giảm → tạo NADH giảm → quá trình chuyển NO3- → NO2-  trong cây bị ức chế do thiếu H+ → nồng độ NO3- tăng.

    (3). Nhiệt độ thấp, hô hấp của rễ giảm, các xetoaxit sinh ra trong hô hấp giảm → thiếu các xêtôaxit để nhận NH4+ tạo axit amin → nồng độ NH4+  tăng cao.

    (4). Lượng NO3- dư thừa gây ô nhiễm nông phẩm và người ăn phải có thể ngộ độc và gây ra bệnh tật.

    Số giải thích đúng là:

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 96187

    Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là gì?

    • A.RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).
    • B.APG (axit phootpho glixêric).
    • C.AM (axit malic).
    • D.AlPG (anđêhit phootpho glixêric).
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 96188

    Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

    • A.Ở màng ngoài.
    • B.Ở tilacôit.
    • C.Ở màng trong.
    • D.Ở chất nền.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 96189

    Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat là gì?

    • A.ATP và NADPH
    • B. ATP và ADP và ánh sáng mặt trời
    • C.H2O, ATP
    • D.NADPH, O2
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 96190

    Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là gì?

    • A.Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
    • B.Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.
    • C.Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
    • D.Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 96191

    Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật

    I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp thụ)

    II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất.

    III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.

    IV. Nhờ có enzym nitrôgenara, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3

    V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

    • A.I, II, III, IV.
    • B.I, III, IV, V.
    • C.II. IV, V.
    • D.II, III, V.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 96192

    Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là gì?

    • A.Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).
    • B.Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.
    • C.Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
    • D.Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 96193

    Cho các phát biểu sau về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM:

    1/ Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật Clà Anđêhit phôtphoglixêric (AlPG).

    2/ Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4 là Ribulôzơ điphôtphat (RiDP).

    3/ Giống nhau giữa thực vật C3, Cvà CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin.

    4/ Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền đều thuộc nhóm thực vật CAM.

    Số phát biểu đúng là:

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 96194

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào xảy ra sự lên men ở cơ thể thực vật?

    • A.Cây sống nơi ẩm ướt.
    • B.Cây bị ngập úng.
    • C.Cây bị khô hạn.
    • D.Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 96195

    Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là gì?

    • A.không bào.
    • B.ti thể. 
    • C.mạng lưới nội chất.
    • D.lạp thể.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 96196

    Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?

    • A.Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
    • B.Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.
    • C.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.
    • D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 96197

    Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?

    • A.Đều diễn ra vào ban ngày.
    • B.Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).
    • C.Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
    • D.Chất nhận CO2.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 96198

    Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là gì?

    • A.ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
    • B.ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
    • C.ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2.
    • D.ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 96199

    Cho các phát biểu về ảnh hưởng của hô hấp trong việc bảo quản nông phẩm:

    (1) Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản do đó làm giảm số lượng và chất lượng bảo quản.

    (2) Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

    (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm trong môi trường bảo quản do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

    (4) Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

    Số phát biểu đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.1

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?