Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Trần Cao Vân

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 14386

    Trong hô hấp tế bào, sau quá trình đường phân thì mỗi phân tử glucôzơ ban đầu tạo ra bao nhiêu phân tử axit piruvic?

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 14388

    Sau chu trình Crep, sản phẩm nào của hô hấp tế bào sẽ không tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp?

    • A.NADH và FADH2
    • B.ATP và NADH
    • C.NADH
    • D.ATP
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 14392

    Quá trình quang hợp ở thực vật trải qua mấy pha?

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 14396

    Cần bao nhiêu phân tử ATP để hoạt hoá một phân tử glucôzơ ở giai đoạn đầu của đường phân?

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 14400

    Các giai đoạn chính của hô hấp hiếu khí ở tế bào diễn ra theo trình tự từ sớm đến muộn như thế nào?

    • A.Đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
    • B.Chu trình Crep, đường phân, chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
    • C.Chuỗi chuyền êlectron hô hấp, đường phân, chu trình Crep.
    • D.Chuỗi chuyền êlectron hô hấp, chu trình Crep, đường phân.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 14404

    Trong chu trình Canvin (xảy ra trong pha tối của quang hợp ở nhiều loài thực vật), chất kết hợp với khí cacbônic đầu tiên là gì?

    • A.Axit phôtphoglixêric.
    • B.Anđêhit phôtphoglixêric.
    • C.Ribulôzơđiphôtphat.
    • D.Axêtyl – côenzimA.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 14408

    Cấu trúc của enzyme gồm các chất nào sau đây?

    • A.Adenin, pentose, phosphate
    • B.Protein, phospholipit
    • C.Cơ chất, protein, ribose
    • D.Protein, coenzyme
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 14412

    Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzyme, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó enzyme có hoạt tính như thế nào?

    • A.Enzyme bắt đầu hoạt động
    • B.Enzyme ngừng hoạt động
    • C.Enzyme có hoạt tính cao nhất
    • D.Enzyme có hoạt tính thấp nhất
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 14416

    Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme trong cơ thể người là bao nhiêu?

    • A.15oC- 20oC
    • B.20oC- 25oC
    • C.20oC- 35oC
    • D.35oC- 40oC
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 14420

    Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzyme lên các phản ứng là gì?

    • A.Tạo các sản phẩm trung gian.
    • B.Tạo ra enzyme - cơ chất.
    • C.Tạo sản phẩm cuối cùng.
    • D.Giải phóng enzyme khỏi cơ chất.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 14423

    Cơ chất là gì?

    • A.Chất tham gia cấu tạo enzyme.
    • B.Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác.
    • C.Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác.
    • D.Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 14427

    Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?

    • A.Enzyme là một chất xúc tác sinh học.
    • B.Enzyme được cấu tạo từ các đisaccrit.
    • C.Enzyme sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng.
    • D.Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 14431

    Hoạt động nào sau đây là của enzyme?

    • A.Xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
    • B.Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được.
    • C.Điều hoà các hoạt động sống của cơ thể.
    • D.Cả 3 hoạt động trên.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 14435

    Cơ chế nào giúp tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất?

    • A.nhiệt độ tế bào.
    • B.độ pH của tế bào.
    • C.nồng độ cơ chất
    • D.nồng độ enzyme trong tế bào.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 14439

    Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với bào quan nào?

    • A.Cofactơ
    • B.Protein.
    • C.Coenzyme.
    • D.Trung tâm hoạt động.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 14443

    Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là gì?

    • A.xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
    • B.điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
    • C.điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào
    • D.điều hoà bằng ức chế ngược.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 14447

    Chất nào dưới đây là enzyme?

    • A.Saccaraza
    • B.Prôteaza
    • C.Nuclêôtiđaza
    • D.Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 14451

    Enzyme có đặc tính nào sau đây?

    • A.Tính thoái hóa.
    • B.Tính chuyên hoá.
    • C.Tính bền với nhiệt độ cao.
    • D.Hoạt tính yếu.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 14454

    Enzyme nào sau đây hoạt động trong môi trường axít?

    • A.Amilaza
    • B.Saccaraza
    • C.Pepsin
    • D.Mantaza
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 14457

    Hậu quả nào sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme?

    • A.Hoạt tính enzyme tăng lên
    • B.Hoạt tính enzyme giảm dần và có thể mất hoàn toàn
    • C.Enzyme không thay đổi hoạt tính
    • D.Phản ứng luôn dừng lại
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 14460

    Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzyme nào?

    • A.Nuclêôtiđaza
    • B.Nuclêaza
    • C.Peptidaza
    • D.Amilaza
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 14463

    Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người gây ra là do đâu?

    • A.Thức ăn không tiêu hóa được.
    • B.Enzyme không được tổng hợp hoặc bất hoạt.
    • C.Cơ chất đó tích lũy độc cho tế bào.
    • D.Cả A, B, C đều đúng.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 14465

    Enzyme làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào?

    • A.Tạo nhiều phản ứng trung gian
    • B.Làm tăng tốc độ phản ứng
    • C.Cung cấp nhiệt độ cho phản ứng
    • D.Cả B và C đều đúng
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 14467

    Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ enzyme?

    • A.Bột giặt
    • B.Rượu
    • C.Sắt thép
    • D.Bánh mì
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 14470

    Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh?

    • A.Vì đu đủ xanh cứng
    • B.Vì không tiêu hóa được
    • C.Vì trong nhựa đu đủ xanh làm cho bệnh nặng hơn
    • D.Vì ăn đu đủ xanh có chứa chất độc
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 14473

    ATP được cấu tạo từ 3 thành phần nào?

    • A.ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat
    • B.ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
    • C.ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
    • D.ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 14476

    Vì sao ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất?

    • A.nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
    • B.các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
    • C.nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
    • D.nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 14479

    Đồng hoá là gì?

    • A.Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
    • B.Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
    • C.Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
    • D.Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 14482

    Dị hoá là gì?

    • A.tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
    • B.tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
    • C.quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
    • D.quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 14484

    Năng lượng là gì?

    • A.Năng lượng là khả năng sinh công
    • B.Năng lượng là sản phẩm các loại chất đốt
    • C.Năng lượng là sản phẩm của sự chiếu sáng.
    • D.Cả A,B và C.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 14486

    Có các trạng thái tồn tại của năng lượng nào?

    • A.Thế năng
    • B.Động năng
    • C.Quang năng
    • D.Cả A và B
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 14488

    Trong tế bào, ATP được sử dụng vào việc chính nào?

    • A.Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
    • B.Vận chuyển các chất qua màng.
    • C.Sinh công cơ học.
    • D.Tổng hợp nên các chất, vận chuyển và sinh công.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 14490

    Loại bào quan có thể chứa ADN trong tế bào của rễ cây là

    • A.nhân, ti thể, thể gôngi.
    • B.ribôxôm, lưới nội chất hạt.
    • C.Nhân, ti thể
    • D.Nhân, lục lạp, ribôxôm
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 14491

    ATP là gì?

    • A.Là hợp chất cao năng
    • B.Gồm adenine , ribose và 3 gốc phosphate
    • C.Tham gia các phản ứng trong tế bào
    • D.Cả A, B, C đều đúng.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 14492

    Chuyển hóa năng lượng là gì?

    • A.Là sự biến đổi năng lượng trong chu trình tuần hoàn vật chất
    • B.Là sự biến đổi năng lượng từ thế năng (hoặc động năng) thành nhiệt năng
    • C.Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống
    • D.Cả A và B.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 14493

    ATP là đồng tiền….. được sinh ra…….và được sử dụng trong….của tế bào.

    Từ, cụm từ nào thích hợp?

    • A.Năng lượng, trong chuỗi truyền năng lượng, tất cả các phản ứng oxi hóa.
    • B.Năng lượng, trong quá trình hô hấp, quá trình dẫn truyền.
    • C.Năng lượng, trong chuỗi truyền điện tử, hoạt động trao đổi chất
    • D.Cả A,B,C đều đúng
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 14494

    Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?

    • A.Màng tế bào
    • B.Nhân tế bào
    • C.Nhiễm sắc thể
    • D.Chất nguyên sinh
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 14495

    Điều kiện nào cần và đủ quy định tính đặc trưng về cấu trúc hóa học của prôtêin?

    • A.Số lượng các aa trong phân tử
    • B.Thành phần các loại aa trong phân tử
    • C.Trật tự phân bố các aa trong phân tử
    • D.Cả A, B, C
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 14496

    Thuật ngữ nào bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại?

    • A.Cacbohidrat
    • B.Tinh bột
    • C.Đường đa
    • D.Đường đơn, đường đa
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 14497

    Chức năng chính của mỡ là gì?

    • A.Dự trữ năng lượng cho tế bào, cơ thể
    • B.Cấu tạo nên các loại màng tế bào
    • C.Tạo nên màng sinh chất hoặc hoocmon giới tính
    • D.Cả A, B và C

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?