Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Hồng Hà

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 14338

    Tính đa dạng của prôtêin được quy định do đâu?

    • A.Nhóm amin của các aa
    • B.Nhóm R- của các aa
    • C.Liên kết peptit
    • D.Số lượng, thành phần và trật tự aa trong phân tử prôtêin
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 14339

    Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cấu thành các cơ thể sống?

    • A.25
    • B.35
    • C.45
    • D.55
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 14340

    Tỷ lệ của nguyên tố Hidro trong cơ thể người là bao nhiêu?

    • A.1,5%
    • B.65%
    • C.9,5%
    • D.18,5 %
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 14341

    Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?

    • A.Màng tế bào
    • B.Nhân tế bào
    • C.Nhiễm sắc thể
    • D.Chất nguyên sinh
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 14342

    Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc nào?

    • A.Hoá học của các đại phân tử 
    • B.Không gian của các đại phân tử.
    • C.Prôtêin.
    • D.Màng tế bào.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 14343

    Vai trò cơ bản của nước đối với việc duy trì sự sống là gì?

    • A.Thành phần cấu tạo của tế bào và nguyên liệu quang hợp
    • B.Dung môi hòa tan các chất
    • C.Dung môi cho các phản ứng sinh hóa
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 14344

    Liên kết este giữa 2 nuclêôtit là liên kết được hình thành từ thành phần nào?

    • A.nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtĩt trước với nhóm phôtphat nuclêôtit sau.
    • B.nhóm OH vị trí 5’ của đường ở nuclêôtit trước với nhóm phôtphat của nuclêôtit sau.
    • C.nhóm OH ở vị trí 3' và nhóm OH ở vị trí 5'.
    • D.nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtit trước với gốc R ở nuclêôtit sau.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 14345

    Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc nào?

    • A.Hoá học của các đại phân tử.
    • B.Không gian của các đại phân tử.
    • C.Prôtêin.
    • D.Màng tế bào.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 14346

    Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây?

    • A.Hêmôglôbin trong hồng cầu của động vật
    • B.Diệp lục tố trong lá cây
    • C.Sắc tố mêlanin trong lớp da
    • D.Sắc tố của hoa, quả ở thực vật
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 14347

    Các loại Nuclêotit nào trong phân tử ADN?

    • A.Ađênin, uraxin, timin và guanine
    • B.Uraxin, timin, Ađênin, xitôzin và guanine
    • C.Guanin, xitôzin, timin và Ađênin
    • D.Uraxin, timin, xitôzin và Ađênin
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 14348

    Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

    • A.Ca, P, Cu, O
    • B.O, H, Fe, K
    • C.C, H, O, N
    • D.O, H, Ni, Fe
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 14350

    Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm thành phần nào?

    • A.Đường pentôzơ và bazơ nitơ
    • B.Đường pentôzơ và nhóm phốtphát.
    • C.Nhóm phốtphát và bazơ nitơ
    • D.Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 14352

    Chức năng của tARN là gì?

    • A.vận chuyển axit amin tới ribôxôm
    • B.truyền đạt thông tin di truyền tới ribôxôm
    • C.mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
    • D.Tham gia cấu tạo ribôxôm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 14354

    Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X)= 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ G của phân tử này là bao nhiêu?

    • A.25%
    • B.20%
    • C.10%
    • D.40%
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 14357

    Cho các hiện tượng sau:

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 14360

    Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên là prôtêin có cấu trúc bậc mấy?

    • A.bậc 1
    • B.bậc 2
    • C.bậc 3
    • D.bậc 4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 14364

    Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

    • A.Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết.
    • B.Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin.
    • C.Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn.
    • D.Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 14367

    Vì sao nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống?

    • A.nhiệt bay hơi cao
    • B.nhiệt dung riêng cao
    • C.lực gắn kết
    • D.tính phân cực
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 14370

    Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc nào?

    • A.Hoá học của các đại phân tử.
    • B.Không gian của các đại phân tử.
    • C.Prôtêin.
    • D.Màng tế bào.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 14373

    Các hợp chất có chứa cacbon sau: (1) tinh bột, (2) glicogen, (3) Saccarozo, (4) photpholipit, (5) mỡ, (6) xenlulozo.

    • A.1, 2, 3, 6
    • B.3, 4, 5, 6
    • C.1, 2, 4, 5
    • D.2, 3, 4, 5
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 14376

    Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường như thế nào?

    • A.Tồn tại tự do trong tế bào
    • B.Liên kết lại với nhau
    • C.Bị các enzim của tế bào phân hủy thành các nucleotit
    • D.Bị vô hiệu hóa
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 14379

    Hợp chất nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

    • A.Prôtêin
    • B.Lipit
    • C.Axit nuclêic
    • D.Cacbohiđrat
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 14382

    Hợp chất cacbohirdrat: Đường đơn- đường đôi- đường đa được xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp là:

    1. Glucozo, 2. Đường Ribo, 3. Glicogen- Xenlulozo, 4. Đường saccarozo

    Sự sắp xếp nào dưới đây phù hợp?

    • A.2 =>3 =>4 => 1
    • B.1=> 2 =>3 => 4
    • C.2=> 1 => 4 => 3
    • D.1=> 3 => 4 => 2
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 14385

    Vì sao cơ thể cần phải lấy prôtêin từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau?

    • A.Tăng khẩu phần ăn hàng ngày
    • B.Dự trữ nguồn protein cho cơ thể
    • C.Đảm bảo cho cơ thể lớn lên
    • D.Cung cấp đủ các loại axit amin
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 14390

    Nguyên tố nào là nguyên tố đại lượng?

    • A.Đồng
    • B.Cacbon
    • C.Mangan
    • D.Magie
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 14394

    Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định do đâu?

    • A.Số vòng xoắn.
    • B.Chiều xoắn.
    • C.Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
    • D.Tỉ lệ (A+T):(G+X)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 14398

    Trong các loại ARN sau đây, loại nào chỉ có ở tế bào nhân sơ?

    • A.rARN 5,8S
    • B.rARN 18S
    • C.rARN 16S
    • D.rARN 28S
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 14402

    Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với sự sống là:

    • A.Là thành phần cấu trúc nên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào.
    • B.Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể.
    • C.Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào.
    • D.Là hợp chất hữu cơ xây dựng lên cấu trúc tế bào.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 14406

    Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử nào?

    • A.ADN.
    • B.prôtêin.
    • C.CO2
    • D.Cả A và B
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 14411

    Một phân tử mỡ bao gồm những gì?

    • A.1 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.
    • B.1 phân tử glixêrôl với 1 axít béo.
    • C.1 phân tử glixêrôl với 2 axít béo.
    • D.3 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 14414

    Mô cơ và mô gan của chúng ta chứa loại đường đa nào?

    • A.Glicôgen
    • B.Glucôzơ
    • C.Tinh bột
    • D.Kitin
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 14418

    Chất nào sau đây không phải là steroit?

    • A.Cholesterol
    • B.Testosterol
    • C.Vitamin
    • D.Sáp
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 14422

    Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ nucleotit loại A là 35% thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là bao nhiêu?

    • A.20%
    • B.10%
    • C.30%
    • D.15%
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 14426

    Cacbohiđrat là tên gọi  dùng để  chỉ nhóm  chất nào sau đây?

    • A.Chất hữu cơ
    • B.Đạm
    • C.Mỡ
    • D.Đường
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 14430

    Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN như thế nào?

    • A.A liên kết X, G liên kết T.
    • B.A liên kết U, T liên kết A, G liên kết X, X liên kết G.
    • C.A liên kết T, G liên kết X.
    • D.A liên kết U, G liên kết X.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 14434

    Trong tế bào, nước thường có mặt chủ yếu ở đâu?

    • A.Nhân
    • B.Chất nguyên sinh
    • C.Ti thể
    • D.Lạp thể (Lục lạp)
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 14438

    Các nguyên tố vi lượng thường chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng trong cơ thể sống?

    • A.nhỏ hơn 0,1%
    • B.Lớn hơn 0,01%
    • C.Nhỏ hơn 0,01%
    • D.Lớn hơn 0,1%
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 14442

    Thiếu một lượng nhỏ Iốt chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?

    • A.Da vàng
    • B.Bướu cổ
    • C.Giảm thị lực
    • D.Còi xương.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 14446

    Thiếu máu do thiếu nguyên tố Fe (sắt) thường dẫn đến triệu chứng gì?

    • A.Chóng mặt, mệt mỏi.
    • B.Da chuyển sang màu trắng
    • C.Tóc chuyển sang màu bạc
    • D.Mắt đỏ, giảm thị lực
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 14450

    Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

    • A.Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
    • B.Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
    • C.Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
    • D.Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?