Đề thi giữa HK1 môn Sinh 7 năm học 2019 - 2020 Trường THCS Cao Nhân

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 42301

    Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống kí sinh 

    • A.Trùng roi xanh
    • B.Trùng giày
    • C.Trùng biến hình 
    • D.Trùng kiết lị
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 42302

    Khi mổ các động vật không xương cần chú ý điều gì? 

    • A.Mổ ở mặt bụng
    • B.Mổ ở mặt lưng
    • C.Mổ ở các vị trí đều được  
    • D.Mổ ở mặt bên
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 42303

    Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn các loài thuộc ngành ruột khoang? 

    • A.Thủy tức, giun kim , giun đũa
    • B.Lươn, mực , bạch tuộc
    • C.Sứa, san hô, thủy tức  
    • D.Hải quì, sao biển, ốc sên
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 42304

    Cơ thể là một tế bào hình thoi, đuôi nhọn đầu tù và có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp chúng di chuyển là đặc điểm của động vật nguyên sinh nào? 

    • A.Trùng roi xanh
    • B.Trùng giày
    • C.Trùng biến hình 
    • D.Trùng kiết lị
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 42305

    Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ: 

    • A.Sắc tố ở màng cơ thể
    • B.Màu sắc của các hạt diệp lục
    • C.Màu sắc của điểm mắt 
    • D.Sự trong suốt của màng cơ thể
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 42306

    Câu nào sau đây là không đúng khi nói về ruột khoang? 

    • A.Cơ thể đối xứng tỏa tròn, chủ yếu sống ở nước mặn
    • B.Đa số các loài ruột khoang có lối sống kí sinh
    • C.Ruột dạng túi     
    • D.Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 42307

    Loài ruột khoang nào sau đây có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái ở biển 

    • A.Sứa
    • B.San hô 
    • C.Hải quì
    • D.Thủy tức
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 42308

    Trùng kiết lị giống trùng biến hình ở đặc điểm nào trong số các đặc điểm sau đây: 

    • A.Có chân giả
    • B.Di chuyển tích cực
    • C.Sống tự do ngoài thiên nhiên 
    • D.Ăn hồng cầu
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 42309

    Giun đất có: 

    • A.1 lỗ cái, 2 lỗ đực  
    • B.2 lỗ cái, 1lỗ đực
    • C.2 lỗ cái, 2 lỗ đực   
    • D.1 lỗ cái, 1lỗ đực 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 42310

    Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì: 

    • A.Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ôxi nên giun đất phải chui lên mặt đất
    • B.Giun đất thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới
    • C.Giun đất chui lên mặt dất để dễ dàng bơi lội
    • D.Tất cả phương án trên
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 42311

    Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không? 

    • A.ngỗng, vịt trời, gà, bướm
    • B.mực, sứa, vịt trời, công
    • C.quạ, đại bàng, chuồn chuồn, chim én 
    • D.hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 42312

    Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì? 

    • A.quang hợp
    • B.bài tiết
    • C.trao đổi khí 
    • D.nhận biết ánh sáng
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 42313

     Điều không thuộc đặc điểm chung của sâu bọ là 

    • A.cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu
    • B.ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
    • C.biến thái không hoàn toàn 
    • D.hô hấp bằng ống khí
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 42314

    Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trên cạn? 

    • A.hổ, sứa, mực, cáo
    • B.đại bàng, muỗi, hến, ngựa
    • C.linh dương, khỉ, diều hâu, cá 
    • D.gà, chó, nai, thỏ
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 42315

    Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường nước? 

    • A.cá chép, vịt, báo, chó
    • B.tôm, mực, ngao, bạch tuộc
    • C.sứa, ruồi, ốc, hến
    • D.trai, ngao, hươu, hổ
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 42316

    Hình ảnh dưới đây cho thấy tập tính của ốc sên là đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó. Ốc sên con ra đời sau vài tuần. Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng là:

     

    • A.bảo vệ trứng khỏi kẻ thù
    • B.để trứng nở nhanh hơn
    • C.để trứng nở toàn ốc sên cái 
    • D.để tăng nhiệt độ ấp trứng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 42317

    Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản 

    • A.phân đôi
    • B.vô tính
    • C.hữu tính 
    • D.tiếp hợp
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 42318

    Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm phân biệt giữa thực vật với động vật? 

    • A.không có khả năng tự di chuyển
    • B.không có khả năng phản ứng
    • C. đa số không có khả năng tự dưỡng 
    • D.không có hệ thần kinh và giác quan
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 42319

    Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:  

    • A.Trùng giày, trùng kiết lị
    • B.Trùng biến hình, trùng sốt rét
    • C.Trùng sốt rét, trùng kiết li 
    • D.Trùng  roi xanh, trùng giày
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 42320

    Động vật nguyên sinh nào  có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? 

    • A.Trùng giày
    • B.Trùng biến hình 
    • C.Trùng sốt rét 
    • D.Trùng roi xanh 
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 42321

    Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là: 

    • A.Cơ thể phân đốt, có thể xoang ; ống tiêu hoá phân hoá ; bắt đầu có hệ tuần hoàn
    • B.Cơ thể hình trụ thuôn dài, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hoá từ miệng đến hậu môn
    • C.Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn 
    • D.Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 42322

    Người ta thường câu tôm sông vào thời gian nào trong ngày? 

    • A.Sáng sớm
    • B.Buổi trưa
    • C.Chập tối 
    • D.Ban chiều
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 42323

    Động vật nào dưới đây là đại diện của Ngành Thân mềm? 

    • A.Hình 1
    • B.Hình 2
    • C. Hình 3 
    • D.Hình 4
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 42324

    Hầu hết giun tròn kí sinh ở 

    • A.người, động vật và cả thực vật
    • B.nấm
    • C.tảo 
    • D.thực vật
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 42325

    Những đặc điểm chỉ  có ở mực là: 

    • A.Bò chậm chạp, có mai
    • B.Bơi nhanh, có mai
    • C.Bò nhanh, có hai mảnh vỏ 
    • D.Bơi chậm, có hai mảnh vỏ
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 42326

    Hải quỳ khác san hô ở đặc điểm 

    • A.cơ thể hình trụ
    • B. kiểu sống bám
    • C.không sống tập đoàn 
    • D.nhiều tua miệng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 42327

    Động vật phân biệt với thực vật ở những đặc điểm chủ yếu nào? 

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 42328

    Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 42329

    a) Hãy trình bày các biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh?

    b) Tại sao tỉ lệ nhiễm giun sán kí sinh ở nước ta còn cao? 

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 42330

    Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả? 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?