Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018, Trường THPT Marie Curie
Câu hỏi Tự luận (7 câu):
-
Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)
-
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Xem đáp án - Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: chính luận (0,25 đ)
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận (0,25 đ)
- Mức không tính điểm: trả lời sai.
-
Nêu nội dung của văn bản. (0.5 điểm)
Xem đáp án - Nội dung khái quát của văn bản trên
- Điểm 0,5: Bàn về tác hại của Facebook/ Facebook và sự ảnh hưởng của nó đến các mặt đời sống XH. (hoặc cách diễn đạt khác hợp lý)
- Điểm 0,25: Nêu nội dung quá dài dòng, ý chưa gọn.
- Mức không tính điểm: câu trả lời chưa hợp lí, mơ hồ.
-
Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
Xem đáp án - Biện pháp tu từ chính: liệt kê (0,5 đ)
- Tác dụng: Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối có tác dụng nhấn mạnh những tác hại của Facebook (0,5 đ)
- Mức không tính điểm: trả lời chưa chính xác.
-
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của facebook đối với giới trẻ hiện nay. (1.0 điểm)
Xem đáp án - Viết đoạn
- Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng viết đoạn văn ngắn đảm bảo về hình thức, nội dung, không sai ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. (0,25đ)
- Một số tác hại: Tốn thời gian; ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập; dễ bị lừa đảo; bị ăn cắp thông tin cá nhân... (0,75 đ)
- Lưu ý: Nếu HS tách đoạn, trừ 0.25 đ mỗi đoạn.
-
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
-
Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
Xem đáp án - Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách làm bài NLVH.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích các bài sáng tạo dựa trên những yêu cầu căn bản.
- Yêu cầu kiến thức:
- Nội dung: Thương vợ là bài thơ Tú Xương viết về vợ mình. Qua hình ảnh bà Tú vất vả, giàu đức hi sinh là một ông Tú có nhân cách qua lời tự trách. Trong bài viết, HS cần đảm bảo các ý sau:
- Tấm lòng yêu thương, quý trọng và tri ân của ông Tú đối với người vợ:
- Hình ảnh bà Tú tảo tần, vất vả, chịu thương chịu khó nuôi chồng, nuôi con qua cái nhìn của Tú Xương.
- Sự thấu hiểu, cảm thông với những lo toan, vất vả của vợ.
- Lòng biết ơn, sự tri ân của ông Tú dành cho người vợ của mình.
- Nhân cách của nhà thơ thể hiện qua lời tự trách:
- Tú Xương tự lên án, phán xét mình trước những khó nhọc mà vợ mình đang gánh vác.
- Lời chửi xã hội mang ý nghĩa sâu sắc: thói đời bạc bẽo là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải vất vả trăm bề.
- → Qua lời tự trách, ta thấy Tú Xương là một người có nhân cách cao đẹp.
- Nghệ thuật: Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật; sử dụng sáng tạo ca dao, thành ngữ và các biện pháp tu từ; lời thơ giản dị, vừa hóm hỉnh, vừa sâu lắng, xúc động...
- Lưu ý: HS có thể lựa chọn nhiều hướng để phân tích, chủ yếu là làm rõ yêu cầu của đề bài.
- Thang điểm: (Bám sát vào điểm chi tiết từng ý ở trên, linh hoạt với những bài phân tích theo kết cấu khác).
- Điểm 6 - 7: Phân tích rõ được ý trọng tâm của đề yêu cầu (kết hợp cả nội dung và nghệ thuật). Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo.
- Điểm 4 - 5: Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ. Đảm bảo các ý cơ bản về nội dung và nghệ thuật. Còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2 - 3: Chưa làm rõ được yêu cầu đề (không đề cập đến nghệ thuật khi phân tích); mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai kiến thức; mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.
Thảo luận về Bài viết