Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Thống Nhất A
Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Vị vua và những bông hoa “Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi. Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm. Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”, “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” - cô gái trả lời. “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.
Dẫn theo Quà tặng cuộc sống
-
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Xem đáp án Phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự.
-
Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Xem đáp án Kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín có duy nhất cô gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình; thông qua câu chuyện Vị vua và những bông hoa.
-
Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?
Xem đáp án Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng vì cô đã rất trung thực khi trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban/ Cô không tìm mọi cách để có chậu hoa đẹp như người khác mà chỉ chăm sóc hạt giống nhà vua đã ban…
-
Phần II. Làm văn (7 điểm):
-
Em hãy hóa thân thành nhân vật Mị Châu kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy từ đầu câu chuyện đến khi An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống biển.
Xem đáp án - Yêu cầu chung:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng, luận cứ - luận chứng chính xác, diễn đạt tốt, đảm bảo tính liên kết - có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Nắm vững kiến thức về văn tự sự: Khái niệm văn tự sự, đặc điểm văn tự sự, lập dàn ý, chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, kết hợp với việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Lưu ý: Phải thống nhất ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết về truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 7,0
- Mở bài
- Mị Châu giới thiệu thân phận của mình, sơ lược về những lỗi lầm của chính mình. 0,5
- Thân bài
- An Dương Vương nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây dựng được thành Cổ Loa.
- Rùa vàng cho An Dương Vương móng vuốt để chế nỏ thần, nhờ vậy nước Âu Lạc chiến thắng những cuộc xâm lược của Triệu Đà.
- Không thắng được Âu Lạc, Triệu Đà dùng mưu sâu kế hiểm, tìm đường cho Trọng Thủy - con trai hắn - lọt vào làm nội gián bằng cách: cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. → Sự xuất hiện của Trọng Thủy, cuộc đời Mị Châu rẽ sang một trang mới. Từ đây, Mị Châu bắt đầu phạm những sai lầm không dung thứ.
- Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần.
- Trọng Thủy tráo nỏ thần rồi từ biệt Mị Châu về thăm cha, Mị Châu hứa rắc lông ngỗng làm dấu dẫn đường cho Trọng Thủy.
- Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương phát hiện nỏ giả, bèn đặt Mị Châu sau lưng ngựa chạy trốn.
- Quân Triệu Đà theo vết lông ngỗng dồn An Dương Vương đến bước đường cùng.
- Rùa Vàng kết tội, trước khi bị chém đầu, Mị Châu nhận ra sai lầm của mình (lời khấn trước khi chết). 6,0
- Kết bài
- Mị Châu hối hận về những việc mình đã làm.
- Bài học rút ra cho thế hệ trẻ từ sai lầm của Mị Châu
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.