Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Nguyễn Du
Câu hỏi Tự luận (2 câu):
-
Từ hai hình ảnh trên, anh/chị có suy nghĩ gì? Trình bày trong một bài văn nghị luận khoảng 300 chữ. (4,0 điểm)
Xem đáp án - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
- Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.
- Vẻ đẹp của tình cảm thầy trò, truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
- Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Học sinh sẽ có nhiều cách làm, sau đây là một vài định hướng:
- Tình cảm thầy trò, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống cao đẹp tồn tại trong văn hóa Việt từ xưa đến nay. Nó được thể hiện bằng lòng biết ơn, sự tôn kính, hiếu lễ của người học trò đối với thầy cô của mình. Công lao của thầy cô là vô cùng to lớn, đúng như câu nói mà ông cha ta thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”.
- Giải thích: tình cảm thầy trò là cảm xúc chân thành, là lòng biết ơn, quý trọng, giữa con người đối với nhau, Tình cảm thầy trò được xuất phát từ lòng biết ơn của người được dạy dỗ đối với người đã tận tình dạy dỗ mình nên người, truyền đạt cho mình vốn tri thức bao la rộng lớn, dạy cho mình những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
- Bàn luận:
- Tình thầy trò không chỉ thể hiện ở những nơi như trường học, giảng đường, mà nó còn được thể hiện ở bất kỳ nơi nào trong cuộc sống.
- Thầy là người đã chỉ dạy ta kiến thức, rèn luyện đạo đức chỉ cho ta thấy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Nhờ công lao dạy dỗ, bảo ban của các thầy cô mà chúng ta trở thành những người có văn minh, trí tuệ, trở thành những con người có ích cho xã hội. Dẫn chứng: Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta có rất nhiều người thầy vô cùng đáng kính, thầy không chỉ là thầy dạy ta cái chữ, cho ta nguồn tri thức mà thầy còn giống như cha mẹ (thầy giáo Chu Văn An).
- Trong xã hội ngày nay tình nghĩa thầy trò vẫn được thế hệ con cháu chúng ta noi theo. Như 2 bức hình trên là những minh chứng rõ ràng nhất cho tình nghĩa thầy trò trong sáng, cao đẹp. Những người thầy đã dành cả đời mình vì học trò, vì sự nghiệp giáo dục, và khi họ ra đi, họ đã có được sự tri ân chân thành từ học trò của mình.
- Phản đề: Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn những câu chuyện đáng buồn về tình thầy trò đáng phê phán, như chuyện bạo lực giữa thầy và trò, chuyện thầy lạm dụng trò, thầy o ép học trò để dạy thêm; trò vô lễ, không tôn trọng thầy cô… Đó là những hành động rất đáng lên án.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Những tình cảm đẹp và xúc động như hai bức hình gửi gắm rất đáng trân trọng và nhân rộng. Là học sinh, phải biết tôn sư trọng đạo, kính trọng thầy cô.
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
-
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện. (6,0 điểm)
Xem đáp án Kể chuyện sáng tạo sau kết thúc của truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
- Xác định được đúng vấn đề cần tự sự
- Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện Trọng Thủy tìm gặp Mị Châu ở thủy cung sau khi chết.
- Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. HS kể theo sáng tạo của mình nhưng phải đảm bảo các ý:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
- Những chi tiết tưởng tượng được đưa ra này dựa trên cơ sở nào? Có các sự việc, diễn biến các sự việc, kết quả.
- Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Ý nghĩa? Lời kết tạo được ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
- Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, nhân văn.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.