Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2020 Trường THCS Trần Hưng Đạo

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 77715

    Tình hình nổi bật của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

    • A.chịu những tổn thất nặng nề.
    • B.bước ra với tư thế thua trận.
    • C.thu được nhiều lợi nhuận.
    • D.đứng đầu thế giới về kinh tế.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 77716

    Nhằm hoàn thành mục tiêu khôi phục kinh tế, ngay từ đầu năm 1946 Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch gì?

    • A.5 năm lần thứ tư.
    • B.5 năm lần thứ năm.
    • C.5 năm lần thứ sáu.
    • D.5 năm lần thứ bảy.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 77717

    Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm nào?

    • A.Năm 1957
    • B.Năm 1961
    • C.Năm 1947
    • D.Năm 1949
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 77718

    Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nào ở châu Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực”?

    • A.Cộng hòa dân chủ Đức.
    • B.Tiệp Khắc.
    • C.Ru-ma-ni.
    • D.Hung-ga-ri. 
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 77719

    Sự kiện lịch sử quan trọng nhất diễn ra vào ngày 2/9/1945 là gì?

    • A.Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    • B.Bác Hồ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
    • C.Hội nghị quân sự Bắc Kì họp.
    • D.Ra chỉ thị lịch sử “Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 77720

    Giai cấp công nhân trong những năm 1919-1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì?

    • A.Đòi quyền lợi về kinh tế.
    • B.Đòi quyền lợi về chính trị.
    • C.Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
    • D.Để giải phóng dân tộc.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 77721

    Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu về mặt chính trị ở nước ta là gì?

    • A.Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
    • B.Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở hai miền Nam - Bắc.
    • C.Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
    • D.Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 77722

    Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa bao nhiêu?

    • A.Khóa IV.     
    • B.Khóa V.
    • C.Khóa VI.     
    • D.Khóa VII.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 77723

    Pháp rút quân khỏi Hà Nội vào ngày nào?

    • A.Ngày 1 - 10 - 1954.  
    • B.Ngày 10 - 10 - 1954.
    • C.Ngày 10 - 5 - 1955.  
    • D.Ngày 10 - 5 - 1956.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 77724

    Sau đợt cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi như thế nào?

    • A.Đã được cơ giới hóa.
    • B.Đã thay đổi cơ bản.
    • C.Đã được điện khí hóa.
    • D.Hoàn toàn giải phóng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 77725

    Sau khi hoàn thành việc di chuyển và chuyển đất nước sang thời chiến, đảng ta đã có chủ trương gì?

    • A.Mở chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
    • B.Tấn công tiêu diệt quân Pháp ở Hà Nội.
    • C.Xây dựng lực lượng về mọi mặt.
    • D.Đánh bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 77726

    Một trong những kết quả quan trọng của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 là gì?

    • A.Bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
    • B.Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
    • C.Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
    • D.Đánh bại các trận phục kích của quân Pháp ở Việt Bắc.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 77727

    Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?

    • A.Thực hiện tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
    • B.Tiếp tục âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.
    • C.Đánh phá ở biên giới phía Bắc.
    • D.Dùng người Việt đánh người Việt”.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 77728

    Đâu là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau đó tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh (14-1-1950): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam?

    • A.Liên Xô.
    • B.Trung Quốc.
    • C.Rumani.
    • D.Bungarri.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 77729

    Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

    • A.Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.
    • B.Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
    • C.Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
    • D.Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) của thực dân Pháp.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 77730

    Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?

    • A.Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.
    • B.Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.
    • C.Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
    • D.Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 77731

    Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?

    • A.Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
    • B.Inđônêxia, Campuchia, Lào.
    • C.Việt Nam, Lào, Campuchia.
    • D.Lào, Việt Nam, Inđônêxia.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 77732

    Ý nghĩa sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đối với tình hình quan hệ quốc tế là gì?

    • A.Xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
    • B.Tăng sức mạnh cho phong trào đấu tranh thế giới.
    • C.Làm xói mòn trật tự Ianta.
    • D.Xóa bỏ chế đô phân biệt chủng tộc trên thế giới. 
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 77733

    Một trong những ý nghĩa quan trọng từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Làm sụp đổ về cơ bản hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
    • B.Mang lại độc lập cho nhiều quốc gia trên thế giới.
    • C.Là cơ sở để các thắng lợi vượt xa các nước tư bản phát triển.
    • D.Tạo điều kiện phổ biến liên kết khu vực, quốc tế. 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 77734

    Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

    • A.Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
    • B.Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
    • C.Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.
    • D.Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 77735

    Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của nước nào?

    • A.Tây Ban Nha.    
    • B.Bồ Đào Nha.
    • C.Anh.         
    • D.Pháp.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 77736

    Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?

    • A.xây dựng và phát triển đất nước.
    • B.thực hiện liên kết khu vực.
    • C.khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
    • D.thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 77737

    Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?

    • A.Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
    • B.Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc.
    • C.Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
    • D.Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 77738

    Tính chất của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 là gì?

    • A.dân tộc và dân chủ.
    • B.khoa học và đại chúng.
    • C.dân chủ nhân dân.
    • D.chính nghĩa và nhân dân.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 77739

    Đoạn văn sau đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:

    “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.

    • A.Kháng chiến toàn dân.
    • B.Kháng chiến toàn diện.
    • C.Kháng chiến trường kì.
    • D.Kháng chiến lâu dài.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 77740

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế nào được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển?

    • A.Công nghiệp truyền thống.
    • B.Công hàng tiêu dùng.
    • C.Công nghiệp nhẹ.
    • D.Công nghiệp nặng.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 77741

    Đâu không phải là cơ sở dẫn đến sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu?

    • A.Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    • B.Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản.
    • C.Đều cùng chung mục tiêu thoát khỏi sự nô dịch của Đức.
    • D.Đều cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin. 
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 77742

    Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức yêu nước nào vào tháng 6/1925?

    • A.Tâm tâm xã.
    • B.Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
    • C.Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
    • D.Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 77743

    Điểm khác biệt về giai cấp lãnh đạo phong trào yêu nước ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước năm 1919 là gì?

    • A.hai giai cấp mới ra đời (tư sản và tiểu tư sản) đứng ra lãnh đạo phong trào.
    • B.hai giai cấp mới (công nhân và tiểu tư sản) cùng nhau lãnh đạo phong trào.
    • C.tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều đứng ra lãnh đạo phong trào.
    • D.hai giai cấp mới (tư sản và công nhân) cùng nhau lãnh đạo phong trào.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 77744

    Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975 là gì?

    • A.Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
    • B.Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
    • C.Đất nước đã được độc lập, thống nhất.
    • D.Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?