Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Âu Cơ

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 77655

    Yếu tố quyết định sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

    • A.Phát triển liên tục.
    • B.Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti,…
    • C.Cạnh tranh quyết liệt với Mĩ và Tây Âu.
    • D.Nhà nước không đóng vai trò quan trọng.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 77656

    Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới là gì?

    • A.ASEAN.
    • B.NATO.
    • C.Liên minh châu Âu (EU).
    • D.SEATO.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 77657

    Liên hợp quốc có vai trò gì?

    • A.Công nhận các di sản văn hóa.
    • B.Thành lập tổ chức quốc tế mới.
    • C.Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 
    • D.Thành lập các căn cứ quân sự.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 77658

    Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?

    • A.Tạo ra các loại vũ khí mới. 
    • B.Phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới.
    • C.Những đe dọa về đạo đức xã hội. 
    • D.Ô nhiễm môi trường, không khí,…
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 77659

    Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương lần thứ hai trên những lĩnh vực nào?

    • A.Bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp.
    • B.Thi hành chính sách “chia để trị”.
    • C.Phát triển văn hóa, giáo dục.
    • D.Xây dựng bộ máy hào cường của giai cấp địa chủ phong kiến.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 77660

    Pháp thi hành chính sách văn hóa nô dịch nhằm mục đích gì?

    • A.Làm hoang mang tinh thần dân tộc. 
    • B.Tạo sự bình đẳng.
    • C.Tuyên truyền chính sách bóc lột. 
    • D.Gây tâm lí tự ti cho người Việt.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 77661

    Kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 của thế kỉ XX phát triển với tốc độ như thế nào?

    • A.Chậm chạp.   
    • B.Nhanh.
    • C.Thần kì.   
    • D.Đều đều.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 77662

    Cuộc tấn công ngày 26 - 7 - 1953 của Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng thanh niên yêu nước vào pháo đài nào?

    • A.Rạng đông.      
    • B.Phương Đông.
    • C.Gran-na.    
    • D.Môn-ca-đa.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 77663

    Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

    • A.Tháng 5 - 1995.
    • B.Tháng 6 - 1995.
    • C.Tháng 7 - 1995. 
    • D.Tháng 8 - 1995.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 77664

    Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào ở châu Á?

    • A.In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
    • B.Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
    • C.In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po. 
    • D.Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 77665

    Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc ở châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? Vì sao?

    • A.Nam Phi, vì nhân dân căm thù chế độ A-pác-thai.
    • B.Bắc Phi, vì có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.
    • C.Trung Phi, vì có lực lượng cách mạng phát triển mạnh.
    • D.Đông Phi, vì chế độ thực dân ở đây yếu nhất.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 77666

    Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nước Đông Nam Á?

    • A.Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.
    • B.Là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 10 nước với dân số khoảng 536 triệu người (ước tính năm 2002).
    • C.Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
    • D.Xu hướng chính của ASEAN là hợp tác về quân sự.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 77667

    Mục tiêu của ASEAN là gì?

    • A.Phát triển kinh tế và văn hóa.
    • B.Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
    • C.Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
    • D.Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 77668

    Tội ác điển hình nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi là

    • A.Tô thuế nặng nề.
    • B.Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
    • C.Phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu.
    • D.Bóc lột nhân công rẻ mạt.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 77669

    Thế nào là Mĩ Latinh?

    • A.Các quốc gia ở Bắc Mĩ.
    • B.Các quốc gia ở Trung Mĩ.
    • C.Các quốc gia từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ.
    • D.Các quốc gia ở Nam Mĩ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 77670

    Chu kì phát triển của nền kinh tế Mĩ có gì khác so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản?

    • A.Kinh tế phát triển đi đôi với phát triển quân sự.
    • B.Phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.
    • C.Bị các nước tư bản phương Tây và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.
    • D.Phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 77671

    Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi là ai?

    • A.Nen-xơn Man-đê-la.
    • B.Xu-các-nô.
    • C.Nat-xe. 
    • D.Yat-xe A-ra-phat.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 77672

    “Chiến tranh lạnh” là gì?

    • A.Chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
    • B.Cuộc chiến tranh ở vùng có băng tuyết quanh năm.
    • C.Cuộc xung đột vũ trang mà đứng đằng sau nó là hai cường quốc lớn Liên Xô và Mĩ.
    • D.Tiền thân của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 77673

    Lãnh tụ của phong trào 26/7 của cách mạng Cu-ba là ai?

    • A.Ra-un Ca-xtơ-rô.
    • B.Chê Ghê-va-ra.
    • C.Phi-đen Ca-xtơ-rô.
    • D.A-gien-đê.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 77674

    Những thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là gì?

    • A.Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
    • B.Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.
    • C.Trật tự thế giới mới.
    • D.Trật tự “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 77675

    Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ Latinh được mệnh danh là gì?

    • A.“Lục địa bùng cháy”.
    • B.“Hòn đảo tự do”.
    • C.“Lục địa mới trỗi dậy”.  
    • D.“Tiền đồ của CNXH”.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 77676

    Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh được mở đầu bằng cuộc cách mạng nào?

    • A.Cách mạng Ai Cập năm 1952.
    • B.Cách mạng Chi-lê năm 1970.
    • C.Cách mạng Cu-ba năm 1959.
    • D.Cách mạng Ni-ca-ra-goa.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 77677

    Năm 1969, quốc gia nào đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng?

    • A.Mĩ.      
    • B.Liên Xô.   
    • C.Trung Quốc.        
    • D.Nhật Bản.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 77678

    Quốc gia nào đã giành được thắng lợi sớm nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Chi-lê          
    • B.Cu-ba.    
    • C.Bra-xin.   
    • D.Ác-hen-ti-na.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 77679

    Hiện nay, số nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là bao nhiêu?

    • A.5 nước.     
    • B.8 nước.  
    • C.10 nước.  
    • D.11 nước.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 77680

    Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Đề ra “Chiến lược toàn cầu”
    • B.“Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.
    • C.Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.
    • D.Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 77681

    Biến đổi lớn nhất của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A.các nước đều đã giành được độc lập.
    • B.thành lập Liên minh châu Phi (AU).
    • C.hầu hết đã trở thành các nước công nghiệp.
    • D.xóa bỏ “chế độ A-pác-thai về kinh tế”.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 77682

    Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2/1945), nước nào ở châu Á vẫn được duy trì nền độc lập?

    • A.Việt Nam.    
    • B.Thái Lan.      
    • C.Triều Tiên.       
    • D.Mông Cổ.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 77683

    Đến khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập?

    • A.Cuối những năm 70 thế kỉ XX
    • B.Đầu những năm 50 thế kỉ XX
    • C.Cuối những năm 50 thế kỉ XX
    • D.Đầu những năm 60 thế kỉ XX
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 77684

    Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

    • A.Hợp tác trên lĩnh vực du lịch
    • B.Hợp tác trên lĩnh vực quân sự
    • C.Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục 
    • D.Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?