Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020 Trường THCS Trần Văn Trà

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 44597

    Hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý là gì?

    • A.Tháp Chương Sơn (Nam Định).
    • B.Chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh).
    • C.Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.
    • D.Chùa Một Cột (Hà Nội)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 44599

    Thành phần nào dưới thời Lý không trở thành địa chủ?

    • A.Một số hoàng tử, công chúa.
    • B.Một số quan lại nhà nước.
    • C.Một ít dân thường, do có nhiều ruộng đất.
    • D.Một số ít tăng lữ và thế lực giáo hội. 
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 44601

    Khu vực nào là mục tiêu để các thương nhân châu Âu hướng tới trong các cuộc phát kiến địa lí?

    • A.Các nước ở miền Nam châu Phi.
    • B.Ấn Độ và các nước phương Đông.
    • C.Trung Quốc và các nước phương Tây.
    • D.Vùng Viễn Đông.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 44603

    Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng sức lao động của nông nô?

    • A.Nông nô đấu tranh nên quý tộc phong kiến phải nhượng bộ.
    • B.Để sử dụng nô lệ da đen thu được nhiều lợi nhuận hơn.
    • C.Sức lao động của nông nô ngày càng yếu kém.
    • D.Các xí nghiệp không đáp ứng được công việc cho nông nô.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 44605

    Tại sao Các Mác nói: “Thành thị là những bông hoa rực rỡ nhất trung đại”?

    • A.Sự ra đời của thành thị có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nền kinh tế ở châu Âu.
    • B.Sự ra đời của thành thị là một bước tiến cho sự phát triển của xã hội châu Âu cổ đại.
    • C.Sự ra đời của thành thị thúc đẩy kinh tế phát triển, mở mang tri thức, tự do dân chủ phong kiến châu Âu.
    • D.Sự ra đời của thành thị là nguồn động lực lớn cho sự phục hồi của nền văn minh đế quốc Rô-ma.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 44607

    Nội dung của Hiệp ước Patơnốt (1884) có điểm gì khác so với Hiệp ước Hácmăng (1883)?

    • A.Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo vệ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
    • B.Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
    • C.Mọi việc ở Trung Kì phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
    • D.Đất Trung Kì được mở rộng đến tỉnh Ninh Thuận.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 44609

    Một trong những nội dung quan trọng thể hiện vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) là gì?

    • A.Cho quân mai phục những vị trí quan trọng ở gần biên giới Việt – Tống.
    • B.Tự giải phóng các vùng đất bị quân Tống chiếm đóng.
    • C.Đưa ra kế sách chủ động tiến công khi thời cơ đến gần.
    • D.Chiêu mộ binh lính đánh bại hoàn toàn bộ binh của địch.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 44611

    Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là gì?

    • A.Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
    • B.Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình.
    • C.Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
    • D.Chiến thuật công tâm độc đáo.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 44613

    Một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?

    • A.Sử dụng chiến thuật “công tâm” đánh vào tâm lí địch.
    • B.Thực hiện “tiên phát chế nhân” ở giai đoạn cuối.
    • C.Tiêu diệt bộ binh của địch, không cho bộ binh hỗ trợ được thủy quân.
    • D.Đề nghị “giảng hòa” khi rơi vào tình thế bất lợi.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 44615

    Thành thị trung đại châu Âu ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

    • A.Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến.
    • B.Kĩm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.
    • C.Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa
    • D.Làm cho lãnh địa thêm phát triển.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 44617

    Mâu thuẫn lớn nhất tồn tại trong các lãnh địa phong kiến châu Âu là gì?

    • A.Giữa những người nông nô tranh đất để canh tác.
    • B.Giữa các lãnh chúa tranh giành quyền lực.
    • C.Giữa thợ thủ công và nông nô.
    • D.Giữa lãnh chúa và nông nô.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 44619

    Mặc dù thắng lợi, song tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch?

    • A.Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
    • B.Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
    • C.Để bảo toàn lực lượng của mình.
    • D.Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 44621

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại châu Âu là gì?

    • A.Đóng kín nền kinh tế trong các lãnh địa, còn thành thị tự do trao đổi hàng hóa.
    • B.Đóng kín nền kinh tế trong các thành thị, còn lãnh địa tự do trao đổi hàng hóa.
    • C.Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập, còn thành thị dưới quyền cai quản của vua.
    • D.Thành thị là đơn vị chính trị độc lập, lãnh địa dưới quyền cai quản của vua.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 44622

    Ý nào sau đây phản ánh đúng nhất hệ quả của thành thị trung đại đối với kinh tế châu Âu?

    • A.Tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.
    • B.Phá vỡ nền kinh tế trao đổi hàng hóa.
    • C.Khuyến khích sản xuất phát triển.
    • D.Hình thành khối thị trường thống nhất.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 44624

    Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp tư bản?

    • A.Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
    • B.Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
    • C.Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
    • D.Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 44626

    Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí?

    • A.Mang lại nguồn của cải, châu báu “khổng lồ” cho quý tộc, thương nhân châu Âu.
    • B.Một bộ phận quý tộc, thương nhân giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán.
    • C.Tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới.
    • D.Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở châu Âu.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 44628

    Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

    • A.Ph. Ma-gien-lan.
    • B.Va-xco đơ Ga-ma.
    • C.C. Cô-lôm-bô.
    • D.B. Đi-a-xơ.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 44630

    Những nước nào đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lí?

    • A.Mĩ, Anh. 
    • B.Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
    • C.Ý, Bồ Đào Nha.
    • D.Anh, Pháp.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 44633

    Hành trình của B. Đi-a-xơ vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào thời gian nào?

    • A.1478.       
    • B.1487.
    • C.1498.           
    • D.1492.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 44635

    Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với hai giai cấp nào?

    • A.Lãnh chúa và nông nô.
    • B.Địa chủ và nông dân tá điền.
    • C.Tư sản và vô sản.
    • D.Quý tộc và công nhân.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 44637

    Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì?

    • A.Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
    • B.Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại.
    • C.Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.
    • D.Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 44639

    Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

    • A.Quý tộc và công nhân làm thuê.
    • B.Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
    • C.Công nhân giàu có và nhà tư bản.
    • D.Quý tộc và thương nhân.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 44640

    Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua dưới thời Lý có ý nghĩa gì quan trọng?

    • A.Thể hiện sự công bằng trong phân chia ruộng đất của nhà nước.
    • B.Nêu gương cho quan lại địa phương trong quan hệ với nông dân.
    • C.Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
    • D.Phát huy truyền thống thương dân của các triều đại trước.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 44642

    Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là gì?

    • A.Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao.
    • B.Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi.
    • C.Mỗi năm đều có khoa thi.
    • D.5 năm một lần triều dinh tổ chức khoa thi.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 44644

    Để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, nhà Lý đã có chính sách gì?

    • A.cắt đặt chức quan Hà đê sứ.
    • B.thực hiện chính sách quân điền.
    • C.nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò.
    • D.xây dựng các công trình thủy lợi.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 44646

    Các vua thời Lê và Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?

    • A.công tác thuỷ lợi.
    • B.lễ cày ruộng tịch điền.
    • C.lễ ban cấp ruộng đất cho nông dân.
    • D.ruộng cùng với nông dân.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 44648

    Sản xuất nông nghiệp thời Lý phát triển không vì lí do gì?

    • A.Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
    • B.Triều đình chăm lo công tác thuỷ lợi.
    • C.Triều đình cấm giết hại trâu, bò.
    • D.Chính quyền cho lập nhiều khu chợ tập trung.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 44650

    Nêu tên những công trình kiến trúc, điêu khắc nồi tiếng thời Lý?

    • A.Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang.
    • B.Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Thiên Mụ, tháp Chương Sơn.
    • C.Chuông Quy Điền, vạc Phố Minh, Cữu Trùng đài, tháp Chương Sơn.
    • D.Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Bình Sơn, tháp Chương Sơn.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 44652

    Dưới thời Lý, Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng và cấp cho giai cấp nào?

    • A.những người có công và cấp cho hộ nông dân nghèo.
    • B.quý tộc và cấp cho dòng tộc.
    • C.những người có công và cấp cho các chùa chiền.
    • D.quân đội và cấp cho làng xã.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 44654

    Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) là tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới được thành lập vào thời gian nào?

    • A.Tháng 3/1919     
    • B.Tháng 5/1919
    • C.Tháng 7/1920        
    • D.Tháng 7/1922

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?