Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020 Trường THCS Nghĩa Hà

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 33348

    Tài liệu truyền miệng bao gồm những gì?

    • A.câu chuyện, lời kể truyền đời.
    • B.Tranh ảnh.
    • C.Công cụ 
    • D.Hiện vật
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 33350

    Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy ở đâu?

    • A.Đông Phi, đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) và Bắc Kinh (Trung Quốc), 
    • B.Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Đông.
    • C.Châu Phi, châu Mĩ, Đông Nam Á. 
    • D.Bắc Mĩ, Đông Phi, đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 33352

    Biểu hiện nào sau đây không phải đặc điểm của Người tinh khôn?

    • A.Thể tích não chưa phát triển.
    • B.Đứng thẳng hoàn toàn.
    • C.Thể tích não phát triển. 
    • D.àn tay nhỏ, khéo léo.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 33354

    So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết làm gì?

    • A.săn bắt, hái lượm.
    • B.ghè đẽo đá làm công cụ.
    • C.biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.
    • D.trồng rau, trồng lúa và chăn nuôi gia súc, biết làm đồ trang sức.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 33356

    Người nguyên thuỷ biết làm và sử dụng đồ trang sức chứng tỏ điều gì?

    • A.đồ trang sức được người nguyên thuỷ sử dụng phổ biến làm vật trang trí.
    • B.người nguyên thuỷ dùng đồ trang sức làm vật trao đổi lấy thức ăn.
    • C.trình độ chế tác công cụ bằng kim loại của người nguyên thuỷ ngày càng cao.
    • D.trình độ chế tác công cụ của người nguyên thuỷ ngày càng cao, người nguyên thuỷ đã có ý thức làm đẹp.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 33358

    Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên làm gì?

    • A.Tìm cách cải tiến công cụ lao động.
    • B.Ghè đẽo các hòn đá cuội ven suối làm rìu.
    • C.Mài đá làm công cụ.
    • D.Dụng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 33360

    Tại soa người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh?

    • A.Người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
    • B.Người nguyên thủy phải sử dụng hang động để cư trú.
    • C.Buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định.
    • D.Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 33362

    Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung có gì khác so với làm một công cụ đá?

    • A.Đòi hỏi sự toàn kết của toàn bộ lạc.
    • B.Chỉ đòi hỏi sức lao động của một người.
    • C.Đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người hơn.
    • D.Chỉ đòi hỏi sức lao động của toàn làng xã.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 33363

    Việc phát minh ra thuật luyện kim không mang ý nghĩa nào sau đây?

    • A.Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
    • B.Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
    • C.Hình thức đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
    • D.Thúc sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 33365

    Năm 111 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng có liên quan đến chính sách cai trị của nhà Hán đối với nước ta?

    • A.Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
    • B.Triệu Đà đánh bại người Hán từ phương Bắc tràn xuống.
    • C.Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt.
    • D.Tô Định được cử sang làm thái thú quận Giao Chỉ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 33367

    Hai phát minh lớn góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì Phùng Nguyên - Hoa Lộc đó là gì?

    • A.Làm đồ gốm và đúc đồng.
    • B.Kĩ thuật mài đá và luyện kim.
    • C.Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
    • D.Trồng trọt và chăn nuôi.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 33369

    Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ, xương thú điều đó cho thấy điều gì?

    • A.Người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi.
    • B.Người nguyên thủy thường ăn ốc.
    • C.Thức ăn chủ yếu của người nguyên thủy là ốc.
    • D.Người nguyên thủy đã sống thành bầy rất đông.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 33371

    Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ đã phát hiện được những gì?

    • A.Những chiếc răng của Người tối cổ.
    • B.Những công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mãnh đá ghè mỏng của Người tối cổ.
    • C.Những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.
    • D.Phát hiện được những chiếc rìu bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 33373

    Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn cách đây khoảng thời gian nào?

    • A.3 vạn - 2 vạn năm.
    • B.2 vạn - 4 vạn năm.
    • C.1 vạn - 2 vạn năm.
    • D.12.000 - 4.000 năm.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 33375

    Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là gì?

    • A.Chế độ thị tộc
    • B.Chế độ thị tộc mẫu hệ
    • C.Chế độ thị tộc phụ hệ.
    • D.Bầy người nguyên thủy.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 33377

    Người tối cổ nước ta trước đây đã sinh sống ở đâu?

    • A.Lạng Sơn.     
    • B.Thanh Hoá.
    • C.Đồng Nai.      
    • D.Khắp cả ba miền.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 33378

    Người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long dùng loại đá khác nhau để làm những công cụ nào?

    • A.Rìu đá, dao đá.
    • B.Cuốc đá, liềm đá.
    • C.Rìu đá, bôn đá, chày đá.
    • D.Thuổng đá, cối đá.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 33379

    Người tối cổ sống như thế nào?

    • A.một nhóm gia đình, có người đứng đầu.
    • B.nhiều nhóm gia đình, có người đứng đầu.
    • C.từng bầy, gồm vài chục người, trong hang động, mái đá.
    • D.từng gia đình, trong hang động, mái đá, hoặc ngoài trời.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 33380

    Đến lúc sản phẩm của xã hội làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thì sản phẩm ấy được giải quyết bằng hình thức nào?

    • A.Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.
    • B.Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.
    • C.Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
    • D.Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 33381

    Điểm hạn chế của công cụ lao động được Người tinh khôn sử dụng ở buổi ban đầu đối với năng suất lao động là gì?

    • A.Chưa có sự thay đổi nhiều so với công cụ của Người tối cổ.
    • B.Được cải tiến không ngừng cũng không đem lại năng suất cao.
    • C.Tạo ra nhiều sản phẩm dư thừa dành cho người đứng đầu thị tộc.
    • D.Chưa phục vụ triệt để cho trồng trọt và chăn nuôi.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 33382

    Người tối cổ xuất hiện sớm nhất trên Trái Đất vào khoảng thời gian nào?

    • A.6 triệu năm trước đây.
    • B.4 triệu năm trước đây.
    • C.1 triệu năm trước đây.
    • D.4 vạn năm trước đây.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 33383

    Thế nào là thị tộc?

    • A.Là nhóm người có chung dòng máu
    • B.Là nhóm người hơn 10 gia đình
    • C.Là nhóm người cùng sống với nhau
    • D.Là nhóm người sống ở cùng địa bàn
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 33384

    Việc sáng tạo ra chữ viết có không có ý nghĩa gì?

    • A.Là một phát minh lớn của con người.
    • B.Là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.
    • C.Là nhu cầu không thể thiếu khi xã hội phát triển.
    • D.Là cơ sở quan trọng tạo ra lịch pháp.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 33385

    Kim tự tháp ở Ai Cập là gì?

    • A.những ngôi mộ bằng đá vĩ đại, chứa thi hài các Pha-ra-ông.
    • B.nơi cất giấu của cải của các Pha-ra-ông.
    • C.nơi vui chơi, giải trí của các Pha-ra-ông. 
    • D.nơi để mộ giả của các Pha-ra-ông.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 33386

    Những thành tựu văn hóa thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?

    • A.Lịch, hình học, số học, chữ viết A, B, C.
    • B.Chữ tượng hình Ai Cập.
    • C.Thành Ba-bi-lon.
    • D.Đấu trường Rô-ma.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 33387

    Nhận xét nào không đúng về nền văn hóa cổ đại phương Đông?

    • A.Là cái nôi của nền văn minh nhân loại
    • B.Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.
    • C.Những thành tựu về khoa học của người phương Đông đặt nền tảng cho sự ra đời của các ngành khoa học sau này.
    • D.Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 33388

    Các thành tựu văn hóa thời cổ đại không mang giá trị nào?

    • A.Di sản văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn.
    • B.Để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.
    • C.Đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
    • D.Tất cả đều được ứng dụng cho tới ngày nay.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 33389

    Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?

    • A.Do sự suy yếu của nhà Đường.
    • B.Do sự ủng hộ của nhân dân.
    • C.Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó.
    • D.Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 33390

    Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất là ai?

    • A.Khúc Thừa Dụ.
    • B.Khúc Hạo.
    • C.Dương Đình Nghệ.
    • D.Ngô Quyền.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 33391

    Vua Đường phong chức Tiết độ sứ An Nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ đầu năm 906 chứng tỏ điều gì?

    • A.triều đình nhà Đường đã công nhận nền tự chủ của An Nam đô hộ.
    • B.nhà Đường đã có sự thay đổi trong chính sách cai trị An Nam đô hộ.
    • C.An Nam đô hộ vẫn thuộc nhà Đường.
    • D.nhà Đường rất coi trọng Khúc Thừa Dụ.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?