Đề thi cuối Học kì 1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Hoằng Hóa 2

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 137420

    Một người ngồi ở bờ biển thấy có 5 ngọn sóng nước đi qua trước mặt mình trong thời gian 10s. Chu kì dao động của sóng biển là 

    • A. 3s.             
    • B.2,5s.        
    • C.2s.                
    • D.4s
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 137421

    Một hạt mang điện tích có độ lớn q, chuyển động với vận tốc v vuông góc với từ trường đều B. Độ lớn lực Loren xơ tác dụng lên điện tích là 

    • A. f = qvB.       
    • B. f = (Bv)/q        
    • C. f = (qB)/v.      
    • D.f = (qv)/B
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 137422

    Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là 

    • A.li độ và tốc độ.         
    • B.biên độ và gia tốc.
    • C.biên độ và tốc độ.    
    • D.biên độ và năng lượng.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 137423

    Hạt tải điện trong chất điện phân là 

    • A.êlectron dẫn và lỗ trống.     
    • B. ion dương, ion âm và êlectron.
    • C.êlectron tự do.        
    • D. ion dương và ion âm
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 137424

    Đơn vị của từ thông là 

    • A.Tesla (T)         
    • B.Ampe (A)       
    • C.Vê be (Wb) 
    • D. Vôn (V)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 137425

    Khi một sóng âm truyền từ nước ra không khí thì 

    • A.Tần số tăng, bước sóng không đổi.    
    • B.Tần số không đổi, bước sóng giảm.
    • C.Tần số giảm, bước sóng không đổi.     
    • D.Tần số không đổi, bước sóng tăng.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 137426

    Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = 3cos(20πt) cm và x2 = 4cos(20πt + 0,5π). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là 

    • A.4 cm. 
    • B. 8 cm.          
    • C.5 cm 
    • D.2 cm.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 137427

    Hai con lắc đơn (vật nặng khối lượng m, dây treo dài 1m) dao động điều hòa dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos(2πft + π/2) N. Lấy g = π2 = 10m/s2. Nếu tần số f của ngoại lực thay đổi từ 0,2Hz đến 2Hz thì biên độ dao động của con lắc 

    • A. tăng rồi giảm.     
    • B.không thay đổi.   
    • C. luôn tăng.     
    • D.luôn giảm.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 137428

     Lần lượt mắc điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C vào điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\left( V \right)\)  thì cường độ hiệu dụng có giá trị lần lượt là 4A, 6 A và 2A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp \(u = 2U\sqrt 2 \cos \omega t\left( V \right)\)  thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là 

    • A.4 A               
    • B.4,8 A               
    • C.2,4 A             
    • D.12 A
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 137429

    Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp ngược pha A và B cách nhau 10 cm. Tần số hai sóng là 20 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB là  

    • A.16             
    • B. 13           
    • C.14                
    • D.15
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 137430

    Âm do hai loại nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về 

    • A.độ cao.              
    • B.âm sắc.      
    • C.độ to.       
    • D.mức cường độ âm
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 137431

    Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự 1,2 m và thị kính có tiêu cự 10 cm. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là 

    • A.12.               
    • B.24.   
    • C. 26.                      
    • D. 14.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 137432

    Đo cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một mạch điện, một ampe kế chỉ giá trị 2A. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy qua ampe kế lúc đó là 

    • A. 2,8 A.         
    • B.2 A.     
    • C.4 A.             
    • D. 1,4 A.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 137433

    Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí 

    • A.DCV.    
    • B.ACV.     
    • C.DCA.       
    • D.ACA.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 137434

    Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bởi phương trình \(u = A\cos (2\pi t - \frac{{2\pi x}}{\lambda })\)  trong đó x, u được đo bằng cm và t đo bằng s. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp 4 lần tốc độ truyền sóng nếu   

    • A.\(\lambda = \frac{{\pi A}}{4}\)
    • B.\(\lambda = 2\pi A\)
    • C.\(\lambda = \pi A\)
    • D.\(\lambda = \frac{{\pi A}}{2}\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 137435

    Trong dao động điều hòa với tần số góc ω thì gia tốc a liên hệ với li độ x bằng biểu thức 

    • A.a = -ω2x.     
    • B.a = ω2x2.    
    • C.a = -ωx2.         
    • D.a = ω2x.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 137436

    Cho dòng điện xoay chiều có biểu thức: i = 2cos100πt (A), kết luận nào sau đây là sai? 

    • A.Cường độ cực đại là 2A.   
    • B.Chu kì là 0,02 s.
    • C.Tần số 50 Hz.              
    • D.Cường độ hiệu dụng là \(2\sqrt 2 \)A .
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 137437

    Một sợi dây dài ℓ = 2m, hai đầu cố định. Người ta kích thích để có sóng dừng xuất hiện trên dây. Bước sóng dài nhất bằng 

    • A.1m.     
    • B. 2m.  
    • C. 4m.   
    • D.0,5m.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 137438

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Vật thực hiện được 5 dao động mất 10 s. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động bằng 

    • A.4π cm/s.       
    • B.8π cm/s.    
    • C.6π cm/s.   
    • D.2π cm/s.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 137439

    Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì \(T = \frac{{2\pi }}{7}s\) . Chiều dài của con lắc đơn đó bằng 

    • A.0,2 m.     
    • B. 2 cm.       
    • C.2 m.          
    • D.0,2 cm.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 137440

    Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω = 10 rad/s. Khi vận tốc của vật bằng 20 cm/s thì gia tốc của nó bằng \(2\sqrt 3 \) m/s2. Biên độ dao động của vật bằng 

    • A.2 cm.       
    • B.4 cm.    
    • C.1 cm.       
    • D.0,4 cm.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 137441

    Tại O có một nguồn phát sóng cơ với tần số f = 20 Hz, tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. Ba điểm thẳng hàng A, B, C nằm trên cùng phương truyền sóng và cùng phía so với O. Biết OA = 8 cm; OB = 25,5 cm; OC = 40,5 cm. Số điểm dao động cùng pha với A trên đoạn BC là 

    • A.3.  
    • B.5.        
    • C.4.      
    • D.6.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 137442

    Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là (75 ± 1) (cm), tần số dao động của âm thoa là (440 ± 10) (Hz). Tốc độ truyền âm tại nơi làm thí nghiệm là 

    • A.(330,0 ± 11,0) (m/s).            
    • B. (330,0 ± 11,0) (cm/s).
    • C. (330,0 ± 11,9) (m/s).             
    • D. (330,0 ± 11,9) (cm/s).
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 137443

    Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp cùng pha A và B cách nhau 15 cm. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O của AB một đoạn 1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trong khoảng AB, số điểm dao động với biên độ cực đại là 

    • A.11.          
    • B.21.     
    • C. 19 .      
    • D.9.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 137444

    Cho A, B là hai nguồn kết hợp trên mặt nước phương trình dao động tại A và B là: uA =3cos(ωt) (mm); uB = 3cos(ωt + π/3) (mm). Một điểm M trên mặt nước thuộc đường trung trực của AB sẽ dao động với biên độ là bao nhiêu? 

    • A.3mm            
    • B. 2\(\sqrt 3\)  mm   
    • C.3\(\sqrt 3\)  mm       
    • D.6mm
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 137445

    Khi một vật dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng thì 

    • A.cơ năng biến thiên điều hòa. 
    • B.gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
    • C.lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ. 
    • D.vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vectơ gia tôc đổi chiều.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 137446

     Chu kì dao động điêu hòa của con lắc đơn có chiều dài l, tại nơi có gia tốc trọng trường g, được xác định bởi công thức nào sau đây? 

    • A.\({T = 2\pi }\sqrt {\frac{\ell }{{g}}} \)
    • B.\({T = 2\pi }\sqrt {\frac{g }{{l}}} \)
    • C.\({T = }\frac{{1}}{{{2\pi }}}\sqrt {\frac{{g}}{l }} \)
    • D.\({T = }\frac{{1}}{{{2\pi }}}\sqrt {\frac{{l}}{g }} \)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 137447

    Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(V)\)  vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}H\) .  Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là  \(100\sqrt 2 \)V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm này là :

    • A.\(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
    • B.\(i = 2\sqrt 3 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
    • C.\(i = 2\sqrt 3 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)
    • D.\(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 137448

    Một đoạn mạch mắc vào điện áp xoay chiều u = 100cos100πt (V) thì cường độ qua đoạn mạch là i = 2cos(100πt +\(\frac{\pi }{3}\) ) (A). Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch này là 

    • A.P = 50W.      
    • B.P = 100W.               
    • C.P=50\(\sqrt 3\) W .        
    • D.P=80W
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 137449

    Đặt điện áp u = 200cosωt (V) (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C, với CR2< 2L. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là UC, UL phụ thuộc vào ω, chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ bên, tương ứng với các đường UC, UL. Giá trị của UM trong đồ thị gần nhất với giá trị nào sau đây?

     

    • A.165 V.    
    • B.175 V.              
    • C.125 V .      
    • D.230 V.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 137450

    Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 25 N/m một đầu được gắn với hòn bi nhỏ có khối lượng m = 100g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng, tại thời điểm t = 0 người ta thả cho con lắc rơi tự do sao cho trục lò xo luôn nằm theo phương thẳng đứng và vật nặng ở phía dưới lò xo. Đến thời điểm \({t_1} = 0,02\sqrt {30} \) (s) thì đầu trên của lò xo đột ngột bị giữ lại cố định. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Bỏ qua ma sát, lực cản. Tốc độ của hòn bi tại thời điểm t2 = t1 + 0,1 (s) có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây? 

    • A.70 cm/s.        
    • B.100 cm/s.            
    • C.90 cm/s.           
    • D.120 cm/s.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 137451

    Hai chất điểm thực hiện dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng song song (coi như trùng nhau) có gốc tọa độ cùng nằm trên đường vuông góc chung qua O. Gọi x1 (cm) là li độ của vật 1 và v(cm/s) là vận tốc của vật 2 thì tại mọi thời điểm chúng liên hệ với nhau theo hệ thức: \(\frac{{x_1^2}}{4} + \frac{{v_2^2}}{{80}} = 3\) .  Biết rằng khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau liên tiếp của hai vật là \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}s\) .  Lấy π2 = 10. Tại thời điểm gia tốc của vật 1 là 40 cm/s2 thì gia tốc của vật 2 là 

    • A.40 cm/s2.      
    • B. \( - 40\sqrt 2 \)cm/s2.     
    • C.  \(40\sqrt 2 \)cm/s2.     
    • D.-40cm/s2.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 137452

    Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện C và điện trở thuần R. Nếu điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng 120 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng:    

    • A.80 V.           
    • B.120V.  
    • C.200 V .   
    • D.160 V.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 137453

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 400 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với tốc độ góc 240 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2 T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là 

    • A.e = 0,8cos(8πt - π) V 
    • B.e = 6,4cos(8πt - π) V 
    • C.e = 6,4πcos(8πt + π/2) V     
    • D.e = 6,4π.10-2 cos(8πt + π/2) V
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 137454

    Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong \(\frac{5}{3}s\) (s) là 35 cm. Tại thời điểm vật kết thúc quãng đường 35 cm đó thì tốc độ của vật là 

    • A.\({7\pi }\sqrt[{}]{{3}}{cm/s}\)
    • B.\({10\pi }\sqrt[{}]{{3}}{cm/s}\)
    • C.\(\frac{{{5}\sqrt 3 }}{{2}}{\pi }{cm/s}\)
    • D.\({5\pi }\sqrt[{}]{{3}}{cm/s}\)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 137455

    Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 15 cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai điểm trên dây với AM = 4 cm và BN = 8 cm. Khi xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy trên dây có 5 bụng sóng và biên độ của bụng là 1 cm. Tỉ số giữa khoảng cách lớn nhất và khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm M, N xấp xỉ bằng 

    • A.1,3.      
    • B.1,2.      
    • C.1,4 .        
    • D.1,5.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 137456

    Một con lắc đơn gồm sợi dây mảnh dài 1m, vật có khối lượng \(100\sqrt 3 g\)  tích điện q = 10-5 C. Treo con lắc đơn trong điện trường đều có phương vuông góc với gia tốc trọng trường g và có độ lớn E = 105 V/m. Kéo vật theo chiều của véc tơ điện trường sao cho góc tạo bởi dây treo và g bằng 600 rồi thả nhẹ để vật dao động. Lấy g = 10m/s2. Lực căng cực đại của dây treo là 

    • A.2,14 N.       
    • B.1,54 N.            
    • C.3,54 N.       
    • D.2,54 N.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 137457

    Hai vật nhỏ cùng dao động điều hòa với tần số 0,5 Hz dọc theo hai đường thẳng song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của hai vật nằm trên đường thẳng vuông góc với trục Ox tại điểm O. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật theo phương Ox là 12cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để khoảng cách giữa hai vật theo phương Ox là 6 cm tính từ thời điểm 2 vật đi ngang qua nhau là 

    • A.\(\frac{1}{3}s\)
    • B.\(\frac{1}{6}s\)
    • C.\(\frac{1}{24}s\)
    • D.\(\frac{1}{12}s\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 137458

    Dao động được mô tả bằng biểu thức x = Acos(ωt + φ), trong đó A, ω, φ là hằng số, được gọi là dao động gì?

    • A.Tuần hoàn       
    • B.Tắt dần             
    • C.Điều hoà         
    • D.Cưỡng bức
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 137459

    Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là:

    • A.Tần số dao động      
    • B. Chu kì dao động              
    • C.Pha ban đầu 
    • D.Tần số góc

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?