Đề tham khảo kỳ thi TN THPT năm 2020 đợt 2 môn Hóa học Bộ GD&ĐT Đà Nẵng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 146370

    Ion nào sau đây có thể oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+ trong dung dịch?

    • A.Cu2+
    • B.Pb2+
    • C.Ag+
    • D.Al3+
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 146371

    Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng?

    • A.Li.
    • B.Na
    • C.K
    • D.Rb
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 146372

    Chất nào sau đây có nhiều trong cây thuốc phiện (cây anh túc)?

    • A.Rượu
    • B.Nicotin
    • C.Cafein
    • D.Moocphin
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 146373

    Cho axit CH3COOH tác dụng với ancol C2H5OH (có H2SO4 đặc, đun nóng) thu được este có công thức là

    • A.HCOOCH3.
    • B.CH3COOCH3.
    • C.CH3COOC2H5.
    • D.C2H5COOCH3.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 146374

    Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là

    • A.HNO3
    • B.H2SO4
    • C.HCl
    • D.CuSO4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 146375

    Saccarozơ là hợp chất hữu cơ thuộc loại

    • A.chất béo.
    • B.este.
    • C.amino axit. 
    • D.cacbohiđrat.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 146376

    Thành phần chính của khoáng vật nào sau đây không chứa nguyên tố nhôm (Al)?

    • A.Cao lanh.
    • B.Đôlômit.
    • C.Boxit.
    • D.Criolit
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 146377

    Công thức hóa học của sắt(III) nitrat là

    • A.FeCl3
    • B.Fe(NO3)2
    • C.Fe(NO3)3
    • D.Fe2(SO4)3
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 146378

    Chất nào sau đây tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0)?

    • A.Alanin
    • B.Metylamin
    • C.Glucozơ
    • D.Glixerol
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 146379

    Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al2O3 + X(dung dịch) → NaAlO2 + H2O

    • A.Na2CO3
    • B.NaCl
    • C.NaOH
    • D.NaHSO4
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 146381

    Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là

    • A.22
    • B.12
    • C.11
    • D.6
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 146382

    Nước có chứa khí CO2 có thể hòa tan hoàn toàn chất nào sau đây?

    • A.CaSO4
    • B.CaCO3
    • C.Ca3(PO4)2
    • D.BaSO4
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 146384

    Phương pháp nào sau đây không dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?

    • A.Dùng Na3PO4
    • B.Đun sôi nước
    • C.Màng trao đổi ion
    • D.Dùng Na2CO3
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 146386

    Dung dịch FeCl2 không tác dụng với chất nào sau đây?

    • A.HCl
    • B.AgNO3
    • C.Cl2
    • D.Ba(OH)2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 146388

    Dung dịch HCl 0,01M có pH bằng

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 146390

    Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch KOH, thu được glixerol và muối C15H31COOK. Công thức của X là

    • A.(C17H35COO)3C3H5
    • B.(C17H33COO)3C3H5
    • C.(C15H31COO)3C3H5
    • D.C15H31COOH
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 146392

    Magie cacbonat có công thức hóa học là

    • A.MgO
    • B.MgCO3
    • C.Mg(HCO3)2
    • D.Mg(OH)2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 146394

    Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng anken?

    • A.Etilen
    • B.Metan
    • C.Benzen
    • D.Axetilen
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 146396

    Chất nào sau đây là amin bậc ba?

    • A.CH3-NH2
    • B.CH3-CH(NH2)-CH3
    • C.CH3-NH-CH3
    • D.(CH3)3N
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 146398

    Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong các hang động tự nhiên?

    • A.CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2O
    • B.CaO + CO2  → CaCO3
    • C.Ca(HCO3)2  → CaCO3 + CO2 + H2O
    • D.CaCO3 + CO2 + H2O  → Ca(HCO3)2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 146400

    Cho m gam bột Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 16,2 gam kim loại Ag. Giá trị của m là

    • A.1,8.
    • B.2,4. 
    • C.3,6.
    • D.4,8.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 146402

    Hoà tan hoàn toàn m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Giá trị của m là

    • A.2,4
    • B.7,2
    • C.3,6
    • D.4,8
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 146404

    Cho vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm X chứa sẵn 2 ml nước. Đậy nhanh X bằng nút có ống dẫn khí gấp khúc, sục khí sinh ra từ ống nghiệm X vào ống nghiệm Y chứa 2 ml dung dịch AgNO3 trong NH3. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y là

    • A.có kết tủa màu trắng
    • B.có kết tủa màu vàng
    • C.có kết tủa màu xanh
    • D.có kết tủa màu nâu đỏ
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 146406

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
    • B.Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt (mì chính).
    • C.Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống.
    • D.Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh trong ngành y học.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 146408

    Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp cacbohiđrat X. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

    • A.32,4
    • B.86,4
    • C.64,8
    • D.57,6
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 146410

    Cho 4,5 gam  hỗn hợp gồm đimetylamin và etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được sau khi kết thúc phản ứng là

    • A.6,35 gam
    • B.8,15 gam
    • C.7,65 gam
    • D.8,10 gam
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 146412

    Chất X thuộc loại polisaccarit. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Thủy phân chất X với xúc tác là axit hoặc enzim thu được chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Chất X và Y lần lượt là

    • A.xenlulozơ và glucozơ
    • B.tinh bột và fructozơ
    • C.tinh bột và glucozơ
    • D.saccarozơ và glucozơ
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 146414

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
    • B.Trong tự nhiên, các kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
    • C.Trộn bột Fe với bột S đun nóng thu được muối FeS.
    • D.Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 146416

    Cho các chất: Cl2, CuO, NaHSO4, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2

    • A.4
    • B.2
    • C.2
    • D.3
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 146418

    Monome nào sau đây dùng để trùng ngưng tạo ra policaproamit (nilon-6)?

    • A.Axit ε - aminocaproic
    • B.Hexametylenđiamin
    • C.Axit ω - aminoenantoic
    • D.Caprolactam
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 146420

    Hòa tan hết 4,36 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Al2O3 cần vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 29,78 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

    • A.0,20
    • B.0,10
    • C.0,25
    • D.0,15
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 146422

    Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X bằng 0,55 mol O2 (dư) thu được 0,8 mol hỗn hợp khí và hơi Y, dẫn Y đi qua bình đựng H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam. Xà phòng hóa m gam X cần vừa đủ 0,1 mol NaOH thu được dung dịch chứa 1 ancol không no và a gam muối. Giá trị của a là

    • A.8,2 gam
    • B.6,8 gam
    • C.9,6 gam
    • D.10,8 gam
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 146424

    Thực hiện các thí nghiệm sau :

    (a) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

    (b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

    (c) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

    (d) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

    (e) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

    Số thí nghiệm điều chế được NaOH là:

    • A.3
    • B.4
    • C.3
    • D.5
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 146426

    Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp a mol Fe2O3 và b mol CuO nung nóng, sau phản ứng thu được 25,92 gam hỗn hợp chất rắn Y. Để khử hoàn toàn chất rắn Y thành các kim loại cần (2a + 0,5b) mol H2. Tỉ khối hơi của X so với H2

    • A.15,50
    • B.7,60
    • C.7,65
    • D.7,75
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 146428

    Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng 69,44 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 36,72 gam nước. Đun nóng m gam X trong 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được p gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng vừa đủ với 12,8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của p là

    • A.33,44
    • B.36,64
    • C.36,80
    • D.30,64
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 146430

    Cho các phát biểu sau:

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.5
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 146432

    Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ

    Bước 1:  Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

    Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho dư, đồng thời lắc đều.

    Bước 3: Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

    Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-700C trong vòng vài phút.

    Cho các phát biểu sau :

    (a) Kết thúc bước 2, trong ống nghiệm chỉ có dung dịch trong suốt.

    (b) Ở bước 3 có thể thay glucozơ bằng dung dịch anđehit fomic thì có hiện tượng tương tự.

    (c) Kết thúc bước 4 có một lớp kim loại màu sáng bám vào thành ống nghiệm.

    (d) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch NaOH để thực hiện thí nghiệm này.

    Số phát biểu đúng là

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 146433

    Chất hữu cơ T (C9H14O7, mạch hở), tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được glixerol và hai muối của hai axit cacboxylic X, Y có cùng số nguyên tử cacbon (mạch cacbon không phân nhánh, MX < MY). Cho các phát biểu sau:

    (a) Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 10.

    (b) 1 mol chất T tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 1 mol khí H2.

    (c) Nhiệt độ sôi của chất X cao hơn axit axetic.

    (d) Phân tử chất Y có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.

    Số phát biểu đúng là

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 146435

    Cho X và Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 15,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 200 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đơn chức và hỗn hợp K chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 7,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp K cần dùng 0,21 mol O2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

    • A.58,25%.         
    • B.65,62%.     
    • C.52,38%.   
    • D.46,82%
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 146437

    Cho chất X (C9H23O4N3) là muối amoni của axit glutamic; chất Y (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Z (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X, Y và Z (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 5 : 2) tác dụng hết với lượng dư dung dịch KOH đun nóng, thu được 0,14 mol etylamin và 15,03 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.63
    • B.65
    • C.21
    • D.22

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?