Đề ôn tập môn Hóa 11 năm học 2019- 2020 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 93071

    Cho các chất: HNO3, Ca(OH)2, CH3COONa, CH3COOH, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li mạnh:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.1
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 93072

    Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là:

    • A.H2O, CH3COOH, NH3
    • B.H2O, CH3COOH, CuSO4.
    • C.H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH.    
    • D.NaOH, CuSO4, NaCl.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 93073

    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai:

    • A.Na2SO4 + BaCl2  →  BaSO4  + 2NaCl  
    • B.2NaHSO4 + BaCl → Ba(HSO4)2  + 2NaCl
    • C.NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2
    • D.Ba(OH)2  + H2SO4  → BaSO4   + 2H2O
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 93074

    Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH nhỏ hơn 7?

    • A.NaCl.   
    • B.NaOH. 
    • C.Na2SO4.     
    • D.HCl.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 93075

    Phát biểu không đúng là

    • A.Môi trường kiềm có pH < 7.  
    • B.Môi trường kiềm có pH > 7.
    • C.Môi trường trung tính có pH = 7.    
    • D.Môi trường axit  có pH < 7.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 93076

    Phát biểu nào sau đây không đúng ?

    • A.Ở điều kiện thường, N2 ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
    • B.Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
    • C.Amoniăc là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
    • D.Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 93077

    Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

    • A.Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
    • B.Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
    • C.Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
    • D.Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 93078

    “Nước đá khô” không nóng chảy mà thănh hoa nên được dùng tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:

    • A.CO rắn 
    • B.SO2 rắn   
    • C.H2O rắn   
    • D.CO2 rắn
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 93079

    Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

    • A.O2, F2, Mg, HCl, NaOH   
    • B.Ca(OH)2, KOH, HCl , Na­2CO3
    • C.O2, F2, Mg, NaOH    
    • D.O2, Mg, HCl, NaOH
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 93080

    HNO3 loãng thể hiện tính axit khi tác dụng với:

    • A.Cu, S, FeO, Al, Fe(OH)2, FeCl2
    • B.Fe2O3, Fe(OH)3, NaOH, Na2CO3.
    • C.MgO, Na2CO3, Fe3O4, FeCl2, Al.     
    • D.FeO, NaOH, MgO, FeCl3, P.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 93081

    Cho các chất sau: Al, Cu, NaOH, MgO, FeO, BaCl2, AgNO3, BaCO3, S, O2 vào dung dịch HNO3 loãng. Số chất phản ứng với HNO3 ?

    • A.5
    • B.7
    • C.6
    • D.8
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 93082

    Cho các chất: HCl (1), NaCl (2), NaOH (3), BaCl2 (4), NaNO3 (5). Chất nào tác dụng được với dung dịch (NH4)2CO3 ?

    • A.(1), (3).  
    • B.(1), (3), (4). 
    • C.(1), (4), (5).
    • D.(1), (4). 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 93083

    Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra hai oxit?

    • A.Axit nitric đặc và cacbon.  
    • B.Axit nitric đặc và đồng.
    • C.Axit nitric đặc và lưu huỳnh. 
    • D.Axit nitric đặc và bạc.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 93084

    Khi nhiệt phân, hoặc đưa muối AgNO3 ra ngoài ánh sáng sẽ tạo thành các hoá chất sau:

    • A.Ag2O, NO2 và O2
    • B.Ag, NO2 và O2
    • C.Ag2O và NO2
    • D.Ag và NO2.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 93085

    Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric ?

    • A.Axit photphoric là axit ba nấc. 
    • B.Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình.
    • C.Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh.  
    • D.Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 93086

    Cho phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + (…). Phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử khi x và y lần lượt là

    • A.1 và 1    
    • B.2 và 3     
    • C.3 và 4  
    • D.1 và 2
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 93087

    Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?

    • A.NO 
    • B.NH4NO     
    • C.NO   
    • D.N2O5
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 93088

    Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

    • A.Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 
    • B.Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
    • C.Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.   
    • D.Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 93089

    Muối nào trong số các muối sau, khi nhiệt phân tạo ra CO2

    • A.Na2CO3    
    • B.NH4Cl   
    • C.NaHCO3     
    • D.Na2SO
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 93090

    Để nhận biết dd H2SO4 loãng và dd HNO loãng nóng trong hai lọ mất nhãn người ta không dùng

    • A.Cu   
    • B.Fe 
    • C.dd BaCl2   
    • D.dd NaOH. 
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 93091

    Phân biệt 3 dung dịch sau đựng trong 3 bình riêng biệt: Na2SO4, (NH4)2SO4, NH4Cl chỉ cần dùng 1 hóa chất:

    • A.NaOH    
    • B.Ba(OH)2    
    • C.BaCl2     
    • D.AgNO3
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 93092

    Hóa chất để phân biệt ba dung dịch HCl, HNO3, H3PO4 gồm:

    • A.đồng kim loại và dung dịch AgNO3.   
    • B.giấy quỳ và bazơ.
    • C.đồng kim loại và giấy quỳ.  
    • D.dung dịch AgNO3 và giấy quỳ.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 93093

    Để chứng minh HNO3 có tính axít, người ta cho HNO3 tác dụng với

    • A.FeO   
    • B.NaOH   
    • C.Mg     
    • D.FeCl2
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 93094

    Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:

    • A.Tạo ra khí có màu nâu.
    • B.Tạo ra dung dịch có màu vàng.
    • C.Tạo ra kết tủa có màu vàng. 
    • D.Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 93095

    Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?

    • A.K  
    • B.K2O    
    • C.KNO3.    
    • D.Phân kali đó so với tạp chất
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 93096

    Công thức hóa học của supephotphat kép là:

    • A.Ca3(PO4)2  
    • B.Ca(H2PO4)2  
    • C.CaHPO4     
    • D.Ca(H2PO4)2 và CaSO4
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 93097

    Chọn phát biểu sai

    • A.Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
    • B.Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.
    • C.Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
    • D.Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 93098

    Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO vào 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :

    • A.3,45 gam 
    • B.4,35 gam 
    • C.5,69 gam          
    • D.6,59 gam              
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 93099

    Hòa tan hết 25,28 gam hỗn hợp Fe, Zn bằng HNO3 dư thì thu được 3,584 lít hỗn hợp NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,5. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

    • A.12,27%   
    • B.71,27%  
    • C.17,72% 
    • D.82,28%
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 93100

    Hoà tan 1,84 gam hh Fe và Mg trong lượng dư dd HNO3 loãng thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đkc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:

    • A.0,76 gam  
    • B.1,54 gam  
    • C.0,72 gam     
    • D.1,12 gam  
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 93101

    Cho 9 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được 6,72 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

    • A.5,4 gam  
    • B.3,6 gam 
    • C.1,8 gam       
    • D.2,7 gam
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 93102

    Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam một kim loại (A) hóa trị 2 vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 0,3 mol NO2 và 0,2 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Tên kim loại (A) là

    • A.Al    
    • B.Cu
    • C.Zn  
    • D.Mg
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 93103

    Cho 19,5 gam một kim loại X tác dụng với dd HNO3 thì thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Vậy X là:

    • A.Mg  
    • B.Ca  
    • C.Zn     
    • D.Fe
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 93104

    Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:

    • A.Chỉ có CaCO3.
    • B.Chỉ có Ca(HCO3)2
    • C.Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2   
    • D.CaCO3 và Ca(OH)2 dư.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 93105

    Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72  lít khí O2 (đktc). Giá trị của m là:

    • A.12,75 gam 
    • B.5,5 gam  
    • C.16,57 gam    
    • D.11,75 gam       
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 93106

    Cho 16,56 gam FeO tác dụng hoàn toàn với dd chứa HNO3 dư cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan (biết sản phẩm không có muối amoni)?

    • A.18,4 gam    
    • B.36,8 gam    
    • C.24,2 gam   
    • D.55,66 gam
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 93107

    pH của dung dịch HCl 0,008 M là

    • A.10. 
    • B.11,9  
    • C.2,1.  
    • D.3.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 93108

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2.

    (2) Các số oxi hoá có thể có của photpho là –3; 0 ; +3 ; +5.

    (3) Photpho chỉ có tính oxi hoá.

    (4) Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng giữa P2O5 và H2O.

    Số phát biểu không đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.1
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 93109

    Cho 100 dd HCl 0,32 M cần để trung hoà 100 ml dd hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 93110

    Chỉ ra nội dung sai:

    • A.Photpho thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
    • B.Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
    • C.Trong các hợp chất, nitơ và photpho có số oxi hoá cao nhất là + 5.
    • D.Axit HNO3 và H3PO4 đều có tính axit và tính oxi hoá mạnh.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?