Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 89355

    Bên trong nguồn điện 

    • A.các điện tích dương chuyển động ngược chiều điện trường. 
    • B.các điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.
    • C.chỉ duy nhất điện tích âm chuyển động. 
    • D.các điện tích âm và dương đều chuyển động cùng chiều điện trường.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 89356

    Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi 

    • A.điện trở mạch ngoài nhỏ không đáng kể. 
    • B.sử dụng các dây dẫn ngắn để nối các linh kiện điện trong mạch điện.
    • C.không mắc cầu chì cho mạch điện. 
    • D.mạch điện sử dụng nguồn điện có năng lượng thấp.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 89357

    Định luật Len-xơ dùng để xác định 

    • A.độ lớn của suất điện động cảm ứng.          
    • B.nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn.
    • C.độ lớn của dòng điện cảm ứng.                   
    • D.chiều của dòng điện cảm ứng.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 89358

    Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đo bằng 

    • A.công của lực lạ tác dung lên điện tích dương q. 
    • B.thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và thời gian thực hiện công ấy.
    • C.thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó. 
    • D.thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 89359

    Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở Rn, I là cường độ dòng điện chạy trong mạch trong khoảng thời gian t. Nhiệt lượng toả ra ở mạch ngoài và mạch trong là 

    • A.\(Q = {R_N}{I^2}t\)
    • B.\(Q = \left( {{Q_N} + r} \right){I^2}\)
    • C.\(Q{\rm{ }} = \left( {{R_N} + r} \right){I^2}t\)
    • D.\({\rm{Q}} = r.{I^2}t\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 89360

    Phát biểu nào sai? Nguồn điện có tác dụng. 

    • A.tạo ra các điện tích mới. 
    • B.làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường trong nó.
    • C.tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó. 
    • D.làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường trong nó.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 89361

    Một mạch kín gồm nguồn có suất điện động ξ, điện trở trong r, mạch ngoài gồm hai điện trở Rvà R2 mắc nối tiếp. Khi đó dòng điện I trong mạch được xác định bằng biểu thức:

    • A.\(I = \frac{\xi }{{r + {R_1} + {R_2}}}\)
    • B.\(I = \frac{\xi }{{r + {R_1} - {R_2}}}\)
    • C.\(I = \frac{\xi }{{r - {R_1} + {R_2}}}\)
    • D.\(I = \frac{\xi }{{r + \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 89362

    Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện :

    • A.có hiệu điện thế.    
    • B.có điện tích tự do.
    • C.có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.       
    • D.có nguồn điện.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 89363

    Nguồn điện có suất điện động \(\xi \), điện trở trong r. Khi điện trở mạch ngoài thay đổi thì hiệu điện thế mạch ngoài :

    • A.Giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng 
    • B.Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chay trong mạch
    • C.Tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng 
    • D.Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chay trong mạch
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 89364

    Bốn nguồn điện, mỗi nguồn có suất điện động \({\xi = 4,5V}\) và điện trở trong \({r = 1\Omega }\) , được mắc song song với nhau và mắc với điện trở ngoài \({R = 2\Omega }\) để tạo thành mạch kín. Cường độ dòng  điện đi qua R bằng :

    • A.1A     
    • B.1,5 A     
    • C.2A  
    • D.3A
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 89365

    Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết dòng điện là 

    • A. Tác dụng nhiệt           
    • B.Tác dụng từ        
    • C.Tác dụng hóa học     
    • D.Tác dụng sinh lí
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 89366

    Có n điện trở r mắc song song và được nối với nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong cũng bằng r tạo thành mạch kín. Tỉ số của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và suất điện động E là 

    • A.n 
    • B.\(\frac{n}{{n + 1}}\)
    • C.\(\frac{1}{{n + 1}}\)
    • D.\({\frac{{n + 1}}{n}}\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 89367

    Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng 

    • A.tăng lên gấp đôi.           
    • B.giảm đi một nửa.          
    • C.giảm đi bốn lần.           
    • D.không thay đổi 
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 89368

    Công tơ điện là dụng cụ điện dùng để đo 

    • A.Cường độ dòng điện qua đoạn mạch 
    • B.điện áp hai đầu đoạn mạch.
    • C.lượng điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong một thời gian nhất định. 
    • D.công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 89369

    Có n điện trở R giống nhau được mắc sao cho điện trở thu được lớn nhất, Sau đó n điện trở này lại được mắc sao cho điện trở thu được nhỏ nhất. Tỉ số của giá trị nhỏ nhất và lớn nhất bằng 

    • A.\({\frac{1}{n}}\)
    • B.n.        
    • C.n2.     
    • D.\({\frac{1}{{{n^2}}}}\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 89370

    Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động ? 

    • A.Bóng đèn dây tóc.        
    • B.Quạt điện.      
    • C.Ấm điện.           
    • D.Acquy đang được nạp điện.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 89371

    Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? 

    • A.Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn.   
    • B.Cường độ dòng điện qua vật dẫn.
    • C.Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn.       
    • D.Điện trở của vật dẫn.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 89372

    Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt bằng U1 = 36 V và U2 = 12 V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau. 

    • A.R1/R2 = 2.         
    • B.R1/R2 = 3.      
    • C.R1/R2 = 6.     
    • D.R1/R2 = 9.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 89373

    Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ? 

    • A.Tăng gấp đôi.       
    • B.Tăng gấp bốn.  
    • C.Giảm hai lần.        
    • D.Giảm bốn lần.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 89374

    Chọn câu sai: 

    Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ dòng điện I. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là: 

    • A.P = I2R.        
    • B.P = UI2.       
    • C.P = UI.          
    • D.P = U2/R.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 89375

    Công của dòng điện có đơn vị là 

    • A.J/s.               
    • B.kWh.             
    • C.W.          
    • D.kVA.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 89376

    Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch 

    • A.tăng hai lần.        
    • B.giảm hai lần.  
    • C.không đổi.        
    • D.tăng bốn lần.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 89377

    Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch 

    • A.giảm hai lần.      
    • B.tăng hai lần.    
    • C.giảm bốn lần.     
    • D.tăng bốn lần.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 89378

    Phát biểu nào sau đây là không đúng? Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn 

    • A. tỉ lệ thuận với điện trở của vật. 
    • B.tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.
    • C. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật. 
    • D.tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 89379

    Cho đoạn mạch có điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là 

    • A.2,4 kJ.             
    • B. 40 J.      
    • C.24 kJ.    
    • D.120 J.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 89380

    Một đoạn mạch thuần điện trở, trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là 

    • A.4 kJ.        
    • B.240 kJ.          
    • C.120 kJ.          
    • D.1000 J.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 89381

    Một đoạn mạch thuần điện trở có hiệu điện thế 2 đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết 1kJ điện năng là :

    • A.25 phút.             
    • B.50 phút.     
    • C.10 phút.           
    • D.4 phút.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 89382

    Dòng điện là:

    • A.dòng chuyển động của các điện tích.     
    • B.dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
    • C.dòng chuyển dời của eletron.     
    • D. dòng chuyển dời của ion dương.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 89383

    Dòng điện không đổi là dòng điện có 

    • A.cường độ không đổi không đổi theo thời gian. 
    • B. chiều không thay đổi theo thời gian.
    • C.điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian. 
    • D.chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 89384

    Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi ? 

    • A.Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là điamô. 
    • B.Trong mạch điện kín của đèn pin.
    • C.Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.
    • D.Đáp án khác.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 89385

    Một bếp điện đun hai lít nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì bếp điện phải có công suất là bao nhiêu ? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K) và hiệu suất của bếp điện H = 70%. 

    • A.796W.               
    • B.769W.    
    • C.679W.            
    • D. 697W.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 89386

    Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng :

    • A.Độ giảm điện thế mạch ngoài.           
    • B.Độ giảm điện thế mạch trong.
    • C.Tổng các độ giảm điện thế cả mạch ngoài và mạch trong.     
    • D.Hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 89387

    Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:  

    • A.Vôn (V); ampe (A); cu lông (C).             
    • B.Ampe (A); Vôn (V); cu lông (C).     
    • C. Ampe (A); cu lông (C); vôn (V).                 
    • D.Ampe (A); Vôn (V); niutơn (N).
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 89388

    Pin điện hóa có hai cực là:  

    • A.hai vật dẫn cùng chất.  
    • B.hai vật cách điện.         
    • C. hai vật dẫn khác chất.  
    • D.một cực là vật dẫn, một vật là điện môi.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 89389

    Pin vônta được cấu tạo gồm:  

    • A.hai cực bằng kẽm (Zn) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\)
    • B. hai cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).          
    • C.một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).      
    • D.một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch muối.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 89390

    Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại :

    • A.có hai nữa tích điện trái dấu.  
    • B.tích điện dương.
    • C.tích điện âm.              
    • D.trung hoà về điện.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 89391

    Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = |q|Ed. Trong đó d là :

    • A.chiều dài MN. 
    • B.chiều dài đường đi của điện tích.
    • C.đường kính của quả cầu tích điện. 
    • D.hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 89392

    Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ:  

    • A. cơ năng thành điện năng. 
    • B. nội năng thành điện năng.    
    • C.hóa năng thành điện năng. 
    • D.quang năng thành điện năng.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 89393

    Dùng một pin có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,5 Ω  mắc vào mạch ngoài có điện trở 2,5 Ω  tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch ngoài là: 

    • A.0,30 V.         
    • B.1,20 V.       
    • C.1,25 V.         
    • D.1,50 V.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 89394

    Một mạch kín gồm nguồn điện có công suất động là E, điện trở trong r = 4 Ω . Mạch ngoài là một điện trở R = 20 Ω . biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A Suất điện động của nguồn là :

    • A.10 V.       
    • B.12 V.    
    • C. 2 V.     
    • D.24 V.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?