Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2019-2020 Trường THCS Long Sơn

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 44559

    Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?

    • A. Năm 1400.
    • B.Năm 1406.
    • C.Năm 1407.
    • D.Năm 1408.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 44560

    Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?

    • A.10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.
    • B.20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.
    • C.30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
    • D.40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 44561

    Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?

    • A.Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
    • B.Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
    • C.Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
    • D.Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 44562

    Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?

    • A.Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và xác nhập vào Trung Quốc.
    • B.Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
    • C.Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
    • D.Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 44563

    Chiến thắng của nghĩa quân Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh diễn ra ở đâu?

    • A.Yên Mô (Ninh Bình).
    • B.Thăng Hoa (Quảng Nam).
    • C.Bô Cô (Nam Định).
    • D.Thuận Hóa.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 44564

    Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?

    • A.Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.
    • B.Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
    • C.Những người lãnh đạo bất tài.
    • D.Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 44565

    Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:

    • A.sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
    • B.phát triển kinh tế ở nước ta.
    • C.phát triển văn hóa ở nước ta.
    • D.ổn định chính trị ở nước ta.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 44566

    Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?

    • A.Phù Trần diệt Hồ.
    • B.Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
    • C.Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.
    • D.Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 44567

    Biểu hiện nào không thuộc về chính sách đồng hóa của nhà Minh với dân tộc ta?

    • A.Thiêu hủy sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
    • B.Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, bóc lột nhân dân ta.
    • C.Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ.
    • D.Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 44568

    Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:

    • A.Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.
    • B.Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.
    • C.Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
    • D.Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 44569

    Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

    • A.Nguyễn Trãi.
    • B.Lê Lợi.
    • C.Lê Lai.
    • D.Đinh Liệt.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 44570

    Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào?

    • A.Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc.
    • B.Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa.
    • C.Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan.
    • D.Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 44571

    Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 44572

    Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?

    • A.Nguyễn Trãi.
    • B.Lê Lợi.
    • C.Lê Lai.
    • D.Nguyễn Chích.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 44573

    Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?

    • A.Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
    • B.Thành lập chính quyền mới.
    • C.Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
    • D.Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 44574

    Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?

    • A.Tháng 8 năm 1425.
    • B.Tháng 9 năm 1426.
    • C.Tháng 10 năm 1426.
    • D.Tháng 11 năm 1426.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 44575

    Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

    • A.trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
    • B.trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
    • C.trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
    • D.trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 44576

    Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?

    • A.Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
    • B.Bỏ vũ khí ra hàng.
    • C.Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
    • D.Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 44577

    Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

    • A.Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
    • B.Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
    • C.Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
    • D.Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 44578

    Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

    • A.Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
    • B.Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
    • C.Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
    • D.Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 44579

    Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

    • A.Lê Thái Tổ
    • B.Lê Thái Tông
    • C.Lê Nhân Tông
    • D.Lê Thánh Tông
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 44580

    Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

    • A.Lê Thái Tổ
    • B.Lê Thái Tông
    • C.Lê Thánh Tông
    • D.Lê Nhân Tông
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 44581

    Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

    • A.Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
    • B.Khuyến khíc phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
    • C.Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
    • D.Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 44582

    Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

    • A.Phường hội
    • B.Quan xưởng
    • C.Làng nghề
    • D.Cục bách tác
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 44583

    Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trớ như thế nào ở Đông Nam Á?

    • A.Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
    • B.Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
    • C.Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
    • D.Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 44584

    Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:

    • A.Phật giáo
    • B.Đạo giáo
    • C.Nho giáo
    • D.Thiên chúa giáo
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 44585

    Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

    • A.Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
    • B.Chữ Nôm đã phát triển mạnh.
    • C.Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
    • D.Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 44586

    Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

    • A.Thi Hội
    • B.Thi Hương
    • C.Thi Đình
    • D.Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 44587

    Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

    • A.Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.
    • B.Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
    • C.Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.
    • D.Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 44588

    Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

    • A.Nguyễn Trãi
    • B.Lê Thánh Tông
    • C.Ngô Sĩ Liên
    • D.Lương Thế Vinh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?