Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Tỉnh Quảng Nam

Câu hỏi Trắc nghiệm (17 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 101518

    Chính sách đối ngoại của chính quyền Hít-le ở Đức (1933-1939) là 

    • A.tham gia Hội Quốc liên, ký hiệp ước với các nước châu Âu và Liên Xô. 
    • B.tham gia Hội Quốc liên, khẳng định vai trò và vị trí trung tâm của Đức. 
    • C.tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, rút khỏi Hội Quốc liên. 
    • D.thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng quan hệ với các nước. 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 101519

    Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì? 

    • A.“Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”. 
    • B.“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. 
    • C.“Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
    • D.“Tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 101520

    Tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là cách mạng

    • A.dân chủ tư sản kiểu cũ. 
    • B.dân chủ tư sản kiểu mới. 
    • C.xã hội chủ nghĩa. 
    • D.vô sản. 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 101521

    “Luận cương tháng tư” xác định mục tiêu và đường lối Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là chuyển từ 

    • A.cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • B.cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
    • C.cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
    • D.cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 101522

    Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là 

    • A.trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. 
    • B.trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản Trung Quốc. 
    • C.nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt, bán rẻ quyền lợi dân tộc. 
    • D.tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 101523

     Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì 

    • A.lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị hiện đại. 
    • B.đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và quân sự.
    • C.tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng ít thuộc địa. 
    • D.có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 101524

    Liên minh tay ba trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là 

    • A.Đức, Áo-Hung, Italia. 
    • B.Đức, Pháp, Nga. 
    • C.Anh, Pháp, Nga. 
    • D.Anh, Pháp, Đức, Italia.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 101525

    Đỉnh cao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX là 

    • A.đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905. 
    • B.đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905. 
    • C.tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908. 
    • D.đấu tranh của công nhân Ca – ra – si năm 1908.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 101526

    Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa vì

    • A.dùng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp. 
    • B.cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.
    • C.nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ. 
    • D.thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 101527

    Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là 

    • A.Liên bang. 
    • B.Cộng hòa.
    • C.Quân chủ lập hiến. 
    • D.Quân chủ chuyên chế.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 101528

    Nét nổi bật tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là 

    • A.các nước đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá. 
    • B.nhân dân bắt tay vào xây dựng chế độ mới. 
    • C.tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định. 
    • D.tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 101529

    Hòa ước được các nước tư bản kí kết sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc là 

    • A.Oasinhtơn. 
    • B.Pôtxđam.
    • C.Vecxai. 
    • D.Vecxai – Oasinhtơn. 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 101530

    Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), Anh- Pháp- Mĩ đã tiến hành 

    • A.cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất. 
    • B.tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. 
    • C.phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến. 
    • D.thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 101531

    Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc 

    • A.của những tờ-rớt. 
    • B.phong kiến quân phiệt. 
    • C.thực dân. 
    • D.cho vay nặng lãi. 
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 101532

    Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm1868 ở Nhật ? 

    • A.Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. 
    • B.Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. 
    • C.Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. 
    • D.Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. 
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 101533

    Nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven trong những năm 1929-1939

  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 101534

    Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 về: tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, tính chất, mục tiêu. Vai trò của Lê – nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?