Đề ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2019- 2020 Trường THPT Thanh Chương

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 149404

    Chất nào sau đây là chất điện li mạnh

    • A.H3PO4  
    • B.CuS 
    • C.NaOH      
    • D.CH3COOH
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 149405

    Phương trình phản ứng nào sau đây sai?

    • A.Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl    
    • B.FeS + ZnCl2 →  ZnS + FeCl2
    • C.2HCl + Mg(OH)2 →  MgCl2 + 2H2O     
    • D.FeS + 2HCl →  FeCl2 + H2S.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 149406

    Phát biểu không đúng là

    • A.Môi trường kiềm  có pH < 7. 
    • B.Môi trường kiềm có pH > 7.
    • C.Môi trường trung tính có pH = 7.   
    • D.Môi trường axit  có pH < 7.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 149407

    Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

    • A.H2   
    • B.N2  
    • C.CO2    
    • D.O2
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 149408

    Hợp chất NH3 có tính chất hóa học cơ bản là

    • A.tính khử và tính axit. 
    • B.tính  khử và tính bazơ.
    • C.tính oxi hóa và tính bazơ.
    • D.tính khử và tính oxi hoá.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 149409

    Chất nào sau đây vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl

    • A.NH4Cl     
    • B.HNO3    
    • C.Al(OH)3   
    • D.AlCl3
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 149410

    Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch  HNO3 đặc nguội là

    • A.Al, Fe, Cu 
    • B.Ag, Fe, Cu 
    • C.Pb, Cu, Ag  
    • D.Pt, Cu,Ag
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 149411

    Trong phòng thí nghiệm, N2 tinh khiết được điều chế từ

    • A.Zn + HNO3      
    • B.không khí   
    • C.NH4NO2      
    • D.NH4NO3
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 149412

    Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?

    • A.phân đạm.    
    • B.phân vi lượng. 
    • C.phân lân.  
    • D.phân kali.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 149413

    Cho phương trình ion thu gọn: H+ + OH  → H2O. Phương trình ion thu gọn đã cho biểu diễn bản chất của các phản ứng hóa học nào sau đây ?

    • A.KOH + HCl → KCl + H2O  
    • B.2HCl   +  Na2CO3 → 2NaCl  +  H2O  +  CO2
    • C.H2SO4 + BaCl2  →  2HCl  +  BaSO4    
    • D.NaOH  +  NaHCO3  →  Na2CO3  +  H2O
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 149414

    Cho dãy các chất: Fe, FeO, FeSO4 , Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

    • A.3
    • B.5
    • C.4
    • D.6
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 149415

    Cho kim loại đồng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

    • A.NO2  
    • B.N2O   
    • C.N 
    • D.NH3
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 149416

    Cho phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + (…). Phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử khi x và y lần lượt là

    • A.1 và 1   
    • B.2 và 3 
    • C.3 và 4    
    • D.1 và 2
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 149417

    Cho phản ứng oxi hóa khử sau: Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng oxi hóa- khử phương trình trên là

    • A.11
    • B.21
    • C.20
    • D.9
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 149418

    Muối nào trong số các muối sau, khi nhiệt phân tạo ra NH3

    • A.NH4HCO3   
    • B.NH4NO2 
    • C.NH4NO3    
    • D.(NH4)2SO4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 149419

    Phân biệt 3 dung dịch sau đựng trong 3 bình riêng biệt: K2SO4, (NH4)2SO4, NH4Cl chỉ cần dùng 1 hóa chất:

    • A.NaOH 
    • B.Ba(OH)2  
    • C.HNO3   
    • D.HCl
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 149420

    Phân biệt 3 dung dịch sau đựng trong 3 bình riêng biệt: NaCl, NaNO3, Na3PO4 chỉ cần dùng 1 hóa chất:

    • A.NaCl  
    • B.Ba(OH)2  
    • C.AgNO3   
    • D.Quỳ tím
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 149421

    Phản ứng nào chứng minh axit silixic yếu hơn axit cacbonic

    • A.Na2SiO3 + H2SO4 → Na2SO4  + H2SiO3      
    • B.K2SiO3 + CO2  + H2O  → K2CO3  + H2SiO3
    • C.SiO2  + 2KOH → K2SiO3 + H2O   
    • D.H2SiO3 + 2NaOH → Na2SiO3  + 2H2O
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 149422

    Cho Ca(OH)2 vào dung dịch K2CO3  hiện tượng hoá học là

    • A.không thấy hiện tượng.  
    • B.thấy xuất hiện kết tủa trắng.
    • C.thấy có hiện tượng sủi bọt khí. 
    • D.thấy có kết tủa xanh tạo thành.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 149423

    Chọn phát biểu sai

    • A.Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
    • B.Axit HNO3 và H3PO4 đều có tính axit và tính oxi hoá mạnh.
    • C.Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
    • D.Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 149424

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2.

    (2) Các số oxi hoá có thể có của photpho là –3; 0 ; +3 ; +5.

    (3) Photpho chỉ có tính oxi hoá.

    (4) Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng giữa P2O5 và H2O.

    (5) Muối NaHCO3 và muối Na2CO3 đều bị nhiệt.   

    (6) Vì có liên kết ba, nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học

    Số phát biểu không đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 149425

    Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001 M là

    • A.10.   
    • B.11. 
    • C.12.  
    • D.3.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 149426

    Nhiệt phân hoàn 68 gam NaNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí X  (đktc). Giá trị của V là:

    • A.4,536 lít.   
    • B.8,96 lít. 
    • C.6,72 lít.           
    • D.4,48  lít. 
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 149427

    Cho m gam kim loại Zn tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, sinh ra 0,56 lít khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị m là

    • A.6,5 gam.   
    • B.20,48 gam.   
    • C.12,8 gam.    
    • D.5,6 gam.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 149428

    Thổi  0,5 mol  khí COvào  dung dịch chứa 0,3 mol NaOH . Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là :

    • A.42 gam    
    • B.31,8 gam 
    • C.25,2 gam     
    • D.22,5 gam
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 149429

    Hoà tan vừa hết 42 gam một kim loại R hóa trị 3 bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 5,04 lít khí N2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại R là

    • A.Nhôm (M = 27)    
    • B.Cr (M = 52)   
    • C.Sắt (M = 56)    
    • D.Magie (M = 24)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 149430

    Cho 11 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

    • A.0,76 gam     
    • B.5,4 gam   
    • C.0,54 gam   
    • D.1,12 gam  
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 149431

    Hòa tan hết 5,905 gam hỗn hợp Zn, Fe bằng HNO3 dư thì thu được 0,896 lít hỗn hợp NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,5. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

    • A.12,27%   
    • B.71,55% 
    • C.17,72%    
    • D.82,28%
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 149432

    Hòa tan hoàn toàn 58,5 gam một kim loại (A) hóa trị 2 vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 0,3 mol NO2 và 0,5 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Tên kim loại (A) là

    • A.Pb     
    • B.Cu   
    • C.Zn 
    • D.Mg
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 149433

    Cho 100 dd HCl 0,9M cần để trung hoà 300 ml dd hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,01M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là

    • A.12,12.   
    • B.0,87.  
    • C.1,77    
    • D.13,13.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 149434

    Dẫn V lít khí CO2 ( ở đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và dung dịch A. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào dung dịch A cho đến dư thì thu được 1 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là

    • A.1,12 lít 
    • B.22,4 lít
    • C.0,896 lít
    • D.1,568 lít
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 149435

    Người ta điều chế HNO3 bằng  phản ứng sau: NH3 → NO → NO2 → HNO3. Khối lượng axit HNO3 thu được từ 0,85 tấn NH3 là ( hiệu suất chung của cả quá trình là 57%)

    • A.2,3625 tấn. 
    • B.3,1500 tấn.
    • C.1,7955 tấn.  
    • D.5,5263 tấn.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 149436

    Cho 10 ml dd HCl 1M  và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M  cần để trung hòa dung dịch axit là

    • A.20 ml.  
    • B.10 ml.    
    • C.15 ml. 
    • D.25 ml.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 149437

    Hoà tan vừa hết 4,8 gam một kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,12 lít khí NO (đktc). R là kim loại nào sau đây? ( cho NTK Al =27, Fe=56, Mg=24, Cu=64)

    • A.Cu.  
    • B.Al.  
    • C.Mg.   
    • D.Fe.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 149438

    Cho dung dịch amoniac dư vào dung dịch muối AlCl3. Hiện tượng là

    • A.Có kết tủa màu xanh không tan.  
    • B.Có kết tủa keo trắng sau đó tan trong NH3 dư.
    • C.Có kết tủa keo trắng không tan. 
    • D.Có kết tủa màu nâu đỏ không tan.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 149439

    Dung dịch nào sau đây không dẫn điện ?

    • A.CuSO4.  
    • B.CH3OH.   
    • C.HCl.   
    • D.NaCl.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 149440

    Cặp dung dịch nào sau đây khi trộn với nhau thì có phản ứng trao đổi ion xảy ra?

    • A.Na2CO3 và NaCl. 
    • B.KNO3 và H2SO4.
    • C.KCl và NaNO3.
    • D.Fe2(SO4)3 và NaOH..
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 149441

    Để phân biệt 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaCl, người ta chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là

    • A.NaOH.  
    • B.HCl.  
    • C.Ba(OH)2.   
    • D.BaCl2.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 149442

    Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có pH =11, thì

    • A.quỳ tím bị mất màu.  
    • B.quỳ tím hoá xanh.
    • C.quỳ tím hoá đỏ. 
    • D.quỳ tím không đổi màu.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 149443

    Khi nhiệt phân hoàn toàn các muối AgNO3, Cu(NO3)2, NaNO3, Zn(NO3)2 thì chất rắn thu được sẽ là:

    • A.Ag, Cu(NO2)2, NaNO2, ZnO. 
    • B.Ag, CuO, NaNO2, ZnO.
    • C.Ag, CuO, NaNO2, Zn.  
    • D.AgO, Cu, Na2O, ZnO.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?