Đề ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Phan Đình Phùng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 10655

    Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có Z=19 là:

    • A.[Ar] 4s1
    • B.[Ar] 4s    
    • C. [Ne] 4s1.   
    • D.[Ar] 3d10 4s1.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 10657

    Nguyên tử \({}_{17}^{35}Cl\) có số nơtron là:

    • A.18.    
    • B.17.  
    • C.20.  
    • D.35.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 10659

    Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tố X là

    • A.4
    • B.6
    • C.7
    • D.3
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 10661

    Đồng vị là những (...) có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. (...) là

    • A.nguyên tử. 
    • B.nguyên tố.     
    • C.phân tử.  
    • D.chất.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 10663

    Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị là 168O; 178O; 188O; cac bon có 2 đồng vị là 126C; 136C . Số loại phân tử CO2 có thể được tạo thành từ  các đồng vị trên là

    • A.9
    • B.6
    • C.10
    • D.12
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 10665

    Số electron hóa trị của nguyên tử Cr (Z=24) là

    • A.4
    • B.6
    • C.2
    • D.1
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 10667

    Nguyên tố oxi thuộc nhóm VI A, chu kì 2. số electron độc thân của nguyên tử oxi là 

    • A.3
    • B.4
    • C.2
    • D.6
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 10669

    Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là

    • A.O2-> F- > Na+ > Mg2+.   
    • B.Mg2+ > Na+ > F- > O2-.
    • C.F- > Na+ > Mg2+ > O2-.  
    • D.Na+ > Mg2+ > F- >
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 10670

    cho các nguyên tố: N, O, F thứ tự tính phi kim theo chiều giảm dần là:

    • A.N > O> F.   
    • B.F > O > N.  
    • C.O> N >F.  
    • D.F> N > O.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 10671

    Cho 8,5 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A và B (ở hai chu kì liên tiếp trong BTH; MA < MB) vào nước thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 đktc. Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp là

    • A.45,88      
    • B.41,17    
    • C.58,83
    • D.54,12
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 10672

    Đốt 28,0 gam bột sắt ngoài không khí thu được m gam hỗn hợp X (gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3). Cho X và dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc. Số mol HNO3 đã phản ứng là 

    • A.1,5
    • B.1,4
    • C.1,6
    • D.1
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 10673

    Cho 15,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Mặt khác lấy 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với HNO3 thu được 2,912 lít NO duy nhất ở đktc. Số mol Al, Fe, Mg lần lượt có trong 1,0 mol hỗn hợp X là:

    • A.0,4; 0,2; 0,4.  
    • B.0,2; 0,4; 0,4.   
    • C.0,2; 03; 0,5.   
    • D.0,3; 0,2; 0,5.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 10674

    Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thu được  0,56 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

    • A.2,32.    
    • B.2,52.   
    • C.2,24.   
    • D.2,22.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 10675

    Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

    • A.69,23%.  
    • B.30,77%.     
    • C.34,62%.  
    • D.65,38%.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 10676

    Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng với O2 dư, thu được 22,3 gam hỗm hợp 3 oxit kim loại. Nếu cho 14,3 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A.8,96
    • B.22,4.       
    • C.11,2. 
    • D.5,6.    
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 10677

    Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O

    Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

    • A.3/7.     
    • B.4/7.     
    • C.1/7.   
    • D.3/14.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 10678

    Trong phân tử H2O độ dài mỗi liên kết O-H bằng 0,095 nm. Khoảng các giữa hai nguyên tử H trong một phân tử H2O là:

    • A.0,120 nm.   
    • B.0,150 nm. 
    • C.0,190 nm. 
    • D.0,134nm.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 10679

    Góc liên kết trong phân tử propen (C3H6) gần đúng với:

    • A.107o.
    • B.90o.  
    • C.120o.  
    • D.109,5o.     
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 10680

    Số electron ngoài cùng, số electron hóa trị và sô electron độc thân của nguyên tố Ni (Z=27) lần lượt là:

    • A.2; 7; 3.
    • B.1; 8; 0.     
    • C.2; 7; 2.
    • D.2; 8; 3. 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 10682

    Hợp chất X được tạo thành từ 7 nguyên tử của 3 nguyên tố. Tổng số proton của X bằng 18. Trong X có hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn.Tổng số nguyên tử của nguyên tố có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất bằng 2,5 lần tổng số nguyên tử của hai nguyên tố còn lại. Công thức của X là:

    • A.HNO3.  
    • B.CH5O.   
    • C.CH3NH2.   
    • D.CH5NH2.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 10684

    Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-.Tổng số 3 loại hạt trong A là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Công thức của A là:

    • A.Na2O.  
    • B.CS2.  
    • C.K2O.    
    • D.CaF2.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 10686

    Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: \({}_{17}^{37}Cl\) chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là \({}_{17}^{35}Cl\). Thành phần % theo khối lượng của \({}_{17}^{37}Cl\) trong KClO3 là (cho K=39; O=16)

    • A.7,319%.   
    • B.8,79%.        
    • C.8,92%.   
    • D.28,98%.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 10688

    Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1, có 6 electron hóa trị. X là:

    • A.Cu.   
    • B.Cr. 
    • C.K.     
    • D.K, Cu, Cr.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 10690

    Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là

    • A.Ca(HCO3)2.   
    • B.Mg(HCO3)2.  
    • C.NaHCO3.  
    • D.Ba(HCO3)2.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 10692

    Đốt cháy 5,8 gam chất hữu cơ M, thu được 2,65 gam Na2CO3; 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2. Công thức phân tử của M là

    • A.C9H11ONa. 
    • B.C8H9ONa.    
    • C.C6H5ONa. 
    • D.C7H7ONa. 
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 10694

    Cho 11 gam hỗn hợp nhôm và sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,96 lít H2 (đktc) phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp là

    • A.50,9%.    
    • B.54%.        
    • C.56%.
    • D.49,1%.   
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 10696

    Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là

    • A.61,0.   
    • B.80,2.      
    • C.49,3.
    • D.70,6.   
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 10698

    Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thì thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc là:

    • A.13,44 lit   
    • B.8,96 lit      
    • C.4,48 lit  
    • D.11,2 lit
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 10700

    Để làm mất màu 500 ml dung dịch KMnO4 0,1 M trong môi trường H2SO4 cần dùng tối thiểu thể tích dung dịch FeSO4 1M là:

    • A.100 ml
    • B.50 ml    
    • C.250 ml.  
    • D.25 ml      
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 10701

    Cho các phản ứng:

    (1) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO.                           

    (2) CaCO3 → CaO + CO2­

    (3) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4  + 2H2O                   

    (4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­

    Các phản ứng oxi hóa - khử là:

    • A.(1), (3) , (4).    
    • B.(1), (2) , (3), (4).    
    • C.(1), (4). 
    • D.(1), (2) , (4).
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 10703

    Sự tạo thành ion Mg2+ từ nguyên tử Mg là

    • A.Quá trình khử (nhường electron).
    • B.Quá trình khử (nhận electron). 
    • C.Quá trình oxi hóa (nhường electron)   
    • D.Quá trình oxi hóa (nhận electron).
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 10705

    Trong mạng tinh thể kim cương, góc liên kết tạo bởi các nguyên tử cac bon là

    • A.109o28’.    
    • B.120o.    
    • C.104o30’.  
    • D.90o.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 10707

    Trong các hợp chất KMnO4, MnCl2, K2MnO4. Số oxi hóa của Mn lần lượt là:

    • A.+7, +6, +4   
    • B.+7, +6, +2   
    • C.+7, +2, +6   
    • D.+7, +4, +6
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 10709

    Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết

    • A.cộng hóa trị không phân cực.
    • B.cho – nhận.     
    • C.cộng hóa trị phân cực.  
    • D.ion.   
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 10711

    Dãy gồm các chất có độ phân cực của liên kết tăng dần là

    • A.FeCl2; CoCl2; NiCl2; MnCl2.
    • B.NaBr; NaCl; KBr; LiF. 
    • C.CO; SiO2; ZnO; CaO.
    • D.CaCl2; ZnSO4; CuCl2; Na2O. 
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 10713

    Liên kết hóa học trong phân tử hidrosunfua là liên kết

    • A.ion  . 
    • B.cộng hoá trị.  
    • C.hidro.  
    • D.cho – nhận.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 10715

    Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một phân nhóm chính (nhóm A) và thuộc 2 chu kỳ 4 và 5 thì hiệu điện tích hạt nhân nguyên tử của 2 nguyên tố là

    • A.18.    
    • B.8.   
    • C.2.   
    • D.32.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 10717

    Ion M2+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6 vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là:

    • A.nhóm IIA, chu kì 3.
    • B.nhóm VIIIA, chu kì 3. 
    • C.nhóm IIA, chu kì 4.        
    • D.Nhóm VIA, chu kì 3.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 10718

    Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là

    • A.As.    
    • B.N.   
    • C.S.     
    • D.P.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 10720

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA, công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

    • A.X3Y2.  
    • B.X2Y3.      
    • C.X5Y2.   
    • D.X2Y5.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?