Đề ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường Cao Đẳng Bách Việt

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11043

    Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức XH3. Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng. Nguyên tử khối của X là

    • A.12 đvc   
    • B.31 đvc   
    • C.14 đvc     
    • D.32 đvc
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11044

    Trong các chất sau, chất có liên kết ion là

    • A.HCl.    
    • B.H2O.  
    • C.Cl2.  
    • D.NaCl.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11045

    Ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí, tính chất của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

    • A.Chu kì 4, nhóm IVB, kim loại   
    • B.Chu kì 3, nhóm VIA, phi kim
    • C.Chu kì 3, nhóm IIA, kim loại    
    • D.Chu kì 4, nhóm IIIB, kim loại
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11046

    Trong hợp chất Fe2(SO4)3, điện hóa trị của Fe là

    • A.3-
    • B.2+      
    • C.1+  
    • D.3+
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11047

    Brom có 2 đồng vị \({}_{35}^{79}Br\) , \({}_{35}^{81}Br\) .khối lượng nguyên tử trung bình của Br là 80. Phần trăm của 2 đồng vị lần lượt là:

    • A.50%, 50%    
    • B.70%, 30%.    
    • C.72%, 28%    
    • D.27%, 73%
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11048

    Cho phản ứng: Br2 + SO2 + H2O → H2SO4 + HBr. Chất Br2 và SO2 lần lượt có vai trò

    • A.Chất oxi hóa; chất khử  
    • B.Chất khử; chất oxi hóa
    • C.Hai chất oxi hóa    
    • D.Hai chất khử
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11049

    Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất mà nguyên tố Fe có tính khử là

    • A.2
    • B.5
    • C.3
    • D.4
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11050

    Trong kí hiệu \({}_Z^AX\) thì phát biểu nào sai:

    • A.Z là số nơtron trong hạt nhân.
    • B.Z là số proton trong nguyên tử X.
    • C.A là số khối xem như gần đúng khối lượng nguyên tử X.
    • D.Z là số điện tích hạt nhân của nguyên tử.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11051

    Trong các chất sau, chất có liên kết cộng hóa trị không cực là

    • A.Cl2.   
    • B.NaCl.    
    • C.H2O.    
    • D.HCl.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11052

    Nguyên tố nào sau đây là kim loại:

    • A.1s22s22p63s23p1     
    • B.1s22s22p5   
    • C.1s22s22p2    
    • D.1s22s22p6
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11053

    Cho các phản ứng sau

    (1) 2SO2 + O2 → 2SO3.

    (2) SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr.

    (3) SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S.

    (4) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.

    (5) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

    Các phản ứng trong đó SO2 đóng vai trò chất khử là

    • A.1, 3, 5.  
    • B.2, 3, 4.    
    • C.1, 2, 4. 
    • D.3,4,5.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11054

    Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết

    • A.Số thứ tự, chu kì, nhóm   
    • B.Số electron trong nguyên tử
    • C.Số proton của hạt nhân  
    • D.Số nơtron
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 11055

    Cho cấu hình các nguyên tử Al:1s22s22p63s23p1, F:1s22s22p5, Na:1s22s22p63s1, Mg:1s22s22p63s2 Số nguyên tử có thể tạo ra cấu hình ion 1s2 2s2 2p6

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 11056

    Trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

    • A.Tính phi kim mạnh dần   
    • B.Số lớp electron không thay đổi.
    • C.Độ âm điện giảm dần 
    • D.Bán kính nguyên tử tăng dần
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 11057

    Cho số hiệu nguyên tử của Clo, Oxi, Natri và Hiđro lần lượt là 17, 8, 11 và 1. Hãy xét xem kí hiệu nào sau đây không đúng.

    • A.\({}_2^1H\)
    • B.\({}_{17}^{36}Cl\)
    • C.\({}_8^{16}O\)
    • D.\({}_{11}^{23}Na\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 11058

    Số oxi hóa của nitơ trong các ion NH4+, NO3 lần lượt là

    • A.–4, +6  
    • B.–3, +5    
    • C.+3, +5    
    • D.–4, +5
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 11059

    Cho các phát biểu sau

    (1) Chất oxi hóa là chất cho electron.

    (2) Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

    (3) Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa.

    (4) Phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử.

    (5) Trong phản ứng hóa học chất khử là chất có số oxi hóa tăng.

    (6) Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của một số nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

    Số câu phát biểu đúng là

    • A.3
    • B.5
    • C.4
    • D.2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 11060

    Trong  cấu hình của K (Z=19) có  electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp:

    • A.4p  
    • B.4s.     
    • C.3d      
    • D.3p
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 11061

    Số oxi hóa của clo trong các hợp chất HCl, Cl2, HClO4 lần lượt là

    • A.–1, 0, +1, 
    • B.+1, +2, +3  
    • C.–1, 0, +7.  
    • D.–1, 0, +3
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 11062

    Nguyên tử của nguyên tố X, có điện tích hạt nhân là 15+. Vị trí của X trong BTH là

    • A.chu kì 3 và nhóm VIIA   
    • B.chu kì 3 và nhóm VA
    • C.chu kì 4 và nhóm IVA    
    • D.chu kì 4 và nhóm IIIA
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 11063

    Các ion R+, X2+, Y2– đều có cấu hình electron bền vững của khí neon là 1s22s22p6. Vậy các nguyên tử R, X, Y tương ứng là

    • A.11Na, 20Ca, 8O    
    • B.11Na, 12Mg, 8O   
    • C.9F, O, 12Mg    
    • D.19K, 20Ca, 16S
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 11064

    Cho các nguyên tử O(Z=8), F(Z=9), N(Z=7), C(Z=6) nguyên tử có tính phi kim mạnh nhất là

    • A.N    
    • B.C          
    • C.F      
    • D.O
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 11065

    Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt.Số khối nguyên tử của nguyên tố X là:

    • A.26    
    • B.56     
    • C.52. 
    • D.30
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 11066

    Cho 3 nguyên tố có cấu hình e ngoài cùng X (3s1), Y (3s² 3p1), Z (3s² 3p5); phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Liên kết giữa Z và X là liên kết ion.
    • B.Liên kết giữa Z và Y là liên kết cộng hóa trị có cực.
    • C.Liên kết giữa Z và X là liên kết cộng hóa trị.
    • D.X, Y là kim loại; Z là phi kim.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 11067

    Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có tính chất hóa học giống nhau vì

    • A.số phân lớp ngoài cùng giống nhau   
    • B.Có cùng số lớp electron.
    • C.có bán kính như nhau.   
    • D.số electron lớp ngoài cùng như nhau.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 11068

    Dựa vào nguyên lí vững bền hãy xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây sai:

    • A.3d < 4s
    • B.2p > 2s.       
    • C.3p < 3d.  
    • D.1s < 2s.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 11069

    Phương trình hóa học là MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. Trong phản ứng trên, HCl đóng vai trò

    • A.Vừa oxi hóa vừa khử.  
    • B.Chất tạo môi trường.
    • C.Chất khử.  
    • D.Chất oxi hóa.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 11070

    Các đồng vị có:

    • A.Cùng chiếm các ô khác nhau trong BTH.    
    • B.Cùng số nơtron.
    • C.Cùng số khối A.  
    • D.Cùng số hiệu nguyên tử Z.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 11071

    Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4, MgSO4, K2S, S2– lần lượt là

    • A.+6, +4, –2, 0. 
    • B.+4, +4, –2, –2.  
    • C.+4, +6, 0, –2.   
    • D.+6, +6, –2, –2.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 11072

    Cho các chất  HNO3, NH4NO3, Al(NO3)3, M(NO3)n. Số chất có nguyên tử N có số oxi hóa +5 là

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 11073

    Điều nào sau đây sai:

    • A.Phân lớp d có tối đa 10 electron. 
    • B.Phân lớp p có tối đa 8 electron.
    • C.Phân lớp s có tối đa 2 electron.    
    • D.Phân lớp f có tối đa 14 electron.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 11074

    Chất khử là chất

    • A.Cho electron   
    • B.Nhận electron
    • C.Có số oxi hóa giảm khi tham gia phản ứng  
    • D.Vừa cho electron vừa nhận electron
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 11075

    Cho các phát biểu sau:

    (1). Những electron ở gần hạt nhân nhất ở mức năng lượng thấp nhất.      

    (2). Hiện tại chỉ có 4 phân lớp s, p, d, f chứa electron.                                 

    (3). Chuyển động của electron trong nguyên tử  theo một quỹ đạo xác định. 

    (4). Mỗi lớp n có n phân lớp và mỗi lớp n chứa tối đa 2n2 electron ( n = 1,2,3,4 ).

    Số phát biểu đúng là

    • A.3
    • B.2
    • C.4
    • D.1
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 11076

    Cho các phản ứng:

    (1). 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.                 

    (2). FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑.

    (3). 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.                           

    (4). Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

    Số phản ứng oxi hóa khử là

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 11077

    Nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VA. Vậy X có cấu hình electron

    • A.1s²2s²2p63s²3p5.     
    • B.1s²2s²2p63s²3p4
    • C.1s²2s²2p63s²3p6.   
    • D.1s²2s²2p63s²3p3.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 11078

    Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp L (n = 2) là:

    • A.6
    • B.2
    • C.8
    • D.4
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 11079

    Cho sơ đồ phản ứng KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số của chất H2SO4 (môi trường) trong phản ứng trên là

    • A.5
    • B.2
    • C.10
    • D.8
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 11080

    Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn gồm các nhóm nguyên tố nào?

    • A.Nguyên tố d   
    • B.Nguyên tố s và p   
    • C.Các nguyên tố p      
    • D.Nguyên tố s
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 11081

    Cho các phát biểu sau:

    (1). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron  

    (2). Số hiệu nguyên tử bằng đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử                

    (3). Số electron trong nguyên tử bằng số nơtron  

    (4). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử

    Số phát biểu đúng là

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 11082

    Nguyên tố Clo (Z = 17) thuộc chu kì:

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?