Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 70149
Lựa chọn thích hợp để điền vào chỗ trống: …dòng điện chạy qua 1 dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở dây.
- A.Điện tích
- B.Điện lượng
- C.Hiệu điện thế
- D.Cường độ
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 70150
Công thức biểu thị định luật Ôm:
- A.\(R = {U \over I}\)
- B.\(I = {R \over U}\)
- C.\(I = {U \over R}\)
- D.\(R = {I \over U}\)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 70151
Khi đặt hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế là 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là
- A.12V
- B.9V
- C.20V
- D.18V
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 70152
Cường độ dòng điện chạy qua 1 bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
- A.Tăng 5V
- B.Tăng 3V
- C.Giảm 3V
- D.Giảm 2V
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 70153
Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2,5Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có chiều dài là 18m. Điện trở của dây thứ hai là:
- A.4Ω
- B.18Ω
- C.8Ω
- D.4,5Ω
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 70154
Lập luận nào dưới đây là đúng? Điện trở của dây dẫn:
- A.Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp đôi
- B.Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp đôi
- C.Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp bốn
- D.Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện giảm đi một nửa
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 70155
Trên một điện trở có ghi 10Ω - 2A. Ý nghĩa con số đó là gì?
- A.Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
- B.Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
- C.Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
- D.Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 70156
Phát biểu nào sau đây là đúng về công suất điện:
- A.Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động mạnh nhất.
- B.Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động yếu nhất.
- C.Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động bình thường.
- D.Các phát biểu trên đều sai
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 70157
Tính công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút, biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, cường độ dòng điện qua động cơ là 2A và hiệu suất của động cơ là 80%.
- A.211,300J
- B.211,200J
- C.211,600J
- D.271,200J
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 70158
Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 24V, giá trị các điện trở là R1 = R2 = 8Ω. Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản sinh ra trong mạch là
- A.103680J
- B.1027,8J
- C.712,8J
- D.172,8J
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 70159
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nam châm ?
- A.Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút)
- B.Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm
- C.Khi bẻ đôi một thanh nam châm, ta có thể tách hai cực của thanh nam châm ra khỏi nhau
- D.Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 70160
La bàn là dụng cụ để xác định:
- A.Phương hướng
- B.Nhiệt độ
- C.Độ cao
- D.Hướng gió thổi
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 70161
Bí quyết nào làm cho hình nhân đặt trên xe luôn luôn chỉ hướng nam?
- A.Cánh tay của hình nhân gắn các điện cực
- B.Cánh tay hình nhân có gắn mạch điện
- C.Cánh tay hình nhân là một nam châm tự do
- D.Cánh tay hình nhân là một thanh sắt đặt gần một nam châm
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 70162
Không gian xung quanh (1)… xung quanh dòng điện tồn tại một (2)…
- A.(1) điện tích ; (2) điện trường
- B.(1) điện cực ; (2) điện trường
- C.(1) máy phát điện ; (2) điện trường
- D.(1) nam châm ; (2) từ trường
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 70163
Hình vẽ cho biết chiều của một đường sức của nam châm thẳng. Các đầu X và Y của nam châm là gì?
- A.X: cực dương; Y: cực âm
- B.X: cực âm; Y: cực dương
- C.X: cực nam; Y: cực bắc
- D.X: cực bắc; Y: cực nam
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 70164
Khi đưa đầu ống dây dẫn kín lại gần cực bắc của một nam châm cố định thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện ống dây biến thiên như thế nào?
- A.Tăng
- B.Giảm
- C.Không thay đổi
- D.Không xác định được
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 70165
Chọn câu trả lời đúng khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong 1 cuộn dây dẫn kín:
- A.Đặt cuộn dây gần 1 nam châm mạnh
- B.Đặt 1 nam châm mạnh trong lòng cuộn dây
- C.Khi số đường sức từ xuyên qua lòng cuộn dây rất lớn
- D.Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 70166
Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây kín?
- A.Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm
- B.Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây
- C.Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây
- D.Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 70167
Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp 60 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là?
- A.9V
- B.11V
- C.22V
- D.12V
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 70168
Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: tia khúc xạ nằm ở
- A.trong mặt phẳng tới
- B.trong cùng mặt phẳng với tia tới
- C.trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường
- D.bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 70169
Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất?
- A.ảnh thật, cùng chiều với vật
- B.ảnh thật, ngược chiều với vật
- C.ảnh ảo, cùng chiều với vật
- D.ảnh ảo, ngược chiều với vật
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 70170
Điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
- A.Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
- B.Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ở vô cực
- C.Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
- D.Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 70171
Một vật sáng AB được đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh sẽ ngược với chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là
- A.40cm
- B.30cm
- C.20cm
- D.10cm
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 70172
Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 80cm trở lại. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?
- A.Mắt cận, đeo kính hội tụ
- B.Mắt lão, đeo kính phân kì
- C.Mắt lão, đeo kính hội tụ
- D.Mắt cận, đeo kính phân kì
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 70173
Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị?
- A.Là mắt chỉ nhìn được các vật rất lớn
- B.Chỉ nhìn được các vật ở xa
- C.Ta phải đeo thấu kính hội tụ thích hợp
- D.Chỉ nhìn được các vật ở gần, điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần hơn mắt bình thường.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 70174
Muốn quan sát vật qua kính lúp phải đặt vật ở đâu và ta được ảnh gì? Chọn đáp án đúng.
- A.Đặt vật ở trong khoảng OF, ta thu được một ảnh ảo
- B.Đặt vật ở trong khoảng OF, ta thu được một ảnh thật
- C.Đặt vật ở ngoài khoảng OF, ta thu được một ảnh thật
- D.Tùy theo người quan sát, có thể đặt vât bất kì đâu miễn là đặt mắt ở vị trí thích hợp
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 70175
Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt và máy ảnh?
- A.Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh
- B.Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt
- C.Tiêu cự của thể tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi
- D.Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 70176
Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh d=2m, biết người ấy cao h = 1,5m, phim cách vật kính d’ = 5cm. Ảnh h’ của người ấy trên phim cao là
- A.h’ = 0,6cm
- B.h’ = 3,75cm
- C.h’ = 3,75cm
- D.một kết quả khác
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 70177
Đặt 1 vật màu xanh lục dưới ánh sáng màu đỏ thì ta sẽ thấy ánh sáng màu gì?
- A.Màu đen
- B.Màu trắng
- C.Màu xanh lục
- D.Màu đỏ
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 70178
Trong trường hợp nào dưới đây chùm ánh sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau?
Cho chùm ánh sáng trắng:
- A.Qua lăng kính
- B.Phản xạ trên gương phẳng
- C.Phản xạ trên mặt đĩa CD
- D.Phản xạ vào bong bóng xà phòng
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 70179
(1)….Không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ (2)… từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
- A.(1)điện lượng; (2) tác dụng
- B.(1)dòng điện; (2) biến đổi
- C.(1)cơ năng; (2) truyền
- D.(1)năng lượng; (2)biến đổi
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 70180
Ngâm một dây điện trở vào bình 1,5 lit nước ở 20oC thì trong thời gian 30 phút nước sôi. Tính phần điện năng mà dòng điện truyền cho nước, biết nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/kgk
- A.Q = 504000J
- B.Q = 54000J
- C.Q = 36000J
- D.Q = 60000J
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 70181
Để đun sôi một ấm nước cần nhiệt lượng 66kJ. Một bếp điện có điện trở là 440Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là:
- A.660 s
- B.10 phút
- C.1320s
- D.16,67 phút
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 70182
Chọn câu đúng. Công suất điện cho biết:
- A.Khả năng thực hiện công của dòng điện
- B.Năng lượng của dòng điện
- C.Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian
- D.Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 70183
Một cần trục thực hiện một công 2000J để nâng một vật nặng lên cao trong 2 giây. Công suất của cần trục sinh ra là:
- A.2000W
- B. 4000W
- C.1000W
- D.0,15kW
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 70184
Một sợi dây làm bằng kim loại dài \({l_1}\; = 150m\), có tiết diện \({S_1}\; = 0,4m{m^2}\;\) và có điện trở \({R_1}\) bằng \(60\Omega \). Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài \({l_2}\; = 30m\) có điện trở \({R_2}\; = 30\Omega \) thì có tiết diện \({S_2}\) là:
- A.\({S_2}\; = 0,8m{m^2}\)
- B.\({S_2}\; = 0,16m{m^2}\)
- C.\({S_2}\; = 1,6m{m^{2\;}}\)
- D.\({S_2}\; = 0,08{\rm{ }}m{m^2}\)
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 70185
Công thức nào sau đây cho phép xác định điện trở của dây dẫn hình trụ, đồng chất:
- A.\(R = \rho \frac{\ell }{S}\)
- B.\(R = S\frac{\ell }{\rho }\)
- C. \(R = \rho \frac{S}{\ell }\)
- D.Công thức khác
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 70186
Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\; = 2.{R_1}\). Cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn có giá trị lần lượt là \({I_1}\) và \({I_2}\) thì tỉ số \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}}\) là bao nhiêu?
- A.2
- B.4
- C.0,5
- D.1
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 70187
Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 1 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở \({R_1},{R_2},{R_3}\;\) có giá trị là:
- A.\({R_{1\;}} = 20\Omega ;{R_{2\;}} = 120\Omega ;{R_{3\;}} = 60\Omega \)
- B.\({R_{1\;}} = 12\Omega ;{R_{2\;}} = 8,3\Omega ;{R_{3\;}} = 4,16\Omega \)
- C. \({R_{1\;}} = 60\Omega ;{R_{2\;}} = 120\Omega ;{R_{3\;}} = 240\Omega \)
- D.\({R_{1\;}} = 30\Omega ;{R_{2\;}} = 120\Omega ;{R_{3\;}} = 60\Omega \)
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 70188
Khi dịch chuyển con chạy từ M sang N, độ sáng của đèn sẽ :
- A.Ban đầu tăng lên sau đó giảm đi
- B.Không thay đổi
- C.Tăng lên
- D.giảm đi