Đề ôn tập hè môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Lê Quí Đôn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 28287

    Chọn phương án sai sau đây. Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là:

    • A.Mét 
    • B.Kilomet
    • C.mét khối
    • D.đề xi mét
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 28288

    Kết luận nào đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN của thước dưới đây ?

    • A.GHĐ là 15cm và ĐCNN là 1 cm.
    • B.GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1 mm.
    • C.GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1 mm.
    • D.GHĐ là 15cm và ĐCNN là 2mm.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 28290

    Trước khi đo độ dài của một vật cần phải ước lượng độ dài cần đo là để

    • A.chọn dụng cụ đo thích hợp.
    • B.chọn thước đo thích hợp.
    • C.đo chiều dài cho chính xác.
    • D.có cách đặt mắt cho đúng cách.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 28292

    Một bạn dùng thước đo chiều cao của một cái cốc hình trụ. Kết quả đo là 10,4cm. ĐCNN của thước nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?

    • A.2 mm.
    • B.1 cm.
    • C.10 dm.
    • D.1 m.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 28294

    Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?

    • A.Bình 100ml và có vạch chia tới 1 ml
    • B.Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml
    • C.Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml
    • D.Bình 2000ml và có vạch chia tới 10ml.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 28296

    Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

    • A.Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít
    • B.Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít
    • C.Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít
    • D.Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 28298

    Một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1 ml để đo một bình không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị là:

    • A.5 ml 
    • B.4 ml
    • C.4,0ml 
    • D.17,0 ml
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 28300

    Để đo thể tích của chất lỏng, người ta dùng dụng cụ là:

    • A.Cốc uống nước.
    • B.Bát ăn cơm
    • C.Ấm nấu nước
    • D.Bình chia độ.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 28302

    Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều đó có nghĩa gì?

    • A.Can có thể đựng hơn 2 lít.
    • B.ĐCNN của can là 2 lít.
    • C.Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.
    • D.Cả A, B và C đều đúng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 28304

    Lấy 60cm3 cát đổ vào 100cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:

    • A.160cm3
    • B.Lớn hơn 160cm3
    • C.nhỏ hơn 160cm3
    • D.có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 28306

    Trên vỏ gói bimbim ghi khối lượng tịnh 20g. Con số đó cho chúng ta biết:

    • A.Khối lượng của gói bimbim.
    • B.Khối lượng của bimbim trong gói.
    • C.Thể tích gói bimbim.
    • D.Cả ba ý trên đều sai.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 28308

    Đơn vị nào dùng để đo khối lượng hợp pháp ở Việt Nam?

    • A.km.
    • B.m3
    • C.g.
    • D.kg.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 28310

    Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây?

    • A.Lực của mặt nước và lực của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
    • B.Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
    • C.Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
    • D.Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 28312

    Một người đá quả bóng chuyển động va vào tường quả bóng bị nảy ra. Lực nào đã làm quả bóng biến dạng và làm cho quả bóng chuyển động bật trở lại?

    • A.Lực của chân người tác dụng vào quả bóng.
    • B.Lực của quả bóng tác dụng vào tường
    • C.Lực của tường tác dụng vào quả bóng.
    • D.Lực hút của Trái Đất tác dụng vào quả bóng.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 28314

    Khi kéo vật khối lượng 1kg lên cao theo phương thẳng đứng phải cần lực có độ lớn ít nhất bằng

    • A.1000N
    • B.10N.
    • C.1N. 
    • D.100N.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 28316

    Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

    • A.Lực của lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
    • B.Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
    • C.Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
    • D.Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 28318

    Đặt một lò xo trên nền nhà và sát tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dạng của lò xo?

    • A.Lực của tay người
    • B.Lực của tuờng
    • C.Lực của tay và lực của tường
    • D.Lực của tay, tường và Trái Đất
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 28320

    Một người đi chợ có thể dùng một lực kế thay cho cân:

    • A.lực kế có thể đo được khối lượng của vật.
    • B.số chỉ của lực kế bằng khối lượng của vật cần đo.
    • C.lực kế đo trọng lượng của vật, số chỉ của lực kế chia cho 10 bằng khối lượng của vật.
    • D.số chỉ của lực kế bằng khối lượng của vật và bằng trọng lượng của vật.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 28321

    Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây đúng?

    • A.Lực mà  lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi.
    • B.Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật.
    • C.Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
    • D.Nhận xét A, B, C đều đúng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 28323

    Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?

    • A.Bất cứ lúc nào. 
    • B.Khi có lực tác dụng vào lò xo.
    • C.Khi lò xo biến dạng.
    • D.Khi lò xo chuyển động.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 28325

    Kết luận nào sau đây là sai khi nói về khối lượng riêng của một chất:

    • A.Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1 m3 chất đó.
    • B.Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
    • C.Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật tỉ lệ nghịch với thể tích vật đó.
    • D.Khối lượng riêng của 1 chất là khối lượng riêng của các chất.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 28327

    Dùng một lực kế đo được trọng lượng của vật là 2N, vật đó có khối lượng bằng

    • A.200g
    • B.200kg.
    • C.20kg.
    • D.2kg.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 28329

    Đơn vị khối lượng riêng là gì?

    • A.N/m
    • B.N/ m3 
    • C.kg/m2 
    • D.kg/m3
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 28331

    Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng:

    • A.2700kg/dm3
    • B.2700kg/m3.
    • C.270kg/m3.
    • D.270kg/dm3.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 28334

    Quan sát một người bán hoa quả cân một lượng cam bằng cân đồng hồ. Ban đầu cân một lượng cam trên đĩa thấy số chỉ của cân là 1,8kg, người đó cho thêm một quả cam vào đĩa cân thì số chỉ của cân là 2kg. Quả cam cho thêm sau có khối lượng bằng:

    • A.2kg.
    • B.1,8kg.
    • C.0,2kg.
    • D.3,8kg.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 28335

    Vật nào dưới đây là máy cơ đơn giản?

    • A.Đòn bẩy
    • B.Lực kế
    • C.Thước cuộn
    • D.Bình tràn
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 28337

    Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

    • A.Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
    • B.Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
    • C.Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
    • D.Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 28339

    Để kéo vật có khối lượng lớn theo phương thẳng đứng mà lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật và không thay đổi hướng của lực kéo người ta sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây?

    • A.Ròng rọc động.
    • B.Ròng rọc cố định.
    • C.Mặt phẳng nghiêng.
    • D.Cả ba dụng cụ trên đều không thực hiện được.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 28341

    Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:

    • A.Khối lượng của vật giảm đi.
    • B.Thể tích của vật giảm đi.
    • C.Trọng lượng của vật giảm đi.
    • D.Trọng lượng của vật tăng lên.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 28343

    Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhứng vào nước nóng sẽ phồng lên vì:

    • A.Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.
    • B.Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng.
    • C.Không khí bên trong quả bóng co lại.
    • D.Nước bên ngoài ngấm vào bên trong quả bóng. 
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 28345

    Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

    • A.Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
    • B.Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng.
    • C.Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi.
    • D.Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 28347

    Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

    • A.Áp suất trên mặt thoáng của chât lỏng.
    • B.Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
    • C.Gió.
    • D.Khối lượng chất lỏng.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 28349

    Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa vật lí 6.

    • A.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
    • B.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
    • C.Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
    • D.Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 28351

    Treo một quả nặng 50 g vào móc của một lực kế lò xo thì kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở

    • A.0,5 N
    • B.5 N
    • C.50 N
    • D.500 N
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 28353

    Chọn câu đúng. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

    • A.Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
    • B.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp  
    • C.Trọng lượng của một quả nặng. 
    • D.Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.     
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 28354

    Kéo vật trọng lượng 10 N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?

    • A.Lực ít nhất bằng 10 N.
    • B.Lực ít nhất bằng 1 N.
    • C.Lực ít nhất bằng 100 N.
    • D.Lực ít nhất bằng 1000 N.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 28355

    Chọn câu đúng. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

    • A.Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
    • B.Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
    • C.Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
    • D.Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 28356

    Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?

    • A.Không chịu tác dụng của lực nào.
    • B.Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
    • C.Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
    • D.Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 28357

    Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là \(0,1c{m^3}.\) Cách ghi kết quả nào đúng?

    • A. \(20c{m^3}.\) 
    • B.\(20,2c{m^3}.\)
    • C.\(20,20c{m^3}.\) 
    • D.\(20,25c{m^3}.\)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 28358

    Một cặp sách có trọng lượng 35 N thì có khối lượng là bao nhiêu gam?

    • A. 3,5 g.   
    • B.35 g.
    • C.350 g.         
    • D.3500 g.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?