Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 87475
Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng điện phân?
- A.Hàn điện
- B.Lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện
- C.Mạ điện
- D.Sơn tĩnh điện
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 87476
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là \(9V\) và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là:
- A.\(18V;1\Omega \)
- B.\(9V;0,5\Omega \)
- C.\(9V;2\Omega \)
- D.\(18V;2\Omega \)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 87477
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của
- A.các êlectron và lỗ trống ngược chiều điện trường
- B.các êlectron và lỗ trống cùng chiều điện trường
- C.các êlectron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường
- D.các êlectron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 87478
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại sẽ
- A.tăng theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc hai.
- B.tăng theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc nhất.
- C.giảm theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc nhất.
- D.giảm theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc hai.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 87479
Một nguồn điện có suất điện động 2V. Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
- A.12 J
- B.20 J
- C.0,2 J
- D.5 J
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 87480
Chọn phát biểu đúng. Dòng điện không đổi là dòng điện
- A.chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian
- B.chỉ có cường độ không thay đổi theo thời gian
- C.có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
- D.có chiều thay đổi theo thời gian
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 87481
Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện đại lượng nào sau đây là không đổi?
- A.Khoảng cách giữa các điện tích
- B.Tích độ lớn của các điện tích
- C.Độ lớn mỗi điện tích
- D.Tổng đại số các điện tích
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 87482
Hai vật nào sau đây tạo nên một tụ điện?
- A.Hai tờ giấy nhiễm điện đặt gần nhau
- B.Hai tấm kim loại phẳng đặt gần nhau và cách điện với nhau
- C.Hai tấm nhựa đặt gần nhau
- D.Một tấm kim loại và một tấm nhựa đã nhiễm điện đặt gần nhau
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 87483
Hai điện tích điểm \({q_1} = {3.10^{ - 7}}C\) và \({q_2} = - {3.10^{ - 7}}C\) đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng
- A.\({9.10^{ - 3}}N\)
- B.\({9.10^{ - 5}}N\)
- C.0,9 N
- D.0,09 N
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 87484
Xung quanh vật nào sau đây luôn có điện trường?
- A.Một cốc nước
- B.Quả cầu kim loại
- C.Một tờ giấy
- D.Một thanh nhựa đã nhiễm điện sau khi cọ xát trên mặt bàn
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 87485
Khi dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một điện trở R thì nhiệt lượng Q tỏa ra trên điện trở trong thời gian t được tính bằng công thức:
- A.\(Q = R{I^2}.t\)
- B.\(Q = R.I.t\)
- C.\(Q = R.I.{t^2}\)
- D.\(Q = {R^2}.I.t\)
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 87486
Một điện tích điểm \(q = {10^{ - 7}}C\) di chuyển được đoạn đường 10 cm dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích q là:
- A.\({10^{ - 4}}J\)
- B.\({10^{ - 2}}J\)
- C.\( - {10^{ - 2}}J\)
- D.\( - {10^{ - 4}}J\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 87487
Một điện tích \(Q = 1,{6.10^{ - 8}}C\) gây ra một điện trường tại A có cường độ là \({9.10^4}V/m\) (Q và A đều đặt trong chân không). Điểm A cách Q một đoạn là
- A.1,6 cm
- B.16 cm
- C.4 cm
- D.40 cm
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 87488
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động \(\xi \) và điện trở trong là \(1\Omega \). Mạch ngoài gồm hai điện trở \(3\Omega \) và \(6\Omega \) mắc nối tiếp. Hiệu suất của nguồn điện là:
- A.60 %
- B.90 %
- C.66,7 %
- D.42,8 %
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 87489
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r. Mạch ngoài là một biến trở R. Khi giá trị của biến trở tăng từ \(2\Omega \) đến \(8\Omega \) thì hiệu suất của nguồn điện tăng 1,6 lần. Điện trở trong của nguồn điện bằng
- A.\(2\Omega \)
- B.\(3\Omega \)
- C.\(1\Omega \)
- D.\(4\Omega \)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 87490
Hai điện tích điểm \({q_1} = {2.10^{ - 8}}C\) và \({q_1} = - {2.10^{ - 8}}C\) đặt tại hai điểm A và B cách nhau 30 cm trong không khí. Tại điểm C, cường độ điện trường tổng hợp do \({q_1}\) và \({q_2}\) gây ra bằng 2000 V/m. Chọn câu đúng về vị trí của điểm C.
- A.C thẳng hàng với A, B theo thứ tự A, B, C
- B.A, B, C tạo thành một tam giác đều
- C.C là trung điểm của đoạn AB
- D.C thẳng hàng với A, B theo thứ tự C, A, B
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 87491
Điện dung của tụ điện có đơn vị là:
- A.fara (F)
- B.vôn (V)
- C.jun (J)
- D.vôn trên mét (V/m)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 87492
Hạt tải điện trong kim loại là
- A.các ion âm
- B.các ion dương
- C.các electron tự do
- D.các ion dương và ion âm
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 87493
Một đoạn mạch chỉ có điện trở R không đổi. Khi điều chỉnh hiệu điện thế hai đầu mạch là 12V thì công suất của mạch là 20W, khi điều chỉnh hiệu điện thế hai đầu mạch là 24V thì công suất của mạch là
- A.10W
- B.40W
- C.5W
- D.80W
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 87494
Theo định luật Fa – ra – đây, xét trong cùng khoảng thời gian nếu cường độ dòng điện qua bình điện phân càng lớn thì khối lượng của chất được giải phóng ở điện cực
- A.càng lớn
- B.càng nhỏ
- C.sẽ bằng 0
- D.không đổi
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 87495
Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ:
(1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa
(2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kỳ
(3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi
(4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau
Số phát biểu đúng là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 87496
Suất điện động cảm ứng là suất điện động:
- A.được sinh bởi dòng điện cảm ứng
- B.sinh ra dòng điện trong mạch kín
- C.sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín
- D.được sinh bởi nguồn điện hóa học
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 87497
Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
- A.ảnh thật, ngược chiều với vật
- B.ảnh thật, cùng chiều với vật
- C.ảnh ảo, cùng chiều với vật
- D.ảnh ảo, ngược chiều với vật
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 87498
Cho các phát biểu sau về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1) Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F’
(2) Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng
(3) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló truyền thẳng
(4) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính cho tia ló song song với trục chính.
Số phát biểu đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 87499
Thấu kính phân kì là loại thấu kính:
- A.có phần rìa dày hơn phần giữa
- B.có phần rìa mỏng hơn phần giữa
- C.biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ
- D.có thể làm bằng chất rắn trong suốt.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 87500
Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
- A.ảnh ảo ngược chiều với vật
- B.ảnh ảo cùng chiều với vật
- C.ảnh thật cùng chiều với vật
- D.ảnh thật ngược chiều với vật
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 87501
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
- A.ảnh ảo, ngược chiều với vật,luôn nhỏ hơn vật
- B.ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật
- C.ảnh ảo, ngượcchiều với vật, luôn lớn hơn vật
- D.ảnh thật cùng chiều, và lớn hơn vật
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 87502
Tính chất cơ bản của từ trường là
- A.gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
- B.gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
- C.gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
- D.gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 87503
Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
- A.phụ thuộc hình dạng dây dẫn
- B.phụ thuộc bản chất dây dẫn
- C.phụ thuộc môi trường xung quanh
- D.phụ thuộc độ lớn dòng điện
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 87504
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
- A.sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch.
- B.sự chuyển động của mạch với nam châm.
- C.sự biến thiên của từ trường Trái đất.
- D.sự chuyển động của nam châm với mạch.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 87505
Chọn câu đúng. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
- A.ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- B.ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- C.ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- D.ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 87506
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
- A.tác dụng lực điện lên điện tích
- B.tác dụng lực hút lên các vật
- C.tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó
- D.tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 87507
Phát biểu nào sau đây không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
- A.có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
- B.có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
- C.có lực tác dụng lên một dòng điện khác song song cạnh nó.
- D.có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt cạnh nó.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 87508
Một khung dây tròn bán kính 30 cm gồm 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây?
- A.6,28.10-6 T
- B.6,28.106 T
- C.3,14.10-6 T
- D.2.10-6 T
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 87509
Dòng điện 2 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10cm có độ lớn bằng bao nhiêu?
- A.\(4\pi {.10^{ - 6}}T\)
- B.\({4.10^{ - 6}}T\)
- C.\(8\pi {.10^{ - 6}}T\)
- D.\({4.10^6}T\)
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 87510
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho ta tia ló
- A.đi qua tiêu điểm của thấu kính
- B.song song với trục chính của thấu kính
- C.cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì
- D.có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 87511
Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện của ống dây giảm đều đặn từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
- A.0,06 V
- B.0,04 V
- C.0,05 V
- D. 0,03 V
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 87512
Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc
- A.chiều dài ống dây
- B.số vòng dây trên một mét chiều dài ống
- C.đường kính ống
- D.số vòng dây của ống
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 87513
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định không đúng là
- A.Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến
- B.Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới
- C.Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0
- D.Góc khúc xạ luôn bằng góc tới
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 87514
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
- A.\(\Phi = B{\rm{Sctan}}\alpha \)
- B.\(\Phi = B{\rm{Ssin}}\alpha \)
- C.\(\Phi = B{\rm{Scos}}\alpha \)
- D.\(\Phi = B{\rm{Stan}}\alpha \)