Đề ôn tập hè môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 73901

    Đột biến gen gồm các dạng nào?

    • A.Đột biến mất, lặp, thay thế, đảo các cặp Nu.
    • B.Đột biến mất, lặp, đảo, chuyển đoạn.
    • C.Đột biến mất, thêm, thay thế các cặp Nu.
    • D.Đột biến mất, thêm, thay thế, đảo các gen.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 73903

    Gen B sau xử lí bằng tia gamma với liều lượng thích hợp đã biến thành gen b. Gen b đột biến có thêm một cặp nuclêôtit so với gen B và chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen b có sự sai khác với chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen B về thành phần axit amin ở tất cả các vị trí của chuỗi. Cặp nuclêôtit thêm vào phải nằm ở bộ ba nuclêôtit nào dưới đây?

    • A.Bộ ba đầu tiên (sau mã mở đầu).
    • B.Bộ ba mã mở đầu. 
    • C.Bộ ba mã kết thúc.
    • D.Bộ ba bất kì ở giữa mạch gen.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 73905

    Gen A đội biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi , nhưng số liên kết hiđrô tăng lên một liên kết , đột biến trên thuộc loại nào?

    • A.Thay thế một cặp Nu khác loại   
    • B.Thay thế một Nu cặp đôi cùng loại
    • C.Thay thế cặp Nu GX bằng cặp A - T
    • D.Thay thế cặp Nu AT bằng G – X
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 73907

    Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

    • A.AaBb, AABb
    • B.aaBb, Aabb
    • C.AABb, AaBB
    • D.AABB, AABb
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 73909

    Cho các trường hợp sau:

    (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.

    (2) Gen tạo ra sau tái bàn ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.

    (3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.

    (4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.

    (5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin.

    (6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thể 1 axitamin.

    Có bao nhiêu trường hợp được coi là đột biến gen? 

    • A.1
    • B.6
    • C.4
    • D.2
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 73911

    Một gen có chiều dài 4080 Å và có tổng số 3050 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Gen nói trên bị đột biến dạng mất một cặp nuclêôtit
    • B.Gen bị đột biến có chiều dài ngắn hơn gen khi chưa đột biến 3,4Å
    • C.Số nuclêôtit loại A của gen lúc chưa đột biến là 550
    • D.Số nuclêôtit loại G của gen khi đã đột biến là 650
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 73913

    Một gen có tổng số 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có T = A; X = 2T; G = 3A. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là:

    • A.191
    • B.193
    • C.97
    • D.95
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 73915

    Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:

    • A. T = A = 599, G = X = 1201.
    • B.T = A = 601, G = X = 1199.
    • C.A = T = 600, G = X = 1200.
    • D.T = A = 598, G = X = 1202.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 73917

    Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'AGXXGAXAAAXXGXGATA 5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên?

    • A.Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường.
    • B.Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường.
    • C.Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường.
    • D.5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 73919

    Do phóng xạ, một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axitamin thứ 10 trong chuỗi polipeptit do gen tổng hợp. Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hidro. Đây là dạng đột biến:

    • A.Mất 3 cặp G-X
    • B.Mất 3 cặp A-T
    • C.Mất 1 cặp A-Tvà 2 cặp G-X
    • D.Mất 2 cặp A-T và 1 cặp G-X
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 73920

    Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser; UAG – kết thúc dịch mã. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’GGG AGX XGA XXX GGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này bị đột biến làm cho nuclêôtit G ở vị trí thứ 8 bị thay thành T thì trình tự các axit amin do gen đột biến quy định là:

    • A.Pro – Gly – Ser – Ala – Pro.
    • B.Pro – Gly.
    • C.Pro – Ser.
    • D.Gly – Pro – Ser – Ala – Gly.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 73921

    Vùng mã hóa của một gen hông phân mảnh có khối lượng 780000 đvC. Sau đột biến điểm, vùng này có chiều dài 442 nm. Gen đột biến tiến hành nhân đôi liên tiếp ba lần, nhu cầu về nucleotit loại A là 3493 (giảm 7 nucleotit so với gen ban đầu). Hãy tính tổng số liên kết hidro tại vùng mã hóa của gen sau đột biến. 

    • A.3401
    • B.3399
    • C.3482
    • D.3524
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 73922

    Ở sinh vật nhân sơ, một gen có 3000 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết hiđrô. Loại đột biến đã xảy ra thuộc dạng: 

    • A.thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.
    • B.thêm một cặp A - T.  
    • C.mất một cặp A - T.  
    • D.thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.  
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 73923

    Một đột biến điểm xảy ra tại vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ làm cho codon 5'UAX3' trở thành codon 5'UAG3'. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng chiều dài gen sau đột biến không thay đổi.

    (1) Đột biến đã làm xuất hiện một alen mới so với alen trước đột biến.

    (2) Phân tử mARN do gen đột biến tổng hợp có chiều dài ngắn hơn so với bình thường.

    (3) Gen sau đột biến có số lượng liên kết hiđrô ít hơn so với gen trước đột biến.

    (4) Đột biến không làm thay đổi số lượng các loại nucleotit so với gen ban đầu.

    (5) Dạng đột biến đã xảy ra là đột biến thay thế một cặp X-G bằng một cặp G-X.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 73924

    Một đột biến điểm xảy ra tại vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ làm cho codon 5'UAX3' trở thành codon 5'UAG3'. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng chiều dài gen sau đột biến là không thay đổi

    I. Đột biến đã làm xuất hiện một alen mới so với alen trước đột biến

    II. Phân tử mARN do gen đột biến tổng hợp có chiều dài ngắn hơn so với bình thường

    III. Gen sau đột biến có số lượng liên kết hirdo ít hơn so với gen trước đột biến

    IV. Đột biến không làm thay đổi số lượng các loại nucleotit so với gen ban đầu

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 73925

    Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1800 nuclêôtit, đột biến điểm xảy ra làm cho phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp không thay đổi số axit amin nhưng làm xuất hiện một axit amin mới so với prôtêin do gen bình thường tổng hợp (đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở giữa mạch và không liên quan đến bộ ba mở đầu). Theo lí thuyết, số nuclêôtit của gen đột biến là:

    • A.1802
    • B.1798
    • C.1800
    • D.1801
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 73926

    Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

    • A.Thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 80.
    • B.Mất một cặp nucleotit ở vị trí thứ 80.
    • C.Thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 81.
    • D.Thêm một cặp nucleotit vào vị trí thứ 80.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 73927

    Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nucleotit như sau: 5’TAX-AAG-GAG-AAT-GTT-XXA-ATG-XGG-GXG-GXX-GAA-XAT3’. Nếu xảy ra đột biến liên quan đến một cặp nucleotit làm cho số axit amin của chuỗi polipeptit trong phân tử protein do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Trường hợp đột biến nào sau đây không thể xảy ra?

    • A. Mất một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’
    • B.Thay thế một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nucleotit T-A
    • C.Thay thế một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nucleotit T-A
    • D.Thay thế một cặp nucleotit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nucleotit X-G
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 73928

    Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng?

    • A.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
    • B.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
    • C.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn , đảo đoạn , thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST
    • D.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 73929

    Khi nói về đột biến gen ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Ở những loài sinh sản hữu tính, đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì không truyền lại cho thế hệ sau
    • B.Đột biến xảy ra ở giao tử nhưng giao tử không được thụ tinh thì không thể truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
    • C.Ở những loài sinh sản hữu tính, đột biến gây chết trước tuổi sinh sản hoặc làm mất khả năng sinh sản hữu tính thì không được truyền cho thế hệ sau
    • D.Đột biến gen ở tế bào chất của tế bào hạt phấn sẽ được truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 73930

    Muốn phân biệt hai tính trạng nào đó là do hai gen liên kết hoàn toàn quy định hay chỉ do tác động đa hiệu của một gen người ta cần tiến hành

    • A.Cho lai thuận nghịch
    • B.Cho tự thụ phấn
    • C.Lai phân tích
    • D.Gây đột biến
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 73931

    Gây đột biến gen dạng thay thế cặp nuclêôtit do tác dụng của loại tác nhân nào sau đây:

    • A.Các tia phóng xạ.
    • B.Sốc nhiệt.
    • C.5-Brôm Uraxin và Êtyl mêtan sunfonat.
    • D.Tất cả các tác nhân trên. 
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 73932

    Theo mô hình Operon Lac nếu có một đột biến mất một đoạn AND thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã

    • A.Đột biến làm mất gen điều hòa
    • B.Đột biến làm mất một gen cấu trúc
    • C.Đột biến làm mất vùng vận hành
    • D.Đột biến làm mất vùng khởi động
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 73933

     Đột biến nào sau đây khác với các loại đột biến còn lại về mặt phân loại?

    • A. Đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở lúa đại mạch
    • B. Đột biến gây bệnh ung thư máu ở người
    • C.Đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố trên da của cơ thể
    • D.Đột biến làm mắt lồi trở thành mắt dẹt ở ruồi giấm
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 73934

    Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến:

    • A. thêm 2 cặp nuclêôtit.
    • B.mất 1 cặp nuclêôtit.
    • C.thêm 1 cặp nuclêôtit.
    • D.thay thế 1 cặp nuclêôtit.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 73935

    Nếu trong phân tử protein có thêm 1 aa mới, dạng đột biến cụ thể sẽ là:

    • A.có 1 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu
    • B.cả 3 cặp nu bị thay thế nằm trong 1 bộ ba mã hóa
    • C.có 2 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu
    • D.có 1 cặp nu bị thay thế ở bất kì bộ ba mã hóa nào đó trừ mã mở đầu và kết thúc.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 73936

    Khi nói về nguyên nhân gây ra đột biến gen, có bao nhiêu tác nhân sau đây là đúng?

    (1). Tia phóng xạ.                     (2). Virut viêm gan                 (3). 5 - Brôm Uraxin.               (4). Sốc nhiệt.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 73937

    Tác nhân đột biến làm cho hai bazơ Timin trên cùng mạch liên kết với nhau gây ra đột biến gen là?

    • A.Sốc nhiệt.
    • B.Tia UV.
    • C.Tia X.
    • D.Rơnghen.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 73938

    Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền:

    • A.Côsixin
    • B.Phóng xạ
    • C.Sốc nhiệt
    • D.Tia tử ngoại
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 73939

    Dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi cấu trúc gen và có số liên kết hiđrô tăng thêm 3 là đột biến:

    • A.thêm 1 cặp nuclêôtit loại A – T.
    • B.mất một cặp nuclêôtit loại A – T.
    • C.thế một cặp nuclêôtit loại A – T bằng cặp nuclêôtit loại G – X.
    • D.thêm 1 cặp nuclêôtit loại G – X.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 73940

    Đột biến gen cấu trúc được biểu hiện thành một biến đổi …..(Đ: đột ngột,G: gián đoạn, ĐG: đột ngột và gián đoạn) về……(M:một, N: một số;MN: một hoặc một số) tính trạng nào đó trên một hoặc một số …..(C: cá thể; Q: quần thể):

    • A.ĐG;M;Q
    • B.Đ;N;C
    • C.G;M;C
    • D.ĐG;MN;C
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 73941

    Một đoạn mạch gốc của gen phiên mã ra đoạn mARN có trình tự nuclêôtit như sau: 

    3’…TGG-GXA-XGT-AGX-TTT…5’

    Đột biến xảy ra làm cho nucleotit ở mã thứ 4 là G bị biến đổi thành T(AGX→ATX). Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra trong quá trình dịch mã trên đoạn mARN đột biến?

    • A.Quá trình dịch mã dừng lại tại bộ ba bị đột biến.
    • B. Thay đổi thành phần và trình tự axit amin.
    • C. Chuỗi pôlypeptit có 1 axit amin bị thay thế.
    • D.Chuỗi pôlypeptit mất 1 axit amin.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 73942

    Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém

    • A.Cây rêu
    • B.Cây xoài
    • C.Cây xương rồng
    • D.Cây bắp cải
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 73943

    Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

    • A.Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển
    • B.Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai
    • C.Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái
    • D.Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 73944

    Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm

    • A.phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển
    • B.phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển
    • C.phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển
    • D.phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 73945

    Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?

    • A.Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát
    • B.Cá, chim, thú, con người
    • C.Chim, thú, con người
    • D.Thực vật, cá, chim, thú
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 73946

    Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

    • A.Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50oC
    • B.Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt
    • C.Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường
    • D.Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 73947

    Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau

    • A.Giun đất
    • B.Thằn lằn
    • C.Tắc kè
    • D.Chồn
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 73948

    Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau

    • A.Hổ
    • B.Thằn lằn
    • C.Cú mèo
    • D.Lừa
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 73949

    Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô?

    • A.Thằn lằn 
    • B.Ếch, muỗi 
    • C.Cá sấu, cá heo 
    • D.Hà mã

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?