Đề ôn tập hè môn Sinh học 7 năm 2021 Trường THCS Ngô Mây

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 40962

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
    Sán lá gan dùng (1)…………chắc vào nội tạng vật chủ, (2)………………có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột. phân nhiều nhánh nhỏ để, (3) cấu tạo thành cơ thể gồm (3) …………tế bào, đều có các tế bào gai để tự vệ và tấn công.

    • A.(1) hầu; (2) giác bám
    • B.(1) hầu; (2) nhánh ruột
    • C.(1) giác bám; (2) cơ lưng bụng
    • D.(1) giác bám; (2) hầu
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 40964

    Hãy chọn số phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:
    (1) Nhờ cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp
    (2) Sán lá gan dùng 3 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ
    (3) Giác bám có cơ khỏe giúp hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh
    (4) Hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
    (5) Sán lá gan chưa có hậu môn

    • A.Tất cả đều đúng
    • B.Có 2 phát biểu đúng
    • C.Có 3 phát biểu đúng
    • D.Có 4 phát biểu đúng
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 40965

    Sán lá gan có bao nhiêu nhánh ruột để tiêu hóa và dẫn chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 40967

    Ở sán lá gan, hai nhánh ruột của sán có chức năng là gì?

    • A.Chỉ tiêu hóa thức ăn
    • B.Chỉ dẫn chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
    • C.Để tiêu hóa và dẫn chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
    • D.Để đưa chất thải xuống hậu môn ra ngoài
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 40969

    Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm nào dưới đây?

    • A.Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
    • B.Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
    • C.Sán trưởng thành kết bào xác vào mùa đông.
    • D.Ấu trùng sán có khả năng hoá sán trưởng thành cao.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 40971

    Hình dạng của sán lông là

    • A.hình trụ tròn
    • B.hình sợi dài.
    • C.hình lá.
    • D.hình trụ
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 40973

    Không ăn thịt tái, tiết canh, gói cá, nem chua để phòng tránh mắc bệnh

    • A.Sốt rét
    • B.Ung thư
    • C.Tiêu chảy
    • D.Giun giản
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 40975

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
    Ruột (1)……………… và kết thúc tại hậu môn của giun đũa (2)……………. . so với (3)………………. . của giun dẹp (chưa có hậu môn) vì con đường dẫn truyền thức ăn ngắn hơn và giun đũa vừa tiêu hóa vừa hấp thụ chất dinh dưỡng → hiệu quả tiêu hóa nhanh và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

    • A.(1) ruột phân nhánh; (2) thẳng; (3) tiến hóa hơn
    • B.(1) thẳng; (2) ruột phân nhánh; (3) tiến hóa hơn
    • C.(1) thẳng; (2) ruột phân nhánh; (3) không tiến hóa
    • D.(1) ruột phân nhánh; (2) thẳng; (3) không tiến hóa
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 40977

    Kén sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua con đường nào?

    • A.Qua da
    • B.Qua hệ tiêu hóa
    • C.Qua đường hô hấp
    • D.Cả A và B đều đúng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 40979

    Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người?

    • A.Sán bã trầu
    • B.Sán lá gan
    • C.Sán dây
    • D.Sán lá máu
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 40981

    Vì sao lấy đặc điểm ” dẹp” đặt tên cho ngành Giun dẹp?

    • A.Vì ngành này bao gồm các loài động vật có đối xứng hai bên.
    • B.Vì ngành này bao gồm các loài động vật có cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng.
    • C.Vì ngành này bao gồm động vật có cơ thể hình lá dài.
    • D.Vì ngành này bao gồm các loài động vật sống kí sinh.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 40983

    Tại sao người bị nhiễm sán dây?

    • A.Do ăn thịt bò, thịt lợn... bị bệnh gạo chưa được nấu chín kĩ.
    • B.Do ăn thức ăn bị ôi thiu.
    • C.Do ăn thức ăn bị kiến, gián, ruồi nhặng đậu vào.
    • D.Do đi chân đất.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 40985

    Vị trí nào sau đây thường là nơi kí sinh của giun đũa?

    • A.Dạ dày người lớn.
    • B.Ruột non trẻ em.
    • C.Ruột già người trưởng thành.
    • D.Túi mật trẻ em.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 40987

    Một học sinh được yêu cầu trình bày cơ quan sinh dục của giun đũa, bạn đã trả lời như sau:
    1. Giun đũa phân tính
    2. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống phân nhánh
    3. Con cái 2 ống, con đực 1 ống và ngắn hơn chiều dài cơ thể
    4. Giun đũa thụ tinh trong
    5. Con cái đẻ số lượng trứng rất lớn (khoảng 200000 trứng một ngày)
    Em có nhận xét gì về câu trả lời của bạn?

    • A.Bạn trả lời đúng
    • B.Bạn trả lời 1 ý
    • C.Bạn trả lời 2 ý
    • D.Bạn trả lời 3 ý
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 40989

    Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

    • A.giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
    • B.giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
    • C.giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
    • D.giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 40990

    Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng bao nhiêu?

    • A.2000 trứng.
    • B.20000 trứng.
    • C.200000 trứng.
    • D.2000000 trứng.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 40992

    Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?

    • A.Đường tiêu hoá.
    • B.Đường hô hấp.
    • C.Đường bài tiết nước tiểu.
    • D.Đường sinh dục.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 40994

    Ấu trùng giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua:

    • A.Qua đường da, niêm mạc
    • B.Qua thức ăn bị nhiễm ấu trùng
    • C.Lây truyền trực tiếp từ người sang người
    • D.Cả A và B
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 40996

    Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
    1. Cơ thể giun đất đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chín thức
    2. Nhờ sự chun giãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được
    3. Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua phổi
    4. Có hệ tuần hoàn hở và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
    5. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi
    6. Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun non

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 40998

    Ở Việt Nam, vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao thường là:

    • A.Nông trường mía, cao su.
    • B.Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu, ao cá.
    • C.Cư dân sống vùng sông nước.
    • D.Các thành phố, đô thị.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 41000

    Yếu tố thuận lợi cho sự tăng tỉ lệ nhiễm giun móc:

    • A.Không có công trình vệ sinh hiện đại.
    • B.Thói quen đi chân đất của người dân.
    • C.Vùng đất sét cứng.
    • D.Thói quen ăn uống.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 41002

    Điều kiện thuận lợi để ấu trùng giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh:

    • A.Môi trường nước như ao hồ.
    • B.Đất xốp, cát, nhiệt độ cao, ẩm.
    • C.Môi trường nước, nhiệt độ từ 250C đến 300C.
    • D.Bóng râm mát.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 41004

    Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

    • A.Đỉa, giun đất.
    • B.Giun kim, giun đũa.
    • C.Giun đỏ, vắt.
    • D.Lươn, sá sùng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 41006

    Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?

    • A.Giun móc câu
    • B.Giun chỉ
    • C.Giun đũa
    • D.Giun kim.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 41008

    Sự trao đổi khí của giun đất được thực hiên qua bộ phận nào?

    • A.Đai sinh dục
    • B.Lỗ sinh dục
    • C.Miệng
    • D.Da
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 41010

    Khi kéo giun đất trên một tờ giấy, sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo. Theo em, bộ phận nào đã tạo ra âm thanh này?

    • A.Đai sinh dục
    • B.Thành cơ thể
    • C.Vòng tơ
    • D.Miệng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 41011

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
    Cấu tạo ngoài ở phần đầu cơ thể giun đất gồm: (1)……………… ở xung quanh mỗi đốt, lỗ sinh dục cái ở (2)……………. . đai sinh dục. Lỗ sinh dục đực ở (3)…………… lỗ sinh dục cái.

    • A.(1) Vòng tơ; (2) mặt lưng; (3) ở dưới
    • B.(1) Giác bám; (2) mặt bụng; (3) ở trên
    • C.(1) Vòng tơ; (2) mặt bụng; (3) ở dưới
    • D.(1) Vòng tơ; (2) mặt bụng; (3) ở trên
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 41012

    Nhờ đâu mà giun đất di chuyển một cách dễ dàng?

    • A.Nhờ sự chun giãn của cơ thể
    • B.Nhờ cơ thể giun đất đối xứng hai bên
    • C.Nhờ các vòng tơ
    • D.Cả A và C
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 41013

    Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?

    • A.Mạch vòng giữa thân.
    • B.Mạch vòng vùng hầu.
    • C.Mạch lưng.
    • D.Mạch bụng
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 41015

    Quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra ở cơ quan nào của ống tiêu hoá của giun đất?

    • A.Ruột tịt.
    • B.Dạ dày cơ.
    • C.Diều
    • D.Hầu.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 41018

    Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua

    • A.thành ruột tịt.
    • B.thành ruột.
    • C.thành dạ dày cơ.
    • D.thành thực quản.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 41020

    Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm

    • A.hai hạch não và hai hạch dưới hầu.
    • B.hạch não và chuỗi thần kinh bụng.
    • C.hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng.
    • D.vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 41022

    Hô hấp ở tôm khác châu chấu như thế nào?

    • A.Châu chấu hấp bằng ống khí
    • B.Tôm hô hấp bằng mang
    • C.Châu chấu hô hấp trên cạn
    • D.Tôm hô hấp dưới nước
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 41024

    Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu bằng chất:

    • A.Đá vôi
    • B.Ki tin
    • C.Can xi 
    • D.Chất xương 
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 41026

    Phần phụ nào của tôm có chức năng giữ và xử lí mồi mồi?

    • A.Các chân bụng
    • B.2 đôi râu
    • C.Các chân hàm
    • D.Cả A và C
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 41028

    Phần phụ nào của tôm có chức năng định hướng phát hiện mồi?

    • A.Mắt kép
    • B.2 đôi râu
    • C.Các chân hàm
    • D.Cả A và B
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 41030

    Phần phụ nào của tôm có chức năng lái và giúp tôm bơi giật lùi?

    • A.Chân bụng
    • B.Chân bò
    • C.Chân hàm
    • D.Tấm lái
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 41032

    Phần phụ nào của tôm có chức năng bắt mồi và bò?

    • A.Càng
    • B.Chân bò
    • C.Chân hàm
    • D.Cả A và B
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 41034

    Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
    Khi đẻ, tôm cái dùng các (1)…………………. ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác (2)……………. . cho tôm trưởng thành

    • A.(1) đôi chân ngực; (2) nhiều lần
    • B.(1) đôi chân ngực; (2) 2 lần
    • C.(1) đôi chân bụng; (2) nhiều lần
    • D.(1) đôi chân bụng; (2) 3 lần
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 41036

    Tuyến gan của tôm có chức năng tiết ra enzim giúp tiêu hóa thức ăn. Theo em, tuyến gan có màu gì?

    • A.Hồng thẫm
    • B. Vàng nhạt
    • C. Màu xanh
    • D.Màu đen

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?