Bài kiểm tra
Đề ôn tập hè môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
1/40
50 : 00
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
- A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật
- B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa
- C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau
- D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?
1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.
2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
4. Có 4 loại đơn phân.
Phương án đúng:
Câu 3: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
Câu 4: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?
Câu 5: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?
1. Mất đoạn
2. Lặp đoạn NST
3. Đột biến gen
4. Đảo đoạn ngoài tâm động
5. Chuyển đoạn không tương hỗ
6. Đột biến lệch bội
Câu 6: Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội?
Câu 7: Khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng, xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở đời F1 là gì?
Câu 8: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu hình khác nhau trong quần thể?
Câu 9: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt với nhau được F1 đều có quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 355 bí quả tròn, 238 bí quả dẹt, 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của quy luật di truyền
Câu 10: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là bao nhiêu?
Câu 11: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
- A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng.
- B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng
- C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng.
- D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
Câu 12: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng nào?
Câu 13: Định luật Hacdi - Vanbec phản ánh điều gì?
Câu 14: Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là gì?
Câu 15: Hóa chất sử dụng để gây đột biến đa bội là gì?
Câu 16: Thể truyền không có đặc điểm nào?
Câu 17: Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:
1. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử
2. Chủ yếu do đột biến gen
3. Do vi sinh vật gây nên
4. Có thể được di truyền qua các thế hệ
5. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng
6. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc
7. Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh
Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:
Câu 18: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành
Câu 19: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?
Câu 20: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
Câu 21: Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về tiến hóa nhỏ?
(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
(2) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu.
(3) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
Câu 22: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là gì?
Câu 23: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì sao?
- A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau.
- B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
- C. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc.
- D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.
Câu 24: Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau:
(1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos.
(2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông.
(3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi.
(4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ.
Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là:
Câu 25: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài nào?
Câu 26: Trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định?
Câu 27: Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHÔNG có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây?
Câu 28: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là:
- A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
- B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh
- C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
- D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Câu 29: Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của cơ quan thoái hóa?
Câu 30: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là gì?
Câu 31: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là gì?
- A. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
- B. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong các hoạt động sống.
- C. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài ăn lẫn nhau trong các hoạt động sống.
- D. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 32: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào không đúng?
- A. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
- B. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
- C. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
- D. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.
Câu 33: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.
- A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2
- B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2
- C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
- D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2
Câu 34: Trong số các hoạt động sau đây của sinh vật, có bao nhiêu hoạt động theo chu kì mùa?
1. Khi thủy triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi thủy triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn.
2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng.
3. Chim và thú thay lông trước khi mùa đông tới.
4. Hoa Anh đào nở vào mùa xuân.
5. Gà đi ăn từ sáng đến tối quay về chuồng.
6. Cây họ đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối
7. Chim di cư từ Bắc đến Nam vào mùa đông.
Câu 35: Đặc trưng nào của quần xã sinh vật?
Câu 36: Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào chiếm vị trí của loài ưu thế?
Câu 37: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sai?
- A. Thực vật, một số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
- B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
- C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
- D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
Câu 38: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn?
(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật
(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.
(3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.
(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.
Câu 39: Chu trình cacbon trong sinh quyển là gì?
Câu 40: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao