Đề ôn tập hè môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 95700

    Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ đâu?

    • A.Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
    • B.Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu.
    • C.Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
    • D.Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 95701

    Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào dưới đây?

    • A.hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
    • B.tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
    • C.máu và dịch mô.
    • D.tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 95702

    Một ứng động diễn ra ở cây là do tác nhân nào?

    • A.Tác nhân kích thích một phía
    • B.Tác nhân kích thích không định hướng
    • C.Tác nhân kích thích định hướng
    • D.Tác nhân kích thích của môi trường.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 95703

    Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa những cá thể nào?

    • A.những cá thể cùng loài
    • B.những cá thể khác loài
    • C.những cá thể cùng lứa trong loài
    • D.con với bố mẹ
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 95704

    Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng gì?

    • A.chỉ có tác dụng ức chế sinh trưởng của cây.
    • B.chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
    • C.có tác dụng điều tiết sinh trưởng của cây.
    • D.chỉ có tác dụng kháng bệnh cho cây.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 95705

    Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản là gì?

    • A.sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
    • B.sinh sản phân đôi và nảy chồi.
    • C.sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
    • D.sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 95706

    Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở nào?

    • A.phân bào giảm nhiễm
    • B.phân bào nguyên nhiễm 
    • C.phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm
    • D.phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 95707

    Bản chất của thụ tinh là gì?

    • A.Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành cá thể mới
    • B.Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và thể cực của con cái để tạo thành cá thể mới
    • C.Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh tinh của con đực và tế bào sinh trứng của con cái để tạo thành cá thể mới
    • D.Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành thể cực.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 95708

    Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và thành phần nào?

    • A.tế bào nội bì
    • B.tế bào lông hút
    • C.mạch ống
    • D.tế bào biểu bì
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 95709

    Quá trình thoát hơi nước qua lá giúp tạo động lực như thế nào?

    • A.Động lực đầu trên của dòng mạch rây.
    • B.Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.
    • C.Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
    • D.Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 95710

    Điều nào sau đây không đúng khi nói về hậu quả của việc nạo phá thai?

    • A.Gây mất nhiều máu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục
    • B.Là một trong những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
    • C.Có thể gây tử vong
    • D.Có thể gây vô sinh
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 95711

    Nhau thai sản sinh ra hoocmôn gì trong ba tháng đầu thai kì?

    • A.Progesteron
    • B.FSH
    • C.HCG
    • D.LG
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 95712

    Thế nào là thụ tinh ngoài?

    • A.Là hình thức các tinh trùng gặp nhau ở môi trường nước
    • B.Động vật đẻ trứng và xuất tinh trùng vào môi trường nước và các giao tử gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên.
    • C.Hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ
    • D.Hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 95713

    Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?

    • A.Trinh sinh. 
    • B.Phân mảnh.
    • C.Nảy chồi.
    • D.Phân đôi.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 95714

    Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận nào?

    • A.nhị, cánh hoa, đài hoa.
    • B.bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
    • C.cánh hoa và đài hoa.
    • D.bầu nhuỵ và cánh hoa.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 95715

    Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình gì?

    • A.giảm phân và thụ tinh.
    • B.Nguyên phân và thụ tinh.
    • C.thụ tinh.
    • D.nguyên phân.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 95716

    Những con thỏ cái quả gầy đôi khi không có khả năng sinh sản. Điều giải thích hợp lý nhất là:

    • A.Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa
    • B.Thiếu dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển không đầy đủ, khả năng sinh sản kém
    • C.Rối loạn tiết hormone sinh dục
    • D.Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 95717

    Ở động vật có xương sống, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ

    • A.tuyến cận giáp
    • B.tuyến giáp
    • C.buồng trứng hoặc tinh trùng
    • D.tuyến yên
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 95718

    Sinh trưởng và phát triển của thằn lằn

    • A.Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi thằn lằn trưởng thành và sinh sản được
    • B.Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết
    • C.Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc thằn lằn trưởng thành
    • D.Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 95719

    Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?

    • A.Hạt
    • B.Củ
    • C.Rễ
    • D.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 95720

    Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg vì?

    • A.Đó là cỡ lớn nhất của chúng
    • B.Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm
    • C.Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh
    • D.Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 95721

    Xuân hóa là mối phụ thuộc của cây ra hoa vào

    • A.độ dài ngày
    • B.nhiệt độ
    • C.tuổi cây
    • D.quang chu kì
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 95722

    Tác dụng nào dưới đây không phải vai trò sinh lý của auxin?

    • A.Kích thích giãn dài tế bào
    • B.Kích thích sự ra hoa
    • C.Kích thích ra rễ ở cành giâm
    • D.Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 95723

    Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

    • A.Ở thân
    • B.Ở chồi nách
    • C.Ở đỉnh rễ
    • D.Ở chồi đỉnh
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 95724

    Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:

    • A.kiếm ăn.
    • B.sinh sản.
    • C.di cư.
    • D.bảo vệ lãnh thổ.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 95725

    Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm: 

    1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi. 

    2. Mang tính bản năng. 

    3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống. 

    4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).

    • A.4
    • B.1,2
    • C.3
    • D.3,4
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 95726

    Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là:

    • A.axêtincôlin và đôpamin
    • B.axêtincôlin và serôtônin
    • C.serôtônin và norađrênalin
    • D.axêtincôlin và norađrênalin
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 95727

    Trình tự đúng của sự xuất hiện điện động trên nơron là:

    • A.đảo cực, khử cực, tái phân cực.
    • B.khử cực, đảo cực, tái phân cực.
    • C.phân cực, khử cực, đảo cực.
    • D.đảo cực, tái phân cực, khử cực.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 95729

    Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion

    • A.Đồng đều giữa hai bên màng
    • B.Không đều và không thay đổi giữa hai bên màng
    • C.Không đều, sự di chuyển thụ động của các ion qua màng
    • D.Không đều, sự si chuyển thụ động và hoạt động chủ động của bơm Na-K
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 95731

    Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có:

    • A.Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
    • B.Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
    • C.Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não
    • D.Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 95733

    Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

    • A.Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh
    • B.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
    • C.Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
    • D.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 95735

    Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:

    • A.Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.
    • B.Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
    • C.Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
    • D.Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 95737

    Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

    • A.Kích tố sinh trưởng xitôkinin
    • B.Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.
    • C.Kích tố sinh trưởng auxin
    • D.Kích tố sinh trưởng gibêrelin
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 95739

    Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là:

    • A.bộ phận tiếp nhận kích thích
    • B.bộ phận điều khiển
    • C.hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết.
    • D.các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 95741

    Nhịp tim trung bình khoảng bao nhiêu?

    • A.50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
    • B.40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
    • C.60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
    • D.60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 95743

    Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?

    • A.Vì không có mao mạch
    • B.Vì có mao mạch
    • C.Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn
    • D.Vì tốc độ máu chảy nhanh.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 95745

    Bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm gì?

    • A.Diện tích bề mặt lớn.
    • B.Mỏng và luốn ẩm ướt.
    • C.Có nhiều mao mạch và có sự lưu thống khí.
    • D.Cả ba ý trên
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 95747

    Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

    • A.Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà
    • B.Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch
    • C.Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn
    • D.Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 95749

    Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật:

    • A.Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn.
    • B.Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật.
    • C.Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 95751

    Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì:

    • A.Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn
    • B.Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
    • C.Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
    • D.Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?