Đề ôn tập hè môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Gia Định

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 13295

    Tổ chức sống nào có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

    • A.Quần thể
    • B.Quần xã
    • C.Cơ thể
    • D.Hệ sinh thái
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 13298

    Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là ai?

    • A.Linnê
    • B.Lơvenhuc
    • C.Hacken
    • D.Uytakơ
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 13299

    Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là gì?

    • A.Cacbon
    • B.Hydro
    • C.Oxy
    • D.Nitơ
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 13301

    Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là gì?

    • A.Cacbon và hiđrô
    • B.Hiđrô và ôxi
    • C.Ôxi và cacbon
    • D.Cacbon, hiđrô và ôxi
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 13303

    Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là gì?

    • A.Mônôsaccarit
    • B.Axit amin
    • C.Photpholipit
    • D.Stêrôit
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 13305

    ADN là thuật ngữ viết tắt của hợp chất nào?

    • A.Axit nucleic
    • B.Axit nucleotit
    • C.Axit đêoxiribonucleic
    • D.Axit ribonucleic
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 13307

    Cho các đặc điểm sau: 

    (1) Chưa có nhân hoàn chỉnh 

    (2) Không có nhiều loại bào quan 

    (3) Tế bào chất không có hệ thống nội màng 

    (4) Thành tế bào được cấu tạo bởi glicogen 

    (5) Kích thước lớn, dao động từ 1 - 5μm. 

    Có bao nhiêu đặc điểm nói lên cấu trúc của tế bào nhân sơ?

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 13309

    Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa các loại bào quan nào?

    • A.Các bào quan không có màng bao bọc
    • B.Chỉ chứa ribôxôm và nhân tế bào
    • C.Chứa bào tương và nhân tế bào
    • D.Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 13311

    Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì sao?

    • A.Nhân chưa đựng tất cả các bào quan của tế bào
    • B.Nhân chưa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
    • C.Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
    • D.Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 13314

    Các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc tổng hợp chất nào?

    • A.Lipit.
    • B.Pôlisaccarit.
    • C.Prôtêin.
    • D.Glucôzơ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 13316

    Nêu khái niệm vận chuyển thụ động?

    • A.Cần tiêu tốn năng lượng.
    • B.Không cần tiêu tốn năng lượng.
    • C.Cần có các kênh protein.
    • D.Cần các bơm đặc biệt trên màng.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 13319

    Dạng năng lượng nào dưới đây là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào?

    • A.Điện năng.
    • B.Quang năng.
    • C.Hóa năng.
    • D.Cơ năng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 13322

    Hoạt động nào dưới đây là của enzim?

    • A.Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
    • B.Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được
    • C.Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế
    • D.Cả 3 hoạt động trên
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 13325

    Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong bao quan nào?

    • A.Lizôxôm.
    • B.Ti thể.
    • C.Lạp thể.
    • D.Lưới nội chất.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 13328

    Chất khí nào dưới đây được thải ra trong quá trình quang hợp?

    • A.CO2.
    • B.O2.
    • C.H2.
    • D.N2.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 13331

    Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào có tên gọi là gì?

    • A.Chu kì tế bào
    • B.Phân chia tế bào
    • C.Phân cắt tế bào
    • D.Phân đôi tế bào 
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 13334

    Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào?

    • A.Tế bào sinh dục chín
    • B.Giao tử
    • C.Tế bào sinh dưỡng
    • D.Tế bào xôma
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 13338

    Loài nào KHÔNG PHẢI vi sinh vật?

    • A.Vi khuẩn lam
    • B.Tảo đơn bào
    • C.Nấm rơm
    • D.Trùng biến hình
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 13342

    Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là gì?

    • A.Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu từ nguồn vô cơ.
    • B.Sử dụng nguồn năng lượng từ các chất hóa học.
    • C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ khác.
    • D.Sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 13346

    Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là bao nhiêu?

    • A.19
    • B.23
    • C.21
    • D.18 
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 13350

    Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.

    • A.4,5 giờ
    • B.1,5 giờ
    • C.2 giờ
    • D.3 giờ
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 13353

    Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật nào?

    • A.Hiếu khí bắt buộc
    • B.Kị khí bắt buộc
    • C.Kị khí không bắt buộc
    • D.Vi hiếu khí
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 13356

    Thành phần cơ bản cấu tạo nên virut gồm bao nhiêu thành phần?

    • A.Vỏ prôtêin và lõi Axit nucleic
    • B.Lõi axit nucleic và capsome
    • C.Capsome và capsit
    • D.Nucleôcapsit và prôtêin
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 13359

    Giai đoạn nào xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào vật chủ?

    • A.Giai đoạn xâm nhập
    • B.Giai đoạn sinh tổng hợp
    • C.Giai đoạn phóng thích
    • D.Giai đoạn hấp phụ
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 13361

    Virut xâm nhập từ bên ngoài vào trong tế bào thực vật bằng con cách nào dưới đây?

    • A.Sử dụng gai glicoprotein để phá vỡ thành xenlulozo để tiến hành xâm nhập tế bào thực vật.
    • B.Qua các vết chích của côn trùng hay các vết xước trên cây đã làm rách thành xenlulozo.
    • C.Xâm nhập bằng cách liên kết giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào thực vật.
    • D.Sử dụng dịch đặc biệt để phá vỡ thành xenlulozo và tiến hành xâm nhập.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 13364

    Nguyên tố hoá học nào có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ?

    • A.C
    • B.O
    • C.N
    • D.P
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 13367

    Cacbohidrat gồm các loại nào sau đây?

    • A.Đường đơn, đường đôi
    • B.Đường đôi, đường đa
    • C.Đường đơn, đường đa
    • D.Đường đôi, đường đơn, đường đa
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 13371

    Hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin. Hợp chất hữu cơ này có tên gọi là gì?

    • A.Lipit
    • B.Axit nuclêôtit
    • C.Cacbohiđrat
    • D.Prôtêin
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 13374

    Đơn phân của ADN là gì?

    • A.Nuclêôtit
    • B.Axit amin
    • C.Bazơ nitơ
    • D.Axit béo
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 13377

    Cho các ý sau? 

    (1) Kích thước nhỏ 

    (2) các bào quan có màng bao bọc 

    (3) Không có hệ thống nội màng 

    (4) Thành tế bào bằng pepridoglican 

    (5) Nhân có màng bao bọc 

    (6) Tế bào chất có chứa plasmit 

    Trong các ý trên những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?  

    • A.(2), (3), (4), (5), (6)
    • B.(1), (3), (4), (6)
    • C.(1), (2), (3), (4), (6)
    • D.(1), (2), (3), (4), (5)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 13380

    Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi thành phần nào?

    • A.Các phân tử prôtêin và axitnucleic
    • B.Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic
    • C.Các phân tử prôtêin và phôtpholipit
    • D.Các phân tử prôtêin 
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 13382

    Đặc điểm nào dưới đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

    • A.Có cấu trúc màng kép
    • B.Có nhân con
    • C.Chưa vật chất di truyền
    • D.Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 13385

    Trong tế bào, protein được tổng hợp ở bào quan nào?

    • A.Nhân tế bào.
    • B.Ribôxôm.
    • C.Bộ máy gôngi.
    • D.Ti thể. 
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 13388

    Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất có nồng độ như thế nào?

    • A.Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
    • B.Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
    • C.Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
    • D.Có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 13391

    “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào dưới đây?

    • A.NADPH
    • B.ATP
    • C.ADP
    • D.FADH2
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 13394

    Thành phần nào không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim?

    • A.Axit nuclêic
    • B.Prôtêin
    • C.Cacbohiđrat
    • D.Lipit
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 13397

    Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại đâu trong tế bào?

    • A.Tế bào chất
    • B.Ti thể
    • C.Trong các bào quan
    • D.Màng sinh chất
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 13398

    Quang hợp được chia thành bao nhiêu pha?

    • A.Pha sáng và pha tối.
    • B.Pha ban ngày và pha ban đêm.
    • C.Hoạt hóa và tổng  hợp.
    • D.Tổng hợp và kéo dài.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 13401

    Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào không đúng?

    • A.Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
    • B.Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
    • C.Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
    • D.Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 13404

    Phát biểu nào đúng về chu kỳ tế bào?

    • A.Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
    • B.Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào
    • C.Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST
    • D.Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?