Đề ôn tập hè môn GDCD 8 năm 2021 Trường THCS Tô Hiến Thành

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 58535

    Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ?

    • A.Khiêm tốn.
    • B.Lẽ phải.
    • C.Công bằng.
    • D.Trung thực.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 58536

    Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?

    • A.Tôn trọng lẽ phải.
    • B.Tiết kiệm.
    • C.Lẽ phải.
    • D.Khiêm tốn.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 58537

    Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?

    • A.Ủng hộ người nghèo.
    • B.Trồng cây để bẻo vệ môi trường.
    • C.Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 58538

    Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

    • A.Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
    • B. Dung túng cho kẻ giết người.
    • C.Đánh chửi cha mẹ.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 58539

    Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

    • A.Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
    • B.Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
    • C.Đèo em bé đó đến gặp công an.
    • D.Đạp thật nhanh về nhà.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 58540

    Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

    • A.Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
    • B.Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
    • C.Cùng với A đánh B cho vui.
    • D.Chạy đi chỗ khác chơi.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 58541

    Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

    • A.Không tôn trọng lẽ phải.
    • B.Tôn trọng lẽ phải.
    • C.Sống thực dụng.
    • D.Sống vô cảm.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 58542

    Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

    • A.Không tôn trọng lẽ phải.
    • B.Không trung thực.
    • C.Không chín chắn.
    • D.Không có ý thức.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 58543

    Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đến điều gì ?

    • A.Đức tính khiêm tốn.
    • B.Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
    • C.Đức tính cần cù.
    • D.Đức tính trung thực.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 58544

    Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

    • A.Liêm khiết.
    • B.Công bằng.
    • C.Lẽ phải.
    • D.Khiêm tốn.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 58545

    Biểu hiện của không liêm khiết là?

    • A.Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
    • B.Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
    • C.Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 58546

    Biểu hiện của liêm khiết là?

    • A.Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
    • B.Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
    • C.Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 58547

    Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

    • A.Cô V là người trung thực.
    • B.Cô V là người thẳng thắn.
    • C.Cô V là người sống trong sạch.
    • D.Cô V là người ham tiền của.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 58548

    Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

    • A.Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
    • B.Lòng trung thành đối với thầy giáo.
    • C.Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
    • D.Lòng vị tha đối với thầy giáo.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 58549

    Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?

    • A.Liêm khiết.
    • B.Công bằng.
    • C.Lẽ phải.
    • D.Tôn trọng người khác.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 58550

    Biểu hiện tôn trọng người khác là?

    • A.Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
    • B.Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
    • C.Giúp đỡ người khuyết tật.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 58551

    A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình này em sẽ?

    • A.Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
    • B.Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
    • C.Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
    • D.Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 58552

    Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

    • A.Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
    • B.Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
    • C.Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 58553

    Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ?

    • A.Sống không trong sạch, giả dối.
    • B.Sống tiết kiệm.
    • C.Sống thực dụng.
    • D.Sống vô cảm.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 58554

    Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

    • A.Liêm khiết.
    • B.Trung thực.
    • C.Tiết kiệm.
    • D.Cần cù.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 58555

    Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

    • A.Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
    • B.Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
    • C.Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 58556

    Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

    • A.Vu khống cho người khác.
    • B.Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.
    • C.Cười nói to trong đám ma.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 58557

    Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

    • A.Coi thường người khác.
    • B.Tôn trọng người khác.
    • C.Không tôn trọng người khác.
    • D.Xỉ nhục người khác.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 58558

    Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?

    • A.P là người tiết kiệm.
    • B.P là người vô cảm.
    • C.P là người giả tạo.
    • D.P là người liêm khiết, tốt bụng.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 58559

    Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

    • A.Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
    • B.Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
    • C.Đứng xem hai bà cãi nhau.
    • D.Giúp bác D cãi nhau với bà G.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 58560

    Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?

    • A.Thể hiện lối sống có văn hóa.
    • B.Thể hiện lối sống tiết kiệm.
    • C.Thể hiện lối sống thực dụng.
    • D.Thể hiện lối sống vô cảm.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 58561

    Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

    • A.Cử chỉ, hành động, lời nói.
    • B.Cử chỉ và lời nói.
    • C.Cử chỉ và hành động.
    • D.Lời nói và hành động.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 58562

    Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

    • A.Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
    • B.Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
    • C.Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
    • D.Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 58563

    Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

    • A.Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
    • B.Mặc kệ vì không phải nhà mình.
    • C.Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
    • D.Hô thật to là có trộm
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 58564

    Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

    • A.Mặc kệ.
    • B.Sang đánh nhà hàng xóm.
    • C.Sang chửi nhà hàng xóm.
    • D.Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 58565

    Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

    • A.Lòng chung thủy.
    • B.Lòng trung thành.
    • C.Giữ chữ tín.
    • D.Lòng vị tha.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 58566

    Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

    • A.Liêm khiết.
    • B.Công bằng.
    • C.Lẽ phải.
    • D.Giữ chữ tín.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 58567

    Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?

    • A.Quyền tự do ngôn luận.
    • B.Quyền khiếu nại.
    • C.Quyền tố cáo.
    • D.Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 58568

    Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là?

    • A.Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.
    • B.Góp phần xây dựng nhà nước.
    • C.Góp phần quản lí nhà nước.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 58569

    Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ?

    • A.Cơ quan điều tra.
    • B.Viện Kiểm sát.
    • C.Tòa án nhân dân.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 58570

    Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?

    • A.Hiến pháp.
    • B.Quốc hội.
    • C.Luật.
    • D.Cả A,B,C.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 58571

    Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?

    • A.1945.
    • B.1946.
    • C.1947.
    • D.1948.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 58572

    Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?

    • A.Chương I.
    • B.Chương II.
    • C.Chương III.
    • D.Chương IV.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 58573

    Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

    • A.Quốc hội.
    • B.Chủ tịch nước.
    • C.Tổng Bí thư.
    • D.Chính phủ.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 58574

    Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

    • A.Từ đủ 13 tuổi.
    • B.Từ đủ 14 tuổi.
    • C.Từ đủ 15 tuổi.
    • D.Từ đủ 16 tuổi.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?