Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 45066
Trong cuộc sống quanh ta, ...được biểu hiện ở nhiều khía cạnh... là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.
- A.Đạo đức
- B.Giản dị
- C.Lối sống đẹp, lối sống đó
- D.Tất cả các đáp án trên
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 45071
Biểu hiện không giản dị?
- A.Không xa hoa lãng phí, phô trương.
- B.Không cầu kì kiểu cách.
- C.Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo.
- D.Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 45076
Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
- A.Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường
- B.Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè.
- C.Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân.
- D.Tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 45078
Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?
- A.Đức tính thật thà.
- B.Đức tính khiêm tốn.
- C.Đức tính tiết kiệm.
- D.Đức tính trung thực.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 45081
Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
- A.Giản dị.
- B.Tiết kiệm.
- C.Trung thực.
- D.Khiêm tốn.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 45086
Biểu hiện của đức tính trung thực là?
- A.Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- B.Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
- C.Không nói dối.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 45090
Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là?
- A.Tự lập và tự trọng.
- B.Khiêm tốn và thật thà.
- C.Cần cù và tiết kiệm.
- D.Trung thực và thẳng thắn.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 45095
Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
- A.Giản dị.
- B.Tiết kiệm.
- C.Lòng tự trọng.
- D.Khiêm tốn.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 45097
Biểu hiện của lòng tự trọng là?
- A.Giữ đúng lời hứa.
- B.Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
- C.Không nói dối.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 45102
Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?
- A.Đọc sai điểm để được điểm cao.
- B.Không giữ đúng lời hứa.
- C.Bịa đặt, nói xấu người khác.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 45105
Đối lập với giản dị là?
- A.Xa hoa, lãng phí.
- B.Cần cù, siêng năng.
- C.Tiết kiệm.
- D.Thẳng thắn.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 45108
Biểu hiện của sống không giản dị là?
- A.Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
- B.Không chơi với bạn khác giới.
- C.Không giao tiếp với người dân tộc.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 45111
Biểu hiện của không trung thực là?
- A.Giả vờ ốm để không phải đi học.
- B.Nói dối mẹ để đi chơi game.
- C.Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 45114
Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?
- A.Đức tính thật thà.
- B.Đức tính khiêm tốn.
- C.Đức tính tiết kiệm.
- D.Đức tính trung thực.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 45117
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?
- A.Danh dự.
- B.Uy tín.
- C.Phẩm cách.
- D.Phẩm giá.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 45120
Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?
- A.Thật thà.
- B.Lòng tự trọng.
- C.Chăm chỉ.
- D.Khiêm tốn.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 45124
Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?
- A.Q là người vô duyên.
- B.Q là người vô cảm.
- C.Q là người không trung thực.
- D.Q là người không có lòng tự trọng.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 45128
Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?
- A.Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- B.Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy.
- C.Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
- D.Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 45132
Đối lập với trung thực là?
- A.Giả dối.
- B.Tiết kiệm.
- C.Chăm chỉ.
- D.Khiêm tốn.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 45165
Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
- A.Không nói leo trong giờ học.
- B.Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- C.Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 45167
Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A.Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.
- B.Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
- C.Đạp xe thật nhanh về nhà.
- D.Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 45171
Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A.Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- B.Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
- C.Nhận được sự quý trọng của mọi người.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 45176
Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A.Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.
- B.Mang tiền về cho bố mẹ.
- C.Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
- D.Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 45178
Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?
- A.Ủng hộ người nghèo.
- B.Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
- C.Tuyên truyền về an toàn giao thông.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 45180
Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?
- A.Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.
- B.Không hút thuốc lá tại cây xăng.
- C.Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 45183
Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?
- A.Quy chế và cách ứng xử.
- B.Nội quy và cách ứng xử.
- C.Quy định và chuẩn mực ứng xử.
- D.Quy tắc và cách ứng xử.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 45185
Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?
- A.V là người không có lòng tự trọng.
- B.V là người lười biếng.
- C.V là người dối trá.
- D.V là người vô cảm.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 45189
Sống giản dị là:
- A.Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
- B.Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
- C.Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
- D.Tất cả các đáp án trên
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 45191
Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A.Coi như không biết.
- B.Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
- C.Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
- D.Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 45195
Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
- A.Nội quy chung.
- B.Quy tắc chung.
- C.Quy chế chung.
- D.Quy định chung.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 45197
Tự trọng là:
- A.Biết cư xử đúng mực
- B.Lời nói văn hóa
- C.Gọn gàng sạch sẽ
- D.A, B, C đúng
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 45200
Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A.Giúp ta nâng cao phẩm giá.
- B.Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- C.Được mọi người tin yêu, kính trọng.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 45202
Trách nhiệm công dân với đất nước:
- A.Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
- B.Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
- C.Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.
- D.Tất cả các ý trên
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 45203
Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam:
- A.Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
- B.Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
- C.Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
- D.Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 45204
Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
- A.Tôn giáo.
- B.Tín ngưỡng.
- C.Mê tín dị đoan.
- D.Truyền giáo.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 45206
Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
- A.Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
- B.Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
- C.Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- D.Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 45209
Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?
- A.Mộc bản triều Nguyễn.
- B.Châu bản triều Nguyễn.
- C.Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
- D.Cả A,B,C.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 45211
Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?
- A.Bảo vật quốc gia
- B.Di sản văn hóa phi vật thể
- C.Di sản thiên nhiên
- D.Di tích lịch sử - văn hóa
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 45213
Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?
- A.Cơ quan xét xử.
- B.Cơ quan kiểm sát.
- C.Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra
- D.Cơ quan hành chính.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 45218
Người có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cấp xã là ?
- A.Trưởng công an xã.
- B.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
- C.Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
- D.Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã.